Tăng cường các nguồn lực hỗ trợ cho công tác giáo dục tuyên truyền ý

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở thành phố Hải Phòng hiện nay (Trang 72)

truyền ý thức pháp luật cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học ở thành phố Hải Phòng hiện nay

* Tăng cường kinh phí cho hoạt động nâng cao ý thức pháp luật

Để công tiến hành được công tác nâng cao ý thức pháp luật chúng ta cần đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động giáo dục pháp luật. Thành phố nên chỉ đạo thực hiện một cách có hiệu quả Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lập dự toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng thời, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật như trụ sở, máy tính nối mạng, phương tiện đi lại cho báo cáo viên. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng đội ngũ những người làm công tác giáo dục pháp luật. Đối với các trường cao đẳng, đại học cần có kế hoạch cụ thể để xây dựng nên tủ sách pháp luật cho nhà trường và trong chế độ thì cần có những khoản phụ cấp riêng cho những giảng viên môn Luật, ngoài giảng dạy còn tham gia vào các hoạt động nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, sinh viên của trường.

* Tăng cường về đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và đội ngũ giảng viên môn pháp luật

Để nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân thành phố nói chung và cho sinh viên nói riêng, phải xây dựng được đội ngũ những người làm công các giáo dục pháp luật đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục pháp luật. Do vậy, cần tuyển chọn những người có phẩm chất, năng lực, trình độ, có khả năng tuyên

69

truyền, giáo dục hoặc hòa giải tốt, có lòng nhiệt tình, say mê với công việc giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó, phải đặc biệt chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho họ. Trong thời gian tới cần tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, bồi dưỡng và định hướng nội dung giáo dục pháp luật thường xuyên cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục pháp luật. Đội ngũ này thường kiêm nhiệm công tác giáo dục pháp luật nên họ không có thời gian đi sâu nghiên cứu nội dung các văn bản pháp luật, có nhiều trường hợp các báo cáo viên hiểu không đúng hoặc không thống nhất nội dung văn bản pháp luật. Để đảm bảo tính chính xác và sự thống nhất thông tin, cơ quan tư pháp cần giới thiệu nội dung các văn bản pháp luật cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên và hoà giải viên cơ sở.

Thứ hai, rà soát lại đội ngũ những người làm công tác giáo dục pháp luật, trên cơ sở đó phân loại trình độ pháp luật để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Đối với báo cáo viên, cán bộ pháp chế và các hòa giải viên đã tốt nghiệp đại học luật thì hàng năm hoặc hàng quý được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn đề cập nhật kiến thức mới, trao đổi, thảo luận về những vấn đề bức xúc đặt ra trong cuộc sống. Đối với trường hợp chưa tốt nghiệp đại học luật, cơ quan tư pháp cần có kế hoạch mở lớp bồi dưỡng, chuẩn hóa kiến thức pháp luật nhằm trang bị những tri thức pháp luật cơ bản cũng như khả năng vận dụng pháp luật vào công tác giáo dục pháp luật.

Thứ ba, việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục pháp luật bên cạnh chú ý cung cấp kiến thức, cần bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng giáo dục pháp luật, giúp họ không chỉ có kiến thức vững mà còn có khả năng thu hút người nghe và truyền đạt hiệu quả nội dung pháp luật.

Riêng đối với công tác nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên thì phải nhắc đến vai trò của đội ngũ giảng viên môn Luật.Tôi đã khảo sát và thống kê

70

về số lượng giảng viên luật ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay có 18 người trong tổng số 7 trường (Đại học Dân lập Hải Phòng: 3 GV; Đại học Hải Phòng: 4 GV; Đại học Y Hải Phòng: 4 GV; ĐH Hàng Hải: 4 GV; Cao đẳng Công nghệ Vietttronics: 0 GV; Cao đẳng Cộng đồng: 1 GV, Cao đẳng Hàng Hải 1: 2 GV). Trong đó có 7 GV có trình độ Thạc Sỹ, 9 GV có trình độ cử nhân, có 2 giảng viên tham gia giảng dạy không đúng chuyên ngành tốt nghiệp. Nhìn chung các giảng viên môn học này đều nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của môn học, có nhiều cố gắng trong giảng dạy, tâm huyết với bộ môn. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn thì số lượng giảng viên ở các trường vẫn còn thiếu rất nhiều, các giảng viên hiện có đảm nhiệm giảng dạy với khối lượng rất lớn (có giảng viên dạy lên đến 1200 tiết/1năm), thời gian còn lại thì lại dạy thỉnh giảng thêm cho các trường khác trên địa bàn thành phố. Bởi vậy, thời gian đầu tư vào việc tra cứu tài liệu còn ít cho nên hầu hết các giảng viên chỉ truyền đạt những kiến thức trong sách giáo khoa cho sinh viên, chưa khai thác hết ưu thế của bộ môn. Hầu hết các giảng viên chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy còn đơn điệu, không sâu, không mở rộng, dẫn đến chất lượng giờ giảng chưa cao, sinh viên không hứng thú học tập.

Bởi vậy, để công tác giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên thực sự có hiệu quả, các trường cần phải bổ sung thêm đội ngũ giảng viên Luật, hạn chế mời giảng viên thỉnh giảng, tách hẳn thành một tổ bộ môn nhằm làm cho hoạt động chuyên môn có chất lượng. Các trường tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ giảng dạy cao đẳng, đại học và tổ chức các cuộc thi đổi mới phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên. Bản thân các giảng viên cần tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tham gia vào làm cố vấn trong các câu lạc bộ sinh viên phòng chống tội phạm...

71

KẾT LUẬN

Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, chịu sự quy định của tồn tại xã hội trong đó có đời sống pháp luật. Như mọi hình thái ý thức xã hội khác, ý thức pháp luật có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội và có vai trò to lớn đối với đời sống pháp luật của xã hội. Việc nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân là một vấn đề quan trọng quyết định đến việc thực hiện thành công nhiệm vụ tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, sinh viên là người chủ tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực chính trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vậy, đòi hỏi các em phải có ý thức pháp luật cao, là động lực chính, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương của đất nước và góp phần vào việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, đã tvượt qua được thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội. Nhưng một thực tế đáng buồn là cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, đời sống ngày càng được nâng cao, thì tình trạng vi phạm pháp luật của nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng ngày càng tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng.

Thực trạng trên đây dù được lý giải như thế nào đi nữa, chúng ta cũng cần phải nhấn mạnh rằng, đã có một thời gian dài, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa được chú trọng đúng mức. Sự coi nhẹ và thiếu năng động trong công tác tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng số lượng sinh viên trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng vi phạm pháp luật và kỷ cương ngày càng tăng.

72

Ý thức pháp luật là sản phẩm của nhiều mối quan hệ xã hội, ý thức pháp luật của sinh viên ở Thành phố Hải Phòng cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Từ đó, để nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Thành phố Hải Phòng đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức nâng cao ý thức pháp luật, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập xã hội trật tự kỷ cương, phối hợp giữa nâng cao ý thức pháp luật với giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên và phải huy động các ngành, các cấp, toàn xã hội tham gia vào công tác phổ biến nâng cao ý thức pháp luật. Trong đó nâng cao ý thức pháp luật thông qua giáo dục ý thức pháp luật trong nhà trường là con đường cơ bản, đóng vai trò quan trọng, tác động đến ý thức pháp luật của sinh viên, hình thành cho các em những tri thức, hiểu biết về hệ thống pháp luật, hình thành nên những thái độ, niềm tin, tình cảm của các em đối với pháp luật và xây dựng thói quen, tích cực hợp pháp trong mọi hành vi của các em. Vì vậy, trong tình hình hiện nay, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên các trường trên phạm vi cả nước nói chung và các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Thành phố Hải Phòng nói riêng được đặt ra như là một tất yếu khách quan.

73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sổ tay công tác phòng, chống tội phạm trong nhà trường, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Cẩm nang công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Nxb. Hà Nội.

3. Công an Thành Phố Hải Phòng (2007), Báo cáo tình hình tội phạm ở vị thành niên, Hải Phòng.

4. Nguyễn Đăng Duy, Ngô Đức Tuấn, Nguyễn Thị Kế (1996), Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương II (khóa VIII), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Trần Ngọc Đường (chủ biên - 1999), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Vũ Minh Giang (1993), "Xây dựng lối sống pháp luật nhìn từ góc độ truyền thống", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3).

8. Nguyễn Văn Hảo (chủ biên - 2002), Đại cương nhà nước và pháp luật, Nxb. Thống kê, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Dương Thị Hương (chủ biên - 2002), Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Việt Hương (2001), Tư tưởng chính trị - pháp lý ở làng xã cổ truyền và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học.

11. Hồ Việt Hiệp (2000), Sự hình và phát triển ý thức pháp luật của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

74

12. Dui Ria Ghim Ilav (1986), Pháp luật, chính trị, đạo đức và ý thức pháp luật xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

13. Trần Thị Quốc Khánh (chủ biên - 2002), Giáo dục pháp luật trong trường học ở Hà Nội, Nxb. Hà Nội.

14. Lê Đình Khiên (2002), Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Luật giáo dục (1998), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Đặng Đình Lục (1990), Giáo dục pháp luật và quá trình hình thành nhân cách, Nxb. Pháp lý, Hà Nội.

18. Nguyễn Đặng Đình Lục (2000), Giáo dục pháp luật trong nhà trường, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Đặng Đình Lục (2005), Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

20. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Dương Thị Thanh Mai (1996), Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam(bằng thực tiễn của tòa án và luật sư), luận án Phó tiến sĩ khoa học Luật học.

22. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Hải (1996), Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Ngọc Minh (1983), Tăng cường hiệu lực Nhà nước xã hội chủ nghĩa của ta. Phục vụ việc thi hành Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Ngọ Văn Nhân (chủ biên - 2004), Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

75

25. Sổ tay nghiệp vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật (2007), Nxb. Hà Nội.

26. Vũ Quốc Sinh (chủ biên - 1988), Một số vấn đề pháp luật và cuộc sống,

Nxb. Hải Phòng.

27. Tài liệu hướng dẫn Giáo dục pháp lý (Dùng cho giáo viên các trường phổ thông trung học) (1987), Nxb. Bộ Tư pháp, Hà Nội.

28. Đào Duy Tấn (2001), Những đặc điểm của qúa trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đào Duy Tấn (2003), Sự hình thành ý thức pháp luật và giải pháp nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta trong thờ kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Lê Đức Tiết (1994), Ý thức pháp luật, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 31. Nguyễn Văn Thảo (chủ biên - 1998), Đại cương Nhà nước và Pháp luật,

Nxb. Thống kê, Hà Nội.

32. Ngô Quang Thưởng (1993), "Thực trạng công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Luật học, (4).

33. Nguyễn Thị Thúy Vân (2001), Lôgíc khách quan của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận án Thạc sỹ Triết học. 34. Nguyễn Tất Viễn (chủ biên - 2007), Nghiệp vụ tổ chức một số hình thức

phổ biến giáo dục pháp luật, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.

35. Nguyễn Tất Viễn (chủ biên - 2005), Cẩm nang pháp luật dành cho thanh niên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36. Nguyễn Quốc Việt (chủ biên - 2004), Sổ tay báo cáo viên pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

37. Viện Nhà nước và Pháp luật (1994), Xã hội và pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995), Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

76

39. Viện Nhà nước và Pháp luật (1994), Xã hội và pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Đào Trí Úc (1993), Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

41. Đào Trí Úc (1995), Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước, Đề tài KX-07, Hà Nội.

42. Đào Trí Úc (1993), "Làm thế nào để xây dựng ý thức pháp luật và lối sống tuân theo pháp luật", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật.

77

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu điều tra về hiểu biết và thái độ đối với pháp luật của sinh viên

Họ và tên: ...SV năm thứ ... Lớp...Khoa... Trường:...

Em hãy trả lời những câu hỏi sau:

Câu 1: Theo em pháp luật có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?

... ... ...

Câu 2: Em hãy đánh dấu x vào những văn bản mà em đã từng đọc Hiến pháp năm 1992

Bộ luật hình sự

Luật Hôn nhân và gia đình

Luật Bảo vệ Tài nguyên và môi trường Luật giao thông đường bộ

Câu 3: Em có thích học môn Pháp luật Đại cương không?

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở thành phố Hải Phòng hiện nay (Trang 72)