Cơ chế, chính sách quản lý đối với giáo dục; CBQL giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 27)

Cơ chế, chính sách quản lý giáo dục quy định căn cứ pháp lý, thẩm quyền, quy chế, quy định… để đảm bảo nguồn lực, phát triển đội ngũ, tổ chức các hoạt động giáo dục… Gồm các cơ chế, chính sách đang có và cơ hội để có các cơ chế chính sách mới phục vụ yêu cầu mới của giáo dục hiện nay. Đây là yếu tố quyết định, cũng là khâu có thể đột phá để đổi mới giáo dục nói chung, phát triển đội ngũ QLGD nói riêng.

(Cụ thể hiện nay là: Luật giáo dục và các văn bản hƣớng dẫn; Quy định về định mức biên chế CBQL trƣờng THCS: Thông tƣ 35/2006; Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo Nghị định 115/2010/NĐ- CP ngày 24/12/2010, Thông tƣ liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 (sau đây gọi là Nghị định 115/2010 và Thông tƣ 47/2011), Quyết định 526/QĐ-UBND ngày 7/5/2013 của UBND huyện Bắc Sơn (sau đây gọi là quyết định 526/QĐ-BS); Quy chế, quy định cụ thể về quản lý giáo dục THCS, QL nhà trƣờng: Điều lệ trƣờng 12/2011, các quy chế, quy định, hƣớng dẫn về nội dung, chƣơng trình giáo dục, hồ sơ quản lý nhà trƣờng, tổ chức hoạt động giáo dục...; Quy định về phân cấp, thẩm quyền QL tài chính, biên chế: Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Thông tƣ 07/2009/TT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 (sau đây gọi là nghị định 43/2006 và thông tƣ 07/2009)

1.6.4. Xu hướng mới trong giáo dục, yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế của giáo dục

Nghị quyết 29-TƢ8 khóa XI có quan điểm chỉ đạo: “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo… đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều

kiện bảo đảm … Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thứ c sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học… từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả… Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số… Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”. Và xác định mục tiêu:“Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; … Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực… định hướng nghề nghiệp cho học sinh. … chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời... Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở… Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương”.

Xu hƣớng trong giáo dục theo hƣớng:“học thường xuyên, suốt đời làm nền móng”; xây dựng 04 trụ cột của giáo dục “học để biết, học để làm việc, học để làm người, học để chung sống” hƣớng tới “xã hội học tập”; quá trình giáo dục hƣớng tới ngƣời học; nội dung giáo dục sáng tạo, theo nhu cầu ngƣời học, công nghệ hóa và sử dụng tối đa tác dụng của công nghệ thông tin; tổ chức giáo dục đa dạng, linh hoạt phù hợp với kỷ nguyên thông tin và nền kinh tế tri thức nhằm tạo khả năng tối ƣu cho ngƣời học lựa chọn hình thức học; đổi mới đánh giá kết quả học tập trong trƣờng học để có những phán quyết thật sự chính xác về kiến thức, kỹ năng và thái độ ngƣời học. Các xu hƣớng đó đặt ra yêu cầu mới đối với công tác QLGD và năng lực của CBQL.

1.6.5. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục; năng lực quản lý điều hành giáo dục; nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội

Các nguồn lực đầu tƣ cho giáo dục là điều kiện để tổ chức các hoạt động giáo dục. Trên cơ sở cơ chế, chính sách thì năng lực quản lý của các cấp QLGD; nhận thức về tầm quan trọng, vai trò của giáo dục để có trách nhiệm, quan tâm thỏa đáng của các cấp ủy, chính quyền các cấp có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển giáo dục và đội ngũ CBQL giáo dục.

Tóm lại: QLGD và QL nhà trƣờng luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, năng lực, hiệu quả quản lý là một trong những yếu tố quyết định, có khả năng đột phá để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của giáo dục nhà trƣờng, giúp đạt đƣợc các mục tiêu giáo dục.

Công tác QLGD và đội ngũ CBQL giáo dục hiện đã có các có các quy định, yêu cầu cụ thể; các chủ trƣơng, đƣờng lối, cơ chế, chính sách; đƣợc đảm bảo nguồn lực, đƣợc quan tâm tạo điều kiện để phát triển, đóng góp quan trọng vào những thành tựu kết quả của giáo dục hiện nay. Tuy nhiên để tiếp tục góp phần đổi mới và phát triển giáo dục trong tình hình mới, những vấn đề trên cần tiếp tục đƣợc tối ƣu, cải tiến, hoàn thiện, thậm chí là thay thế những cơ chế chính sách không phù hợp.

Đổi mới, phát triển công tác CBQL nói chung và phát triển đội ngũ CBQL trƣờng học nói riêng (trong đó có nhà trƣờng THCS) là một yếu tố khách quan và cũng là sự đòi hỏi tất yếu, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để phát triển giáo dục, tránh tụt hậu xa hơn, hội nhập sâu hơn và toàn diện hơn với thế giới.

Tiểu kết chƣơng 1

Từ những cơ sở lý luận trên, chúng tôi nhận thấy QLGD là tất yếu để tổ chức, phát triển các tổ chức, cơ sở giáo dục hoạt động hiệu quả, đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức, trong đó đội ngũ CBQL giáo dục đóng vai trò quyết định.

Việc phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS là làm cho đội ngũ đó đƣợc biến đổi theo chiều hƣớng đi lên, bao gồm: xây dựng đội ngũ đủ về số lƣợng; từng bƣớc nâng cao chất lƣợng; đồng bộ, cân đối về cơ cấu; phù hợp với Chuẩn hiệu trƣởng. Đây là mục tiêu của các biện pháp đề xuất

Phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS là phƣơng thức, cách thức của chủ thể QL (Phòng GD&ĐT) tổ chức thực hiện, điều hành các hoạt động nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL các trƣờng THCS đạt Chuẩn hiệu trƣởng, góp phần phát triển giáo dục THCS trên địa bàn huyện trong giai đoạn mới với những yêu cầu mới. Công tác này đòi hỏi nghiên cứu kỹ thực trạng, xác định rõ nguyên nhân và để đề xuất, kết hợp các biện pháp.

Xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS có phẩm chất chính trị đạo đức mẫu mực; trình độ chuyên môn, và nghiệp vụ sƣ phạm tiêu biểu; năng lực quản lý tốt, chuẩn hóa, hiện đại, năng động, sáng tạo, phát huy đƣợc mọi tiềm năng, thế mạnh; khắc phục khó khăn, hạn chế, yếu kém, giảm thiểu các tác động tiêu cực để phát triển nhà trƣờng. Để làm đƣợc điều đó cần có hệ thống biện pháp toàn diện, khoa học, khả thi, mà cơ quan tham mƣu, quản lý trực tiếp đối với cấp học THCS là Phòng GD&ĐT huyện có trách nhiệm tiến hành.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA HUYỆN BẮC SƠN, LẠNG SƠN

2.1. Đặc điểm tình hình của địa phƣơng

Huyện Bắc Sơn là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây nam của tỉnh Lạng Sơn. Huyện có 19 xã và 01 thị trấn, bao gồm 224 thôn bản, còn 03 xã đặc biệt khó khăn; diện tích toàn huyện là 69.942,56 ha, dân số có 67.103 ngƣời có 12 dân tộc, với 05 dân tộc chính: Tày, Nùng, Kinh, Dao, H’mông (tỉ lệ ngƣời dân tộc dân tộc thiểu số chiếm 89,06).

Huyện có 8 xã vùng an toàn khu, 3 xã (27 thôn) và 22 thôn khác vùng đặc biệt khó khăn, đƣợc hƣởng các chế độ hỗ trợ của nhà nƣớc. Địa bàn rộng, chia cách bởi núi, suối, khe vực… Tình hình kinh tế - xã hội phát triển phân hóa khá lớn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, trình độ sản xuất và trình độ dân trí. Các bản ngƣời H’mông, Dao chủ yếu ở vùng sâu, vùng khó; tập tục sinh hoạt khép kín.

Công tác giáo dục của Huyện có nhiều cố gắng, quy mô phát triển GD&ĐT trong huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu giáo dục của nhân dân. Hiện nay huyện có 61 trƣờng các cấp (trong đó có 20 trƣờng có cấp THCS) với hệ thống phân trƣờng nhóm lớp đến từng thôn bản của các xã, thị trấn.

Tuy nhiên kết quả giáo dục nhìn chung còn thấp; phong trào, ý thức, động lực học tập chƣa cao; đội ngũ giáo viên và CBQL còn chƣa cân đối cơ cấu, trình độ trên chuẩn thấp, còn giáo viên chƣa đạt chuẩn cấp học; cơ sở vật trƣờng lớp học và đồ dùng phƣơng tiện dạy học còn nhiều thiếu thốn; công tác khuyến học chƣa tốt; tƣ tƣởng trông chờ hỗ trợ còn phổ biến nên việc huy động các nguồn lực khác khó khăn; địa bàn rộng nên việc phát triển hệ thống trƣờng lớp, bảo đảm nền nếp dạy học, giáo dục khó khăn, khó giám sát; phân hóa về mặt bằng giáo dục, điều kiện đi lại học tập rất rõ ràng. Ngân sách thƣờng xuyên cho công tác giáo dục hầu nhƣ hoàn toàn từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc, chủ yếu dành chi cho con ngƣời, chi khác rất nhỏ (xấp xỉ 10%).

Công tác huy động học sinh ra lớp chƣa triệt để, đặc biệt khó khăn ở các thôn có ngƣời Dao, H’mông thuộc xã đặc biệt khó khăn; một số xã số học sinh THCS bỏ học giữa chừng có tỷ lệ cao (năm học 2012-2013 toàn Huyện tỉ lệ này là 1,31%), tỉ lệ trƣờng đạt chuẩn quốc gia thấp (04/20 trƣờng - 20%)

2.2. Thực trạng về giáo dục THCS của Huyện Bắc Sơn. Lạng Sơn

2.2.1. Quy mô trường lớp

Hiện nay Huyện Bắc Sơn. Lạng Sơn có 20 trƣờng có cấp THCS, có 02 trƣờng Phổ thông dân tộc bán trú có cấp THCS. Huyện đã đƣợc công nhận huyện đạt chuẩn Phổ cập giáo dục THCS năm 2005, đến tháng 12/2010 có 20/20 xã, thị trấn đƣợc công nhận đạt chuẩn PCGD THCS.

Quy mô phát triển HS THCS từ năm học 2009- 2010 đến nay nhƣ sau:

Bảng 2.1: Số lượng trường, lớp, học sinh THCS từ năm 2009- 2010 đến nay

Năm học Số trƣờng Cơ cấu trƣờng có cấp THCS Tổng THCS TH& THCS PTCS PTDTBT THCS PTDTBT TH&THCS Số lớp Số HS 2009-2010 20 13 4 3 0 0 147 4349 2010-2011 20 14 3 3 0 0 147 3908 2011-2012 20 15 3 2 0 0 141 3863 2012-2013 20 14 3 2 1 0 136 3758 2013-2014 20 15 2 1 1 1 136 3713

(Nguồn:Báo cáo của Phòng GD& ĐT Huyện Bắc Sơn. Lạng Sơn các năm 2010 đến tháng 10-2013) Ghi chú:

THCS: Trường Trung học cơ sở .

TH&THCS: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở

PTCS: Phổ thông cơ sở (gồm mần non, tiểu học và trung học cơ sở) PTDTBT THCS: Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở.

PTDTBT TH&THCS: Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Huyện có 01 trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS trực thuộc Sở GD&ĐT Nhận xét về tình hình phát triển:

Sau 5 năm số trƣờng không tăng nhƣng có sự thay đổi cơ cấu trƣờng theo hƣớng giảm trƣờng liên cấp chuyển dần thành 01 cấp (cấp THCS); một số trƣờng vùng khó khăn chuyển đổi thành trƣờng bán trú.

Số lớp giảm 11 lớp (7.5%), số HS giảm 636 HS (14.6%). Lý do: Dân số giảm, tỷ lệ HS vào lớp 6 sau 5 năm giảm 141 (13.1%) theo dân số, HS bỏ học hàng năm còn cao (năm 2013 là 1.3%), một số HS chuyển đi cùng gia đình do dịch chuyển dân số theo thay đổi phân bố lao động (0,4%).

Bảng 2.2: Thống kê CSVC trường lớp và trang thiết bị dạy học (2013 – 2014) Phòng GD&ĐT Phòng học kiên cố Phòng học bán kiên cố Phòng học bộ môn Phòng thí nghiệm Thƣ viện CT vệ sinh, nƣớc sạch Số bộ ĐDDH tối thiểu Số bộ ĐDDH tự làm Máy vi tính Máy chiếu Huyện Bắc Sơn 122 7 34 09 17 20 20 45 210 55

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT Huyện Bắc Sơn. Lạng Sơn)

CSVC cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục nhƣng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, còn phòng tạm, phòng học kiên cố và bán kiên cố xuống cấp; các lớp bổ túc THCS đa số là học nhờ; đồ dùng dạy học, máy tính đều trang bị từ lâu đã hƣ hỏng nhiều, hóa chất hết hạn…

2.2.2. Chất lượng giáo dục: (qua một số chỉ số)

Bảng 2.3: Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của học sinh qua 4 năm

Năm học Tổng

số HS

Xếp loại hạnh kiểm (%) Xếp loại học lực (%)

Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Kém 2009-2010 4349 68.1 26.2 5.47 0.25 5.38 32.7 54.5 7.34 0.05 2010-2011 3908 70.6 25.7 3.7 0.1 6.1 35.8 53.6 4.5 0 2011-2012 3863 72.4 24.2 3.3 0.1 9.2 35.6 51.1 4.0 0 2012-2013 3758 72.2 24.8 2.9 0.13 11.3 35.9 50.1 2.6 0.03 tỉ lệ tăng giảm sau 5 năm +4.1 -1.4 -2.57 -0.12 +5.92 +3.2 -4.4 -4.74 -0.02

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT Huyện Bắc Sơn. Lạng Sơn)

Như vậy, về hạnh kiểm: Đến năm học 2012-2013 hầu hết HS có hạnh kiểm tốt và khá (97%), loại tốt tăng hơn (4,1%) so với năm học 2009-2010. Nhìn chung HS lễ phép, ngoan, chăm học, vƣợt khó. Tuy nhiên vẫn còn HS hạnh kiểm trung bình (2,9%), đặc biệt năm có 5 HS bị xếp loại hạnh kiểm yếu (0.13%)

Về học lực: Chỉ qua số liệu thì chất lƣợng học lực là tốt, tỉ lệ học lực giỏi tăng ổn định, tỉ lệ yếu giảm tƣơng ứng. Tuy nhiên qua tìm hiểu, việc đánh giá kết quả học lực của HS ở các trƣờng qua các năm chƣa phản ánh thật chính xác, thƣờng là cao hơn chất lƣợng thực (số liệu hàng năm cho thấy học lực loại giỏi tăng 2% đến 3%/năm, loại yếu giảm khoảng 2%/năm). Nhìn chung cả về nhận thức và nền tảng kiến thức của học sinh phân hóa rõ theo vùng và ở mức chƣa cao.

Bảng 2.4. Kết quả huy động, duy trì, thực hiện phổ cập và xây dựng trường chuẩn quốc gia. Nhận xét:

(Nguồn: Báo cáo của phòng GD&ĐT huyện Bắc Sơn - Lạng Sơn)

Tỉ lệ huy động duy trì đƣợc nâng cao, tỉ lệ bỏ học giảm; trƣờng chuẩn quốc gia gần đây tăng khá; chất lƣợng phổ cập tăng nhƣng tỉ lệ bằng Bổ túc THCS cũng tăng, chứng tỏ còn tình thế trong công tác phổ cập.

Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm học 2012- 2013

Lớp Tổng Điểm >=5 (%) Điểm 8-10 (%) Điểm < 5 (%) Điểm 0 – 3 (%) Toán Văn Anh Toán Văn Anh Toán Văn Anh Toán Văn Anh

6 956 44,0 64,2 12,8 12,3 56,0 35,8 18,3 5,7

7 1011 40,9 63,8 65,0 12,7 17,9 20,6 59,1 36,2 35,0 18,5 4,3 3,5 8 849 33,9 60,1 60,2 8,1 21,9 17,2 66,1 39,9 39,8 22,7 3,2 2,9 9 961 46,1 66,2 59,3 21,4 23,7 13,0 53,9 33,8 40,7 13,0 3,5 2,8 TB 3777 41,2 63,6 61,5 13,8 19,0 16,9 58,8 36,4 38,5 18,1 4,2 3,1

(Nguồn: Báo cáo của phòng GD&ĐT huyện Bắc Sơn - Lạng Sơn) Nhận xét về tình hình chất lượng kiểm tra khảo sát đầu năm:

Kết quả học tập ở 3 môn khảo sát chất lƣợng đầu năm học, tỷ lệ điểm dƣới trung bình thấp hơn kết quả cuối năm trƣớc. Nhƣ vậy, có “ảo” nhất định về kết quả đánh giá cuối năm; mặt khác, sau thời gian nghỉ hè HS quên kiến thức; nhƣ vậy các trƣờng chƣa quan tâm nhiều đến việc quản lý hoạt động hè và ôn tập tái hiện, củng cố kiến thức. Phòng GD&ĐT một mặt cần phải xem xét lại việc chỉ đạo trong khâu ra đề thi, việc coi chấm thi khảo sát để đánh giá học lực của HS đƣợc chính xác hơn,

Năm học Huy động, duy trì sĩ số Trƣờng chuẩn Phổ cập THCS Huy động lớp 6 Số HS đầu năm Số HS cuối năm giảm bỏ học Đạt chuẩn % Xã đạt độ tuổi 15-18 TN THCS Bổ túc SL % SL % SL % 2009-2010 98,5 4475 4349 126 112 2,5 2 10 20 5684 4612 81,14 212 4,60 2010-2011 96,6 3988 3908 80 69 1,7 2 10 20 5662 4552 80,40 231 5,07 2011-2012 98,6 3949 3863 86 66 1,7 3 15 20 5319 4378 82,31 222 5,07 2012-2013 98,4 3815 3758 57 50 1,3 4 20 20 4855 4088 84,20 234 5,72 2013-2014 99,4 3751 3713 38 30 0,8 4 20 20 4535 3918 86,39 217 5,54

từ đó có cơ sở để chỉ đạo công tác bồi dƣỡng và phụ đạo HS trong năm; mặt khác giám sát tốt việc kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên đảm bảo khách quan, chính xác.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 27)