Trong cuộc họp của Thường trực Thành uỷ với Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố (15/06/2009) bàn biện pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở Hải Phòng. đánh giá kết quả, những hạn chế, nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục, những hạn chế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; về việc triển khai thành lập Phòng Pháp chế và bố trí cán bộ, công chức làm công tác pháp chế chuyên trách tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố theo quy định tại Nghị định 122/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định của UBND thành phố; về việc thực hiện Thông tư 63/2005/TT- BTC của Bộ Tài chính về nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chi hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho các hoà giải viên ở cơ sở. Phó Bí thư thường trực Thành Uỷ Dương Anh Điền nêu rõ: Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được thực hiện khá bài bản, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố có đầy đủ các thành phần của các ngành tổ chức đoàn thể; bước đầu huy động được hệ thống chính trị ở địa phương tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố có nhiều biện pháp chỉ đạo và làm tốt nhiệm vụ là đầu mối phối hợp trong công tác này. Đánh giá chung về côn tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở thành phố trong thời gian qua là có chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng dược yêu cầu đặt ra; một số hạn chế chủ yếu như sau: Một số cấp uỷ Đảng chưa thực sự quan tâm nên nhận thức về trách nhiệm đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo Chỉ thị số 32/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 30/CT-TU của Ban Thường vụ Thành uỷ là chưa sâu sắc, chưa có quyết tâm cao; Hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
41
pháp luật chưa phong phú, chưa hấp dẫn người dân; Nội dung tuyên truyền chưa sát hợp với thực tế ở cơ sở; Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ nhưng chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cơ sở. ở cấp huyện, cấp xã đã kiện toàn tổ chức của Hội đồng nhưng nhiều nơi thiếu sự phối hợp chặt chẽ số lượng thành viên trong Hội đồng đông nhưng chưa mạnh; Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật còn hạn chế trong việc cập nhật các thông tin pháp luật và kỹ năng tuyên truyền, chưa đáp ứng được yêu cầu; Thủ trưởng nhiều sở, ban, ngành chưa nhận thức được vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ pháp chế trong việc xây dựng pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; Kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được quan tâm nhưng chưa được dự toán rõ trong ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ. Làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương.
Ta thấy rằng, nhận xét trên đã nói lên một cách tổng thể nhất về những hạn chế của công tác phổ biến, tuyên truyền và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân ở Hải Phòng nói chung và cho sinh viên nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Qua tìm hiểu về công tác nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học ở Hải Phòng, Tôi đã thấy còn biểu hiện một số hạn chế sau:
Thứ nhất, Chương trình dạy pháp luật trong các trường chưa thống nhất, môn học Pháp luật Đại cương nhiều trường xếp vào môn tự chọn nên có những trường học có những trường không học, ngay cả những khoa trong cùng một trường cũng có khoa giảng dạy, có khoa không giảng dạy. Chẳng hạn, Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics: Khoa Kinh tế - Quản lý sinh viên lựa chọn học môn này nhưng Khoa Công nghệ Thông tin không có trong chương trình giảng dạy. Trường Cao đẳng Hàng Hải 1, chưa đưa môn này vào chương trình đào tạo của các ngành kỹ thuật; Trường Đại học Hàng Hải cũng có một số khoa như:
42
Điều khiển tàu biển, Kinh tế biển chưa cấu trúc môn học này là môn bắt buộc trong trương trình đào tạo, có năm học có năm sinh viên không được học.
Giáo trình pháp luật đại cương được sử dụng rất khác nhau, chưa chuẩn hóa và chưa được cập nhất thường xuyên, nội dung giảng dạy còn thể hiện dàn trải, thiếu trọng tâm và nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, chưa hấp dẫn đối với sinh viên trong quá trình học tập. Hầu hết các trường chưa trang bị tài liệu, phương tiện phục vụ cho công tác nâng cao ý thức pháp luật chưa được chú trọng. Hầu hết các trường chưa có tủ sách pháp luật, qua khảo sát ở 6 trường trong đó có 3 trường cao đẳng và 3 trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong đó chỉ có 2 trường (trường Đại học Hàng Hải; trường Đại học Hải Phòng) có tủ sách pháp luật với nguồn tài liệu phong phú đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu pháp luật của sinh viên còn lại 4 trường (Đại học Y, Cao đẳng Hàng Hải 1, Cao đẳng Cộng Đồng) chưa xây dựng được tủ sách pháp luật, trên thư viện có lưu trữ những tư liệu pháp luật nhưng tư liệu ít, nghèo nàn và chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về pháp luật cho sinh viên.
Thứ hai, đội ngũ giảng viên môn Pháp luật còn thiếu, tình trạng dạy không đúng chuyên môn vẫn còn tồn tại, ngân sách của các trường dành cho công tác phổ biến, giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật của còn ít, thậm chí một số trường chưa có nguồn kinh phí dành cho công tác này (Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics, Trường Cao đẳng Bách Nghệ, Trường Cao đẳng Cộng Đồng).
Thứ ba, sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng, tổ chức làm công tác giáo dục trong và ngoài ngành còn chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ và chưa sâu sát và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hầu hết các trường chưa thường xuyên tranh thủ được sự chỉ đạo của tổ chức Đảng. Chưa thực hiện được sự phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như với các tổ chức ở địa bàn Thành phố trong công tác phổ biến, giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên.
43