Kết hợp nâng cao ý thức pháp luật với giáo dục tư tưởng, chính trị đạo

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở thành phố Hải Phòng hiện nay (Trang 66)

trị đạo đức, lối sống cho sinh viên

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là nhân tố điều chỉnh những quan hệ pháp luật. Pháp luật biểu hiện rất rõ tư tưởng chính trị của giai cấp nắm chính quyền và là công cụ duy trì, bảo vệ các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với ý thức đạo đức, ý thức chính trị, văn hóa, tôn giáo... Cho nên muốn nâng cao ý thức pháp luật cần phải đặt trong mối quan hệ với các hình thái ý thức xã hội khác nhất là mối quan hệ với ý thức chính trị, ý thức đạo đức. Pháp luật là sự thể chế hóa đường lối chính trị, là phương tiện để các đường lối chính trị được thực hiện nghiêm chỉnh trong xã hội. Do vậy, nâng cao ý thức pháp luật là giáo dục chính trị, đường lối, chủ trương quan điểm của Đảng và cũng qua việc giáo dục chính trị để nâng cao nhận thức, thái độ đối với các quy định của pháp luật, biến thành những hành vi ứng xử đúng đắn trong cuộc sống.

Pháp luật cũng là sự thể hiện của công bằng, lẽ phải - đây cũng chính là các giá trị của đạo đức.Các quy tắc đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội đã được ghi nhận thành các quy phạm pháp luật. Do đó, có thể nói pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.Dựa vào mối quan hệ này chúng ta có thể kết hợp giữa giáo dục đạo đức với nâng cao ý thức pháp luật.Chúng ta thấy rằng, đạo đức và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi đặt trong mối quan hệ giáo dục pháp luật với đạo đức giúp cho sinh viên nhận thức sâu sắc hơn những giá trị xã hội của pháp luật, thông qua đó các em có ý thức tuân thủ pháp luật và tính hướng thiện trong hành vi của các em ngày càng được nâng

63

cao. Ý thức đạo đức nâng cao biến hành vi của các em thành hành vi hợp đạo đức thì đó cũng chính là những hành vi hợp pháp luật.

Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên ở Hải Phòng nói riêng và trong cả nước nói chung, có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà trường, quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc, nghiện rượu, sử dụng ma túy… Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ… cũng ngày càng nhiều hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường. Những phẩm chất xấu ấy là kết quả sự giáo dục không đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú trọng tới nề nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, không chú ý đến hành vi ứng xử thực tế.

Trong thực tế, số lượng trẻ vị thành niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng phạm pháp đang gia tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ tội lỗi ngày càng nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân từ phía: Gia đình - nhà trường và xã hội... đã xô đẩy các em rơi vào vũng bùn tội lỗi. Trong đó, tình trạng tổ ấm gia đình bị tan nát, cách nuôi dạy con phản khoa học và sự thiếu gương mẫu của các bậc cha mẹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm tội. Bên cạnh đó, hình ảnh người thầy ít nhiều bị lu mờ trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hết sức phức tạp cũng là một nguyên nhân khiến học sinh - sinh viên không biết lấy đâu làm “điểm tựa” để phấn đấu, một khi vai trò của người thầy - một trong những chủ thể chính của công tác nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên - không còn được đề cao

64

như trước thì việc giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật trong bộ phận học sinh, sinh viên hiện nay cũng là vấn đề rất đáng được quan tâm.

Bên cạnh đó, các trường cũng cần chú ý đến việc bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học cho các em thông qua giảng dạy và phổ biến những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Thành phố Hải Phòng, bộ môn Luật thường được hợp với Bộ môn Lý luận Chính trị thuộc sự quản lý chung của Khoa Khoa học Cơ bản. Điều này rất dễ dàng cho việc phối hợp giữa công tác nâng cao ý thức pháp luật với giáo dục đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị cho sinh viên giữa hai bộ môn. Các trường nên có ý kiến chỉ đạo trong hoạt động hàng năm của trường về các hoạt động: tổ chức cho sinh viên các cuộc thi Olympic Khoa học Mác-Lênin, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết hợp vào đó thi hiểu biết về pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở thành phố Hải Phòng hiện nay (Trang 66)