Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 63)

Hệ thống các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QL trƣờng THCS của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Bắc Sơn. Lạng Sơn trƣớc hết phải dựa trên cơ sở thực tiễn. Tính thực tiễn (thể hiện ở chƣơng 2) bao gồm: số lƣợng, cơ cấu, trình độ phẩm chất năng lực của CBQL ở các trƣờng THCS Huyện Bắc Sơn. Lạng Sơn; các điều kiện (bao gồm CSVC, môi trƣờng giáo dục địa phƣơng, nguồn lực con ngƣời…) phục vụ cho công tác phát triển đội ngũ; những bài học đã đƣợc tổng kết từ quá trình nghiên cứu thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS của huyện.

Hệ thống các biện pháp phải phát huy đƣợc những thành công của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS đã và đang đƣợc sử dụng trên địa bàn. Hạn chế, khắc phục đƣợc những mặt còn yếu kém; đề xuất đƣợc các cải tiến, các biện pháp mới để phát triển đƣợc đội ngũ CBQL trƣờng THCS của huyện, góp phần nâng cao hơn nữa chất lƣợng giáo dục trên địa bàn huyện.

Hệ thống các biện pháp đề xuất phải khả thi, yêu cầu này đòi hỏi khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động phát triển đội ngũ CBQL của Phòng GD&ĐT Huyện Bắc Sơn. Lạng Sơn với các đặc trƣng và điều kiện riêng một cách thuận lợi, hiện thực và hiệu quả cao trong việc phát triển đội ngũ CBQL. Để đạt đƣợc điều này, khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo quy trình với các bƣớc tiến hành cụ thể, rõ ràng và chính xác.

Các giải pháp phải đƣợc kiểm chứng, khảo nghiệm bằng căn cứ khoa học, khách quan, nếu có thể cần tiến hành thực nghiệm kiểm chứng.

Các giải pháp phải đƣợc tổ chức thực hiện một cách rộng rãi, đƣợc điều chỉnh, bổ sung, cải tiến thƣờng xuyên để ngày càng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)