học, cao đẳng ở thành phố Hải Phòng hiện nay
* Nguyên nhân mặt tích cực
Những thành tựu đã đạt được trong ý thức pháp luật của sinh viên ở Thành phố Hải Phòng như đã đề cập ở trên có được là do sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cho việc nâng cao ý thức pháp luật đối với nhân dân nói chung và cho sinh viên nói riêng. Việc nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên trên địa bàn thành phố Hải Phòng được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng, Sở Giáo dục, các ngành, các tổ
53
chức đoàn thể rất quan tâm, phối hợp cùng thực hiện và đã có những biện pháp thiết thực, cụ thể hơn như giáo dục, tuyên truyền, vận động trong công tác phổ biến pháp luật, phòng chống tội phạm... Đặc bịêt là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Đài truyền hình Hải Phòng, Báo An Ninh Hải Phòng và các loa đài phát thanh ở các quận trên địa bản thành phố... cũng đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần tác động đến ý thức pháp luật của các em sinh viên. Bên cạnh đó, các trường cũng đẩy mạnh công tác quản lý sinh viên, chú trọng giáo dục lối sống, đạo đức và có sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình, cũng như giữa nhà trường với các tổ chức xã hội khác trên địa bàn thành phố. Chẳng hạn, Trường Đại học Hải Phòng, Đại học Hàng Hải, Đại học Dân lập Hải Phòng đã có "Câu lạc bộ tuổi trẻ sinh viên - phòng chống tội phạm" do Sở Tư pháp Hải Phòng phối hợp với các trường thành lập nên, hoạt động này bước đầu cũng đã thu hút được rất nhiều sinh viên tham gia.
Một nguyên nhân khác phải kể đến đó là, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của xã hội ngày càng nâng cao, kéo theo sự nâng lên về nhận thức, hiểu biết cũng như nâng cao hơn về ý thức pháp luật của các cá nhân. Đặc biệt, sinh viên là lứa tuổi tiếp cận rất nhanh với tri thức mới, các em sẽ nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật từ đó sẽ có ý thức chấp hành pháp luật và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, sự không ngừng hoàn thiện, phát triển trong hệ thống pháp luật của Nhà nước và việc xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật cũng có tác động rất lớn đến những biến đổi về ý thức pháp luật đối với nhân dân nói chung và đối với các em học sinh, sinh viên nói riêng.
* Nguyên nhân mặt hạn chế
Khi đề cập đến nguyên nhân của mặt hạn chế trong ý thức pháp luật của sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Thành phố Hải Phòng phải nhìn nhận cả những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan.
54
Trước hết ta đề cập đến những nguyên nhân khách quan: Tình hình đất nước ta từ sau khi đổi mới cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là sự tăng trưởng không ngừng về kinh tế, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân tăng lên một cách rõ rệt. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng mang lại nhiều tác động tiêu cực như là làm xuất hiện trong xã hội một bộ phận không nhỏ nhân dân trong đó có cả những sinh viên có lối sống thực dụng, không muốn lao động, chạy theo lợi nhuận bất chấp cả pháp luật và giá trị đạo đức, cuốn hút vào các hoạt động giải trí không lành mạnh như sử dụng thuốc lắc, xem băng đĩa hình đồi trụy, lập nên những băng nhóm cùng lối sống qua mạng internet... Để đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống ăn chơi, hưởng thụ, để có tiền đua đòi chạy theo mốt đã dẫn đến rất nhiều sinh viên sa ngã có các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp tài sản, cướp giật, thậm chí cả giết người. Mặt khác, khi trong xã hội xuất hiện nhiều loại hình giải trí làm cho một bộ phận không nhỏ các em học sinh, sinh viên ham chơi, sao nhãng việc học hành và khi đó các em lại thiếu hiểu biết, coi thường pháp luật và dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật như: đua xe trái phép, gây rối trật tự nơi công cộng, cá độ bóng đá, sử dụng và buôn bán ma túy, hành nghề mại dâm... Đặc biệt, Hải Phòng là một Thành phố đang trên đà phát triển, tốc độ đô thị hóa rất nhanh, là một mảnh đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi có đồng bằng phì nhiêu, có cảng biển tấp nập, có những khu du lịch nổi tiếng, đời sống của nhân dân cũng có những bước phát triển mạnh mẽ và đồng thời những biến đổi trong xã hội cũng xảy ra hết sức phức tạp. Những biến đổi phức tạp và chịu biến đổi lớn nhất đó là thanh niên, học sinh, sinh viên, vì lứa tuổi này các em còn bồng bột và dễ bị tác động, lôi kéo, sa ngã và dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật. Công tác chăm lo cho đời sống tinh thần, tạo ra sân chơi bổ ích để thu hút các em còn tồn tại nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn.
Hệ thống pháp luật của đất nước ta chưa hoàn chỉnh, thường xuyên phải thay đổi, bổ sung để phù hợp với biến động của thực tiễn cũng là một nguyên
55
nhân khách quan tác động đến ý thức pháp luật của sinh viên. Có những điều luật chưa quen thi hành thì đã bị cái mới thay thế (chẳng hạn, Nghị định 15 về xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm giao thông đường bộ, từ năm 2003 đến nay sửa đổi 4 lần) làm cho các em nhờn luật và ý thức tự giác làm theo pháp luật còn kém. Cùng với đó là việc xử lý vi phạm pháp luật ở một số nơi chưa nghiêm, chưa đến nơi đến chốn, ngay cả việc xử lý hình sự đối với những người chưa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng còn chưa hợp lý cho nên cũng ảnh hưởng đến nhận thức chưa tốt của các em đối với pháp luật. Hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự nói chung, công tác phòng ngừa học sinh, sinh viên phạm tội và mắc vào các tệ nạn xã hội nói riêng còn nhiều hạn chế.
Một nguyên nhân khách quan nữa ảnh hưởng đến ý thức pháp luật của các em sinh viên đó là, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta mới bắt đầu đề cao việc nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, còn một thời gian dài vấn đề này chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức. Thành phố Hải Phòng cũng nằm trong tình trạng đó, việc nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân nói chung và cho sinh viên trên địa bàn thành phố nói riêng còn mang nặng tính hình thức, chưa mang tính thực tiễn chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Các biện pháp giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật chưa triệt để, chưa có sự bắt buộc phải học tập, nghiên cứu về kiến thức pháp luật, chưa nghiêm túc trong công tác tổng kết, áp dụng pháp luật. Công tác nâng cao ý thức pháp luật bên ngoài xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đã bước đầu đạt được kết quả, tuy nhiên vẫn chưa cao vì các em sinh viên rất ít theo dõi ti vi, đài, báo... còn việc tổ chức nâng cao ý thức pháp luật ở nơi cư trú hoặc ở ký túc xá hầu như không có.
Chúng ta thấy rằng, ý thức pháp luật của những người xung quanh như: ý thức pháp luật của gia đình, người thân bạn bè... cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tác động đến ý thức pháp luật của sinh viên. Bởi vì, ở lứa tuổi sinh viên, nhân cách đang hình thành và phát triển, hành vi, thái độ, ý thức
56
pháp luật của những người xung quanh sẽ góp phần tạo nên ý thức pháp luật của chính các em. Trong thực tế, rất nhiều sinh viên vi phạm pháp luật là do sống trong môi trường gia đình, bạn bè hoặc người thân có ý thức pháp luật kém, đặc biệt trong các lĩnh vực như là: tham gia giao thông, bảo vệ môi trường, bảo vệ của công. Trong các trường cao đẳng, đại học nơi các em học tập thường chỉ chú trọng đến việc giáo dục, trang bị tri thức ít quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho các em. Hoạt động của Đoàn Thanh Niên trong những năm gần đây đã có nhiều sáng tạo và phong phú hơn trước. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của sinh viên và chưa có những phong trào thực sự thu hút được các em tham gia một các thường xuyên có hiệu quả, các em vẫn còn rất nhiều quỹ thời gian dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí và dễ dẫn đến bị lôi cuốn vào các hoạt động giải trí không lành mạnh và dễ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan đã nêu trên thì còn có nguyên nhân chủ quan dẫn đến những hạn chế trong việc nâng cao ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật không phải chỉ thông qua sự giáo dục của nhà trường, của xã hội và sự tác động của điều kiện kinh tế xã hội hay là sự tác động của những người xung quanh tạo nên mà còn phụ thuộc vào chính sự tu dưỡng, rèn luyện của từng cá nhân các em sinh viên. Thực tế cho thấy, có rất nhiều em được sống và học tập trong điều kiện, hoàn cảnh như nhau, được giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật như nhau nhưng ý thức pháp luật của các em lại rất khác nhau, có em ý thức chấp hành pháp luật rất cao, có em ý thức chấp hành pháp luật lại rất kém. Điều này chứng tỏ rằng, sự tự ý thức về việc nâng cao ý thức pháp luật, sự tự tu dưỡng, rèn luyện và điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân có vai trò rất quan trọng ghóp phần không nhỏ vào sự thành công của công tác nâng cao ý thức pháp luật cho các em.
57
Chương 3
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN NAY