Thực trạng ý thức pháp luật của sinh viên các trường đại học, cao đẳng

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở thành phố Hải Phòng hiện nay (Trang 51)

ở Thành phố Hải Phòng hiện nay - Thực trạng và nguyên nhân

2.3.1. Thực trạng ý thức pháp luật của sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Thành phố Hải Phòng hiện nay cao đẳng ở Thành phố Hải Phòng hiện nay

Để hiểu một cách đầy đủ sâu sắc và cách tiếp cận để làm rõ thực trạng ý thức pháp luật của sinh viên ở Thành phố Hải Phòng. trước tiên chúng ta phải hiểu vấn đề lý luận chung nhất làm nền tảng cho việc đánh giá về thực trạng ý thức pháp luật của sinh viên trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay.

Khái niệm thực trạng trong Tiếng Việt được hiểu là tình trạng về sự vật, hiện tượng trong đời sống tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Để hiểu được thực trạng người ta thường dùng các thước đo khác nhau để đánh giá. Người ta có thể xác định được thực trạng của sự vật, hiện tượng ấy ở thời điểm bất kỳ trong quá khứ hoặc hiện tại. Việc lựa chọn thời điểm, phương pháp phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm đối tượng, mục đích tìm hiểu, khả năng, điều kiện của chủ thể.

Khác với điều kiện vật chất, ý thức pháp luật là một hiện tượng tinh thần xã hội, nó tồn tại trong tư duy của con người. Con người không thể dùng các giác quan, các khí cụ hoặc các phương tiện kỹ thuật để trực tiếp tác động vào các hiện tượng tinh thần, làm cho nó bộc lộ những đặc tính, đặc điểm như

48

cách làm đối với các hiện tượng vật chất. Khi tìm hiểu và đánh giá các hiện tượng tinh thần, ta thường phải nhận thức, xem xét các hình thức biểu hiện của nó để hiểu và đánh giá về bản chất, hiện tượng tinh thần đó. Hình thức biểu hiện của ý thức con người chính là các hoạt động của họ bởi vì bao giờ hoạt động của con người cũng là hoạt động có ý thức. Đánh giá thực trạng ý thức của sinh viên cũng có nghĩa là đánh giá tình hình hiểu biết pháp luật, quan điểm, tình cảm, thái độ của sinh viên về pháp luật và trước thực trạng pháp luật, tình hình thực hiện pháp luật.

Trong luận văn này, mục đích xác định thực trạng ý thức pháp luật của sinh viên nhằm tìm ra giải pháp, cách thức tốt nhất trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho các em. Và từ đó giúp họ có thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Một vấn đề khó khăn đặt ra là khi đánh giá về thực trạng ý thức pháp luật của sinh viên là sự khó khăn về tài liệu bởi lẽ theo thông báo của các cơ quan chức năng ở địa bàn Thành phố Hải Phòng, việc thống kê về thực trạng ý thức pháp luật của sinh viên hiện nay đang trong quá trình thực hiện, chưa có số liệu mang tính toàn diện, hệ thống. Với điều kiện như thế, trong phạm vi luận văn, tôi chỉ tiến hành nghiên cứu bằng những dữ liệu từ kết quả điều tra, khảo sát, thăm dò ý kiến của sinh viên mang tính đại diện và thực tế làm cơ sở cho việc đánh giá này.

* Về nhận thức pháp luật của sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Nhận thức pháp luật có thể hiểu đó là khả năng hiểu biết hay trình độ hiểu biết về các quy định của Hiến pháp cũng như các quy định cụ thể của pháp luật. Nhìn chung, sự hiểu biết pháp luật của sinh viên ở Hải Phòng hiện nay là tốt nhưng mức độ hiểu biết chưa cao. Qua việc phát phiếu điều tra và

49

phỏng vấn sinh viên ở một số trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hải Phòng, kết quả thu nhận được như sau:

Câu hỏi Số SV đã hỏi Số SV trả lời đúng Tỷ lệ (%) Số SV trả lời sai Tỷ lệ (%)

Theo em pháp luật có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?

2500 1780 71 720 29

Em cho biết quyền dân sự là gì? Bao gồm những quyền gì?

2500 1698 68 802 32

Theo em Bộ luật hình sự quy định về vấn đề gì?

2500 1882 75 618 25

Em cho biết tuổi nào phải chịu trách nhiệm xử lý hình sự?

2500 2216 89 284 11

Từ kết quả điều tra trên và thực tiễn của công tác nâng cao ý thức pháp luật ở các trường cao đẳng, đại học ở Hải Phòng cho thấy:

Mặt tích cực trong nhận thức pháp luật của các em đó là nhận thức pháp luật của các em đã được nâng lên, các em đã có hiểu biết nhất định về pháp luật, đa số các em đã hiểu được những vấn đề nền tảng cơ bản của pháp luật. Chẳng hạn, hiểu về pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự do nhà nước ban hành, bắt buộc mọi người phải thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. Các em cũng đẫ được trang bị và hiểu một số kiến thức cơ bản về pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của công dân...

Mặt hạn chế trong nhận thức về pháp luật của các em đó là: Mặc dù các em có những hiểu biết chung nhất về pháp luật như vậy nhưng khi đi vào những nội dung cụ thể của một số ngành luật như bộ luật hình sự, dân sự, luật hôn nhân gia đình, khiếu nại hay tố cáo quy định về cái gì, hay có những nội

50

dung cơ bản gì thì các em lại không nắm được. Qua đó có thể thây các em đã có những hiểu biết ban đầu, thô sơ về pháp luật nhưng một số những nội dung cơ bản, thông dụng trong một số ngành luật cụ thể thì các em hầu như không hiểu sâu, không đầy đủ còn hạn hẹp. Với những hiểu biết đó chưa đủ để giúp các em ứng dụng vào cuộc sống.

* Về thái độ đối với pháp luật

Qua tìm hiểu thực tế, thông qua thu thập tin tức từ các báo, đài, các công trình nghiên cứu và kết quả điều tra, chúng ta có thể thấy rằng đa số các em có thái độ tôn trọng pháp luật, 94 % các em được hỏi trả lời rằng pháp luật rất cần thiết cho đời sống, 92% các em được hỏi đều cho rằng thích học môn Pháp luật Đại cương, 89% các em được hỏi cho rằng cần phải đưa pháp luật vào nhà trường nhiều hơn nữa. Qua đó cho thấy, các em hiểu được tầm quan trọng của pháp luật, có tình cảm, thái độ tương đối tốt đối với pháp luật. Chính vì vậy đa số các em có ý thức chấp hành pháp luật những quy định của pháp luật.

* Mặt hạn chế, do công tác nâng cao ý thức pháp luật còn kém hiệu quả, cùng với sự tác động của đời sống kinh tế xã hội, sinh viên chịu nhiều sự tác động và chi phối của sự biến đổi đó và ý thức tự nâng cao về kiến thức pháp luật cho bản thân vẫn còn thấp, chủ yếu là hướng đến nghiên cứu, học tập những môn chuyên ngành. Khi điều tra về việc tự tiếp cận với các văn bản pháp luật quan trọng thì kết quả thu được rất đáng buồn:

- Hiến pháp năm 1992 chỉ có 5% em đã đọc - Bộ luật Hình sự chỉ có 6,8% em đã đọc

- Luật hôn nhân và gia đình chỉ có 6% em đã đọc

- Luật bảo vệ tài nguyên và môi trường chỉ có 6,8% em đã đọc

51

Thực tế này phản ánh các em chưa có thói quen tìm hiểu và chưa có thói quen sử dụng pháp luật, chưa củng cố mạnh niềm tin, thái độ,niềm tin đối với pháp luật. Thói quen sử dụng pháp luật chưa ổn định, chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật, chưa thấy được vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội nói chung, mặc dù các em đã có những hiểu biết nhất định nhưng cũng chưa có thói quen xử sự theo quy định của pháp luật.

Về tình hình chấp hành pháp luật của sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học ở Hải Phòng hiện nay.

Ý thức pháp luật của sinh viên được thể hiện một cách tập trung qua việc chấp hành hay thực hiện pháp luật của sinh viên. Việc thực hiện pháp luật là một biẻu hiện vô cùng quan trọng trong việc thể hiện ý thức pháp luật của sinh viên. Bởi vì việc hiểu biết pháp luật đến đâu hay tình cảm thái độ trước pháp luật như thế nào đi chăng nữa thì cơ bản vẫn là vấn đề các em có vận dụng được vào cuộc sống hay không, có biết biến những tình cảm, thái độ, sự hiểu biết về pháp luật của mình thành những hành vi hợp pháp hay không. Tuy nhiên, việc hiểu pháp luật và có thái độ tích cực với pháp luật chưa đủ mà thực tế trong cuộc sống rất nhiều tình huống pháp luật xảy ra cần sự vận dụng hiểu biết, thái độ một cách linh hoạt vào các điều kiện, tình huống cụ thể. Bản thân sinh viên là nhóm xã hội đã tham gia vào rất nhiều các hoạt động xã hội, các em đã có những tiếp xúc và những tri thức nhất định về pháp luật do vậy phần lớn các em đã có ý thức chấp hành, thực hiện pháp luật. Mặc dù vậy, với đặc trưng của lứa tuổi và nhiệm vụ chính của các em trong giai đoạn này là nghiên cứu, học tập nên những hoạt động xã hội chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp và những biểu hiện chấp hành hay không chấp hành pháp luật vẫn chưa bộc lộ một cách triệt toàn diện. Có thể thấy rằng đa số các em có ý thức chấp hành pháp luật tốt, có ý thức giữ gìn trật tự kỷ cương nơi cư trú, nơi học tập và rèn luyện.

52

Bên cạnh những mặt tích cực còn biểu hiện những mặt hạn chế trong khả năng chủ động nhận thức và vận dụng pháp luật trong hành vi của bản thân các em đã làm cho tình trạng vi phạm pháp luật vẫn liên tục xảy ra và có chiều hướng gia tăng.

Tóm lại: Qua việc tiến hành phát phiếu điều tra và khảo sát ở 6 trường cao đẳng đại học trên địa bàn Thành phố (tổng số 2.500 sinh viên được điều tra), cho thấy sự hiểu biết về pháp luật của các em đã đạt được ở những trình độ nhất định. Mặc dù các em được giáo dục về pháp luật trong các cấp học trước, được nâng cao ý thức pháp luật thông qua hoạt động của nhà trường hiện đang học tập và các tổ chức xã hội. Nhưng sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, chưa đủ sâu sắc và toàn diện để vận dụng vào cuộc sống một cách có hiệu quả, chưa biến thành thói quen chấp hành pháp luật, chưa đánh giá hết được tính chất nguy hiểm khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Các em cũng chưa có thói quen tìm hiểu pháp luật và xử sự theo pháp luật, một số coi thường pháp luật hoặc có những em chỉ tôn trọng pháp luật trong nhận thức còn khi vận dụng pháp luật thì không thể hiện điều đó. Điều này dẫn tới thực trạng trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nhiều sinh viên có ý thức pháp luật kém và xuất hiện ngày càng nhiều tội phạm là sinh viên.

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở thành phố Hải Phòng hiện nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)