Biện pháp cải tiến việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 64)

CBQL trường THCS

3.3.1.1. Mục đích biện pháp

- Điều tra, đánh giá, phân loại đƣợc đội ngũ CBQL để cùng với quy hoạch phát triển giáo dục THCS là cơ cở xác định nhu cầu phát triển.

- Đảm bảo việc tính chủ động, hoạch định trong phát triển đội ngũ CBQL cho phù hợp với quy hoạch, chiến lƣợc phát triển giáo dục. Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ.

- Đảm bảo việc lựa chọn, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, sẵn sàng nguồn cán bộ phục vụ yêu cầu phát triển.

3.3.1.2. Nội dung biện pháp

- Thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá, phân loại đội ngũ CBQL hiện có bằng chuẩn hiệu trƣởng và các căn cứ khác: đối với CBQL là kết quả giáo dục cơ bản; kết quả kiểm tra đơn vị, hồ sơ dạy học cá nhân và xếp loại giờ dạy công tác.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trung hạn và dài hạn (cả số lƣợng và dự kiến nhân sự cụ thể) sát quy hoạch cấp học, trên cơ sở các dự báo chuẩn xác, tránh áng chừng, lý thuyết; điều chỉnh theo thực tế.

- Quy hoạch cần rõ mục tiêu, định hƣớng, nhiệm vụ và giải pháp chính phù hợp với lý luận, cập nhật các giải pháp mới, đồng thời đảm bảo thực tế, khả thi, phù hợp với điều kiện các đơn vị.

- Xây dựng kế hoạch theo năm, theo giai đoạn để từng bƣớc hiện thực quy hoạch. Thể hiện mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, giải pháp chi tiết, nguồn lực đảm bảo, phù hợp.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện

- Cập nhật các nội dung liên quan trong quy hoạch phát triển giáo dục Huyện Bắc Sơn, trong đó có quy hoạch phát triển THCS, (dựa vào số trƣờng; hạng trƣờng; mô hình trƣờng). Cụ thể: Cơ cấu trƣờng, Số CBQL CBQL giai đoạn Số trƣờng CBQL Tổng số Trong đó H.Trƣởng Phó H.Trƣởng Cấp THCS Liên cấp (TH&THCS) Bán trú Hiện nay 20 15 03 02 20 20 Đến 2020 20 18 0 02 20 22

(Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Huyện Bắc Sơn đến 2020)

Nhƣ vậy, số lƣợng trƣờng không tăng: mỗi xã 01 trƣờng cấp THCS hạng 2, việc tách trƣờng và chuyển đổi mô hình trƣờng đến 2018 là ổn định, nhu cầu về số lƣợng cán bộ thay đổi chủ yếu do thay đổi loại hình trƣờng (thêm loại hình trƣờng bán trú và tách thành lập trƣờng THCS một cấp học. Xu hƣớng chuyển từ trƣờng liên cấp thành trƣờng 01 cấp dẫn đến tăng phó hiệu trƣởng cấp THCS. Số trƣờng bán trú ổn định. 3 CBQL/trƣờng trong đó 02 Phó hiệu trƣởng/trƣờng.

- Điều tra bằng việc báo cáo thống kê, tập hợp số liệu, so sánh với quy định; khảo sát qua thi nhận thức; đánh giá bằng chuẩn hiệu trƣởng, đánh giá công chức, viên chức; kết quả giáo dục của đơn vị phụ trách… để xác định số lƣợng CBQL tƣơng ứng; đối chiếu với số lƣợng, chất lƣợng (không bổ nhiệm lại, miễn nhiệm nếu không đáp ứng), cơ cấu, thâm niên (sẽ nghỉ hƣu) hiện có để tính toán tuyển chọn, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển... trong 05 năm tới – thời điểm cơ cấu trƣờng ổn định. Cụ thể:

Số trƣờng Số CBQL Trong đó Hết nhiệm kỳ/năm 55-59 tuổi Luân chuyển hàng năm Năng lực yếu Số lƣợng 20 42 20% 10% 05 (2013) Biến động

Thay đổi cơ

cấu trƣờng Tăng 8-9 CBQL/năm Nghỉ hƣu trí dần 4-5 CBQL/năm Giảm dần Biện pháp Tách trƣờng; chuyển mô hình Bổ sung Bổ nhiệm mới Bổ nhiệm lại Bổ nhiệm mới Bổ nhiệm mới, điều động. Không bổ nhiệm lại

- Xây dựng các giải pháp cụ thể, khả thi, theo quy định:

Quy hoạch nhân sự, tạo nguồn, tuyển chọn, bổ nhiệm…: Quy hoạch số lƣợng phù hợp nhu cầu phát triển; quy hoạch nhân sự cụ thể theo đúng quy trình, đủ quy trình, theo phƣơng châm “mở” và “động”; Đối với cán bộ nguồn có yêu cầu cơ bản phù hợp chuẩn hiệu trƣởng (Chính trị, đạo đức; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (bằng cấp và các danh hiệu chuyên môn); thể hiện năng lực quả lý qua việc điều hành, tổ chức các hoạt động…).

Dự kiến biện pháp theo dõi, giúp đỡ, thử thách; chuẩn bị phƣơng án đề xuất, tham mƣu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, không bổ nhiệm lại hay miễn nhiệm nếu cần với các chứng lý cụ thể, thuyết phục trình Huyện xem xét.

Nghiên cứu, đề xuất, tham mƣu để sẵn sàng thử nghiệm các giải pháp mới: thi tuyển, vận động tín nhiệm (tranh cử), thu hút bằng ƣu đãi địa phƣơng… khi có các kinh nghiệm thực hiện kết quả tốt, đƣợc địa phƣơng đồng ý triển khai và khi tham mƣu thành công để thực hiện. Tổng hợp chứng minh hiệu quả, bài học. Trƣớc mắt dựa vào cách làm của một số địa phƣơng và chủ trƣơng thực hiện đối với cấp Trƣởng Phòng của Tỉnh để kiên trì tham mƣu; tham mƣu việc thu hút bằng ƣu đãi trong quy chế của Huyện.

- Xây dựng kế hoạch từng năm, giai đoạn để đáp ứng yêu cầu nhất thời, đồng thời phù hợp quy hoạch dài hạn. Xác định rõ mục tiêu ngắn hạn, chỉ tiêu cụ thể để tập trung thực hiện. Cụ thể là nội dung phát triển đội ngũ quản lý trong các kế hoạch năm học của trƣờng, kế hoạch phát triển giáo dục của Phòng GD&ĐT, quy hoạch nhân sự cụ thể hàng năm, bổ sung nhân tố mới và đƣa khỏi quy hoạch các nhân sự không còn phù hợp (cho 02 năm tiếp theo).

- Dự kiến lộ trình thực hiện phù hợp, khả thi. Đối với quy hoạch là lộ trình từng năm, từng giai đoạn 2-3 năm. Đối với kế hoạch là lộ trình quý, thậm chí là tháng với nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

3.3.2. Phát hiện, tuyển chọn; sử dụng hợp lý năng lực sở trường đội ngũ CBQL trường THCS

3.3.2.1. Mục đích của biện pháp

- Cụ thể hóa chuẩn hiệu trƣởng làm tiêu chuẩn của CBQL để đối chiếu phát hiện các cán bộ có khả năng tiềm năng về năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu làm nguồn quy hoạch, tuyển chọn.

- Phát hiện, tuyển chọn đƣợc CBQL kế cận, dự nguồn để bổ sung.

- Thực hiện quy hoạch nhân sự cụ thể đúng định, đủ quy trình để bồi dƣỡng, tuyển lựa chính xác CBQL bổ sung cho đội ngũ.

- Sử dụng phù hợp năng lực, sở trƣờng đối với CBQL đang có và bổ nhiệm mới. - Thực hiện sàng lọc đội ngũ CBQL.

3.3.2.2. Nội dung biện pháp

- Chi tiết, lƣợng hóa, làm rõ, bổ sung thêm minh chứng cho Chuẩn Hiệu trƣởng. Lƣu ý cân đối yêu cầu về minh chứng với đáng giá bằng hiệu quả giáo dục, cảm quan. Kiến nghị để chuẩn nghề nghiệp thành tiêu chí đánh giá cơ bản.

- Phát hiện, thử thách, rèn luyện, đào tạo, bồi dƣỡng, tuyển chọn theo tiêu chuẩn, đúng quy trình quy định. Thực hiện đề nghị bổ nhiệm.

- Phân công, luân chuyển, sử dụng phù hợp năng lực, sở trƣờng, tiếp tục hƣớng dẫn, bồi dƣỡng, hoàn thiện để nâng cao hiệu quả công tác, hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị, cƣơng vị trong đơn vị…

- Đánh giá phân loại để sử dụng, khuyến khích CBQL giỏi; cho thôi quản lý các CBQL không đáp ứng yêu cầu

3.3.2.3. Cách thức thực hiện

- Làm rõ các tiêu chí của chuẩn hiệu trƣởng bằng các căn cứ cụ thể, định lƣợng. Tập trung vào việc làm rõ các biểu hiện của tiêu chí; bổ sung, cụ thể hóa các loại minh chứng và yêu cầu minh chứng đi kèm cho phù hợp điều kiện, loại hình trƣờng, và điều kiện địa phƣơng: Với trƣờng bán trú, minh chứng đạo đức còn là tinh thần tận tụy, trách nhiệm, quan tâm giúp học sinh lƣu trú; với tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên

môn là kết quả sáng kiến kinh nghiệm bộ môn, quản lý; với vùng khó là kết quả vận động học sinh ra lớp, giúp đỡ học sinh…

Hiện nay tại Lạng Sơn, Chuẩn hiệu trƣởng mới chỉ là 01 căn cứ đánh giá để đánh giá CBQL theo quyết định 06/2006-BNV (bên cạnh các kết quả kiểm tra, kết quả thi nhận thức và kết quả bồi dƣỡng thƣờng xuyên), quyết định này đối tƣợng áp dụng là giáo viên, không phải CBQL; mặt khác quyết định này ra đời đã lâu, khi chƣa có các chuẩn nghề nghiệp, trong khi Chuẩn Hiệu trƣởng với các quy định cụ thể, định lƣợng, có thể đánh giá tƣơng đối chính xác khi có đủ minh chứng. Do đó CBQL và giáo viên cần đƣợc đánh giá chủ yếu theo Chuẩn Hiệu trƣởng đã ban hành.

Ngoài ra là các căn cứ khác nhƣ kết quả kiểm tra công tác quản lý (sản phẩm quản lý, nền nếp quản lý, hồ sơ quản lý…); hiệu quả công tác quản lý (qua kết quả giáo dục của đơn vị), mức độ tiến bộ của đơn vị (thứ hạng của trƣờng ở các chỉ số cơ bản: xếp loại 02 mặt giáo dục, kết quả tuyển sinh vào lớp 10, kết quả thi giáo viên giỏi các cấp…).

- Xem xét kết quả giới thiệu nhân sự quy hoạch của các trƣờng (căn cứ nhiều vào thực tế thực hiện nhiệm vụ); kết quả đánh giá công chức, viên chức hàng năm và ý kiến nhận xét, thẩm định thêm của nhóm chuyên môn THCS Phòng giáo dục (qua kết quả công tác các mặt mà các cán bộ này thoe dõi, có nhiều thông tin tin cậy).

Tiếp tục phát hiện các nhân tố phù hợp, có khả năng, tiềm năng về phẩm chất năng lực bằng thăm dò, giới thiệu. Coi trọng các tiêu chuẩn bắt buộc về trình độ chuyên môn nghiệp vụ dựa trên bằng cấp, chứng chỉ… lƣu ý khả năng linh hoạt, nhạy cảm trong đánh giá năng lực quản lý bằng nhiều căn cứ nhƣ khả năng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ: kết quả dự giờ, hội thi các cấp, kết quả giúp học sinh yếu kém, bồi dƣỡng học sinh giỏi…; hay năng lực quản lý: qua hiệu quả, tổ chức, tham gia các hoạt động giáo dục, các sự kiện của ngành (hội thi, hội thảo, hội giảng, hoạt động của tổ cốt cán…) để thử thách, đánh giá.

Trong các đơn vị trƣờng học, CBQL đều trƣởng thành từ giáo viên, thƣờng trải qua các cấp độ quản lý khác nhau, sẽ thể hiện phần nào phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và năng lực quản lý. Các cách làm này tỏ ra hiệu quả tốt (qua kiểm nghiệm ở 03 trƣờng).

Tổ chức để các đơn vị thực hiện thử thách, rèn luyện, bồi dƣỡng bằng việc để thực hiện nhiệm vụ quản lý ở các cấp độ quản lý khác nhau: Quản lý học sinh; quản

lý tổ chuyên môn, quản lý các hoạt động đoàn thể, phong trào, tổ chức các hoạt động xã hội…; với nhiều cƣơng vị nhƣ: Giáo viên chủ nhiệm và việc quản lý học sinh; tổng phụ trách đội và việc quản lý đội viên, tổ chức hoạt động tập thể; thƣ ký hội đồng và việc đầu mối các hoạt động quản lý, tổng hợp thông tin, giúp việc CBQL; tổ trƣởng chuyên môn và việc quản lý các hoạt động thi đua cấp độ tổ, quản lý chuyên môn sâu… Qua các hoạt động đó sẽ thể hiện và phát triển khả năng, thử thách năng lực của CB nguồn là giáo viên; đồng thời thêm căn cứ để đề nghị bổ nhiệm hay tính toán sử dụng sau này.

Quan tâm phát triển Đảng trong các nhà trƣờng, lƣu ý đến các đối tƣợng dự nguồn, kế cận.

Thực hiện quy hoạch, quy trình bổ nhiệm theo quy định, hiện nay thực hiện theo Hƣớng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban tổ chức trung ƣơng Đảng về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và văn bản hƣớng dẫn cụ thể của Sở GD&ĐT; UBND Huyện. Gồm các bƣớc chính: Chuẩn bị xây dựng quy hoạch (Chỉ đạo các đơn vị xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý; Rà soát đội ngũ cán bộ và đánh giá cán bộ; Xác định phương hướng, cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ); quy trình tiến hành quy hoạch (Phát hiện, giới thiệu nguồn; Tổ chức lấy ý kiến cấp ủy ;Tổ chức hội nghị lấy ý kiến; định kỳ xây dựng và rà soát, bổ sung quy hoạch) để khớp kết quả phát hiện, rèn luyện với kết quả tín nhiệm, thuận lợi khi làm quy trình và xét đề nghị bổ nhiệm. Trình tự, quy trình, thủ tục bổ nhiệm thực hiện theo quyết định 526/QĐ- BSvà các văn bản hƣớng dẫn của UBND Huyện.

- Thực hiện, chỉ đạo sử dụng CBQL phù hợp với yêu cầu các đơn vị: Tham mƣu, đề nghị bổ nhiệm tại chỗ theo nhu cầu, và thực tế nguồn cán bộ đáp ứng; định hƣớng phân công, giao nhiệm vụ, hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quản lý các hoạt động giáo dục của đơn vị theo quy định, theo cƣơng vị đƣợc bổ nhiệm. Ví dụ: Phó hiệu trƣởng có năng lực, nhiều danh hiệu, thuyết phục về chuyên môn có thể định hƣớng phân công phụ trách dạy – học kiêm nhiệm vụ quản lý khác.

- Bố trí luân chuyển theo năng lực và yêu cầu nhiệm vụ các đơn vị: Trƣờng chuẩn, hƣớng chuẩn; trƣờng thực hiện chuyển đổi mô hình bán trú; trƣờng vùng khó; không bổ nhiệm lại, miễn nhiệm với CBQL các trƣờng có nền nếp quản lý và kết quả giáo dục yếu kém cần thay đổi… ngoài ra là luân chuyển đối với quản lý có năng lực, kinh nghiệm nhƣng hết thời gian công tác tại cơ sở theo quy định (02 nhiệm kỳ).

- Tạo áp lực cần thiết bằng yêu cầu cao; thƣờng xuyên đôn đốc, hƣớng dẫn; giám sát, điều chỉnh bằng công tác kiểm tra; kết hợp các biện pháp kinh tế, hành chính, tổ chức và thi đua: thực hiện tôn vinh, khen thƣởng, biểu dƣơng hay nhắc nhở, phê bình phù hợp. Lƣu ý phát huy tính tích cực tự thân, tự giác bằng việc phát huy nhu cầu tự khẳng định: Uy tín, “tiếng nói” trong đội ngũ CBQL các trƣờng; tham gia các hoạt động cấp Huyện, Sở...

3.3.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS

3.3.3.1. Mục đích biện pháp

- Đào tạo, bồi dƣỡng để đối tƣợng nguồn, CBQL nêu và vận dụng đƣợc nguyên lý, quy luật quản lý; các quy chế, quy định hiện hành và các chế độ chính sách liên quan. Giúp CBQL vận dụng sáng tạo, sát yêu cầu quản lý cơ sở, giải quyết đƣợc các vấn đề nảy sinh trong quản lý.

- Nâng cao đƣợc năng lực thực hành, vận dụng phù hợp các nguyên lý, quy luật, kỹ năng, kỹ thuật quản lý cho các vấn đề quản lý cụ thể tại cơ sở.

- Đào tạo bồi dƣỡng thƣờng xuyên, liên tục; chú trọng tổ chức tự bồi dƣỡng để tự giác, tích cực hoàn thiện, cập nhật kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mới trong quản lý cho đội ngũ CBQL.

3.3.3.2. Nội dung biện pháp

- Kiến nghị kiện toàn hệ thống trƣờng, khoa đào tạo bồi dƣỡng quản lý giáo dục; đa dạng hình thức đào tạo, bồi dƣỡng; tăng khả năng đào tạo bồi dƣỡng theo nhu cầu. (kiến nghị với các cấp, các cơ sở đào tạo)

- Chọn cử đối tƣợng (số lƣợng, tỉ lệ, tiêu chuẩn); lựa chọn, hình thức, hệ đào tạo phù hợp yêu cầu đối với đội ngũ CBQL, với quy hoạch của Ngành, phù hợp quy định của địa phƣơng về đào tạo bồi dƣỡng cán bộ (có tham mƣu điều chỉnh chỉ tiêu để đáp ứng yêu cầu của Ngành).

- Dự kiến các hoạt động tập huấn, bồi dƣỡng theo những yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, các vấn đề có thể nảy sinh. Thực hiện tập huấn, bồi dƣỡng theo kế hoạch.

- Tổ chức tự bồi dƣỡng cùng với hoạt động bồi dƣỡng thƣờng xuyên và tự bồi dƣỡng của giáo viên để vừa gƣơng mẫu cho đội ngũ giáo viên, vừa nâng cao năng lực hiệu quả quản lý. Kết hợp tự bồi dƣỡng với hoạt động giúp đỡ đồng nghiệp trong tập thể sƣ phạm mà ngành giáo dục Tỉnh đang triển khai.

3.3.3.3. Cách thức thực hiện

- Kiến nghị, góp ý các cấp kiện toàn hệ thống trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng CBQL, nâng cao năng lực đào tạo (quy mô, chất lƣợng); đa dạng loại hình (thời gian – ngắn hạn, trung và dài hạn..; đa dạng hình thức học – tập trung, tự học có hƣớng dẫn, học theo chuyên đề, tín chỉ…); có học phần quản lý giáo dục trong trƣờng sƣ phạm; gắn kết trƣờng đào tạo với nhu cầu và sự tham gia của cơ sở.

- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng trong đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ, cách thức

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)