của các doanh nghiệp trong ngành may mặc
Không có cái gì là hoàn hảo, không một doanh nghiệp nào có khả năng đáp ứng được tất cả nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có lợi thế mặt này và hạn chế mặt kia. Các doanh nghiệp phải nhận biết được những điểm này và phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để có thể đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh:
Trong quá trình phỏng vấn em đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của công ty so với đối thủ cạnh tranh
Theo năng lực cạnh tranh marketing:
- Giá cả sản phẩm: Cạnh tranh về giá là một trong những vấn đề mà các
công ty Việt Nam nói chung và May I Hải Dương nói riêng luôn phải đối đầu khi tham gia vào thị trường Mỹ. Thị trường Mỹ có rất nhiều phân khúc, do khác biệt về độ tuổi, giới tính, thu nhập. Chính vì vậy, chiến lược giá cần được xây dựng hợp lý cho những phân khúc thị trường mà công ty nhắm tới, công ty phải có giá cạnh tranh làm vừa lòng phân khúc của khách hàng, bảng giá sản phẩm của công ty có những ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh
- Chất lượng sản phẩm: Nhu cầu của mỗi khách hàng là khác nhau, để đáp
mã, màu sắc kiểu dáng. Chủng lọai mẫu mã sản phẩm càng đa dạng càng hấp dẫn người mua.
- Năng lực xúc tiến xuất khẩu: Trong kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp sẽ không đạt được hiệu quả cao nếu chỉ nghĩ rằng: "Có hàng hoá chất lượng cao, giá rẻ là đủ để bán hàng". Nhưng giá trị của hàng hoá, dịch vụ, thậm chí cả những lợi ích đạt được khi tiêu dùng sản phẩm cũng phải được thông tin tới khách hàng hiện đại, khách hàng tiềm năng, cũng như những người có ảnh hưởng tới việc mua sắm. Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần thực hiện tốt các hoạt động của xúc tiến xuất khẩu
Công tác tổ chức hoạt động xúc tiến xuất khẩu là tập hợp nhiều nội dung khác nhau nhằm tăng khả năng tiêu thụ, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp...Hoạt động xúc tiến xuất khẩu bao gồm: Quảng cáo; khuyến mại; hội chợ triển lãm; marketing trực tuyến; quan hệ công chung và các hoạt động khuyếch trương khác
Tổ chức hoạt động xúc tiến tốt giúp cho doanh nghiệp tăng lượng bán. tăng doanh thu, lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh.
Tổ chức hoạt động xúc tiến tốt sẽ tạo ra uy tín của sản phẩm trên thị trường, làm cho khách hàng biến đến và hiểu rõ kỹ năng công dụng của sản phẩm.
Tổ chức tốt hoạt động xúc tiến giúp cho doanh nghiệp tìm được nhiều bạn hàng mới, khai thác được nhiều thị trường, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
- Uy tín doanh nghiệp: . Uy tín doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu
quan trọng để đánh gia năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. doanh nghiệp nào có uy tín sẽ có nhiểu bạn hàng, nhiểu đối tác làm ăn và nhất là một lượng khách hàng rất lớn. Mục tiêu của các doanh nghiệp là doanh thu, thị phần tối đa hóa lợi nhuận nhưng để đạt được những điều đó công ty phải tạo được uy tín của mình trên thị trường, phải tạo được vị thế của mình trong mắt của khách hàng
Năng lực cạnh tranh phi marketing
- Vị thế tài chính: Tài chính thể hiện ở quy mô nguồn vốn tự có, khả năng
huy động các nguồn vốn khác cho sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng chúng. Với năng lực tài chính dồi dào, công ty có nhiều cơ hội để đầu tư trang thiết bị đáp ứng quy trình công nghệ hiện đại. Đồng thời tạo niềm tin đối với nhà cung cấp và tổ chức tín dụng.
- Năng lực quản trị và lãnh đạo: Lãnh đạo là người cầm lái con tàu doanh
nghiêp, có vai trò quyết định đưa ra những mục tiêu chiến lược và lên kế hoạch hoạt động cho công ty. Nhà quản trị giỏi là người giỏi về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp, biết giải quyết công việc một cách linh hoạt nhạy bén, có khả năng thuyết phục để người khác phục tùng mệnh lệnh của mình một cách tự nguyện và nhiệt tình. Điều đó tạo nên sự đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp.
- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự
thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích môi trường lựa chọn thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Năng suất lao động: Năng suất lao động là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiểu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi thông qua năng suất lao động ta có thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và trình độc ông nghệ của công ty.