3.3.6.1. Mục đích của biện pháp
- Cải tiến về hình thức, nội dung, biện pháp kiểm tra để phát hiện, điều chỉnh, tƣ vấn thúc đẩy. Đảm bảo quá trình quản lý đúng hƣớng, đúng yêu cầu; từng khâu của quản lý đƣợc kiểm tra, điều chỉnh
- Gắn kiểm tra với đánh giá để nâng cao hiệu lực quản lý, làm căn cứ cho các biện pháp phát triển đội ngũ tiếp theo (đào tạo, bồi dƣỡng; quy hoạch đội ngũ…)
- Đánh giá toàn diện, khách quan đội ngũ CBQL và công tác quản lý. Thúc đẩy sự cố gắng liên tục, toàn diện.
- Rạch ròi kiểm tra hành chính với kiểm tra nội bộ sự vụ để nâng cao trách nhiệm, của CBQL nhà trƣờng; giám sát quá trình để hạn chế “lỗi quy trình”
3.3.6.2. Nội dung của biện pháp
- Chỉ đạo, tổ chức nâng cao tỉ lệ kiểm tra, đa dạng về hình thức, nội dung kiểm tra của cả các trƣờng và Phòng GD&ĐT.
- Thực hiện đa dạng mục đích kiểm tra, quan tâm mục đích tƣ vấn, đôn đốc, thúc đẩy bên cạnh việc coi trọng kiểm tra kết quả, đánh giá, thông tin;
- Kết hợp kiểm tra qua báo cáo, hồ sơ với kiểm tra trực tiếp, coi trọng hiệu quả, hạn chế ảnh hƣởng đến các hoạt động bình thƣờng của cơ sở; kiểm tra kết hợp đánh giá nhiều mặt.
- Tổ chức lực lƣợng kiểm tra đủ uy tín, chất lƣợng, đảm bảo tính khách quan, thuyết phục và mục tiêu hƣớng dẫn của kiểm tra
- Kết hợp kiểm tra hành chính với kiểm tra sự vụ; sử dụng các Chuẩn để tham chiếu.
3.2.6.2. Cách thức thực hiện
- Tăng tỉ lệ kiểm tra để đảm bảo các chủ trƣơng, biện pháp điều hành đều đƣợc thực thi: Chỉ đạo các trƣờng tăng định mức kiểm tra nội bộ; tăng cƣờng quản lý hồ sơ kiểm tra (quy định rõ và hợp lý thành phần hồ sơ, giám sát cập nhật đẩy đủ); thực hiện bám sát các quy định trong chuẩn kiểm định; chỉ đạo thực hiện kiểm tra, minh chứng trong mọi hoạt động giáo dục… để việc kiểm tra trở nên thƣờng xuyên, hiển nhiên, bớt tâm tránh nặng nề, căng thẳng.
Phòng GD&ĐT tăng cƣờng kiểm tra công tác quản lý nhà trƣởng bằng cách kết hợp nhiều nội dung, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra kết hợp việc triển khai các mô hình (thử nghiệm mô hình VNEN, phƣơng pháp bàn tay nặn bột…), kết hợp triển khai các hoạt động chuyên môn (sinh hoạt cụm chuyên môn; đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn…) - Đa dạng hình thức kiểm tra: Thực hiện kiểm tra kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra khi có các biểu hiện bất thƣờng, bên cạnh thực hiện kiểm tra toàn diện, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch.
Trong điều kiện đổi mới giáo dục, triển khai nhiều yêu cầu mới (các phƣơng pháp dạy học, giáo dục hiện đại; giáo dục kỷ luật tích cực; coi trọng phát triển năng lực…); mô hình mới; nội dung kiểm tra cũng đa dạng tƣơng ứng và đều gắn với công tác quản lý.
- Thực hiện các biện pháp kiểm tra mới: quản lý bằng Chuẩn; kiểm tra, quản lý đầu ra; phân rõ kiểm tra hành chính của cơ quan quản lý và kiểm tra sự vụ của lãnh đạo các trƣờng…:
+ Các bộ Chuẩn (Chuẩn nghề nghiệp, Chuẩn kiểm định CSGD…) với các quy định cụ thể, là căn cứ tham chiếu tốt khi kiểm tra, cũng là căn cứ để các đơn vị thực hiện, hạn chế “lỗi quy trình” trong quản lý. Tránh để sai sót đến khi hiệu quả thấp, thiên lệch mới phát hiện, xử lý thì đã tác động không tốt đến học sinh và hoạt động giáo dục.
+ Kiểm tra đầu ra: Sản phẩm của các hoạt động quản lý - kế hoạch, báo cáo, quyết định, hồ sơ…; kết quả giáo dục - xếp loại hai mặt giáo dục, kết quả các cuộc thi, các hoạt động phong trào, kiến thức, ý thức học sinh, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên… để đánh giá CBQL, đảm bảo hiệu quả.
+ Tham gia kiểm tra hành chính các hoạt động quản lý để tác động đến trách nhiệm quản lý của hiệu trƣởng. Thực hiện trên các hồ sơ quản lý nhà trƣờng (hệ thống sổ sách, hồ sơ; hệ thống văn bản, báo cáo, chƣơng trình, kế hoạch…). Giám sát việc tổ chức kiểm tra nội bộ của trƣờng qua kế hoạch, hồ sơ kiểm tra… còn kiểm tra, điều chỉnh trực tiếp là trách nhiệm của CBQL, qua đó đánh giá trách nhiệm và hiệu quả quản lý. Điều này sẽ tác động, phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của CBQL.
Thực hiện kiểm tra trực tiếp việc thực hiện các hoạt động giáo dục nhƣ dự giờ, kiểm tra hồ sơ giáo viên, tổ chuyên môn, hồ sơ lớp… để kiểm chứng các kết quả kiểm tra hành chính, đảm bảo chủ trƣờng quản lý đƣợc triển khai, các nội dung quản lý đƣợc thực thi.
- Đa dạng mục đích kiểm tra: kiểm tra để nắm bắt tình hình, thu thập thông tin; kiểm tra để rà soát tình hình triển khai các kế hoạch năm học, giai đoạn khi đó kiểm tra chủ yếu mang tính khảo sát, thƣờng là đầu năm học, đầu giai đoạn.
Kiểm tra tƣ vấn, đôn đốc, tiến hành sau khi đã triển khai thực hiện nhiệm vụ, để đảm bảo các nhiệm vụ đã đƣợc triển khai, các giải pháp phù hợp, hiệu quả, các hoạt động đang đúng hƣớng dù chƣa có kết quả cuối cùng, khi đó sẽ chú trọng tƣ vấn giải pháp, điều chỉnh mục tiêu, cách thức thực hiện…;
Kiểm tra đánh giá kết quả là mục đích cụ thể cuối cùng, kết quả thực hiện đƣợc định lƣợng, cụ thể hóa để đối chiếu so sánh với các hƣớng dẫn, với kế hoạch đƣợc duyệt, với kết quả năm cũ, với chuẩn kiểm định để có kết luận về hiệu quả giáo dục, cũng là kết quả công tác QL.
- Khi kiểm tra cần xem xét trên nhiều căn cứ, cả quá trình: Bên cạnh những căn cứ mang tính nguyên tắc, cần lƣu ý xuất phát điểm về giáo dục của đơn vị; mức độ cố gắng; các giải pháp hiệu quả; các hoạt động sáng tạo; các điều kiện chi phối; các ảnh hƣởng thuận lợi và bất lợi từ khách quan; việc khắc phục hạn chế của thời gian trƣớc… chứ không chỉ là những chỉ tiêu cứng nhắc, cào bằng. Nhƣ vậy mới đánh giá đúng năng lực quản lý, động thời động viên sự cố gắng liên tục trong mọi điều kiện. Cách làm này tỏ ra hiệu quả khi điều kiện, trình độ, và chất lƣợng giáo dục có sự chênh lệch, phân hóa lớn ở một Huyện miền núi.
- Kiểm tra, tác động qua yêu cầu báo cáo thì việc sử dụng các biểu, với yêu cầu định lƣợng cụ thể ngoài tác dụng thông tin là tác dụng điều chỉnh rất tốt bởi các biểu một mặt đề ra yêu cầu cần làm, mặt khác phải thực hiện mới có kết quả.
- Tổ chức lực lƣợng kiểm tra đáp ứng yêu cầu vì số cán bộ Phòng GD&ĐT không nhiều nên cần xây dựng, tổ chức đội ngũ cộng tác viên kiểm tra, các tổ cốt cán chuyên đề theo lĩnh vực, nhóm công việc để thực hiện triển khai các nhiệm vụ, hƣớng dẫn, tƣ vấn, đồng thời là kiểm tra thực hiện và công tác quản lý. Thành viên là các giáo viên giỏi, các CBQL có kinh nghiệm, những ngƣời tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng của cấp trên… Cán bộ phụ trách kiểm tra lên kế hoạch, tổ chức công việc; những viên chức nhóm THCS, cộng tác viên kiểm tra, thành viên tổ cốt cán thực hiện kiểm tra theo kế hoạch.
- Kết hợp kiểm tra với đánh giá để phán xét quá trình, hiệu quả quản lý và có kiến nghị điều chỉnh, thúc đẩy cụ thể, có xếp loại tƣơng ứng. Kiểm tra gắn với đánh giá và công tác thi đua góp phần đảm bảo hiệu lực tác động, điều chỉnh.