Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu 1.Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu công ty cổ phần may I Hải Dương (Trang 26)

Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không tồn tại độc lập mà nó tồn tại trong một môi trường gồm rất nhiều mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Các nhân tố này tuy ở bên ngoài nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp, chi phối xu hướng hành động của doanh nghiệp. Các nhân tố này bao gồm:

Môi trường chính trị - pháp luật

Chính sách của Việt Nam với Mỹ

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều quyết sách quan trọng nhằm làm cho môi trường đầu tư tại Việt Nam có tính cạnh tranh hơn và thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Mỹ nói riêng. Cụ thể:

- Dành cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều ưu đãi hơn về thuế lợi tức, với mức thuế thấp nhất trong khu vực; thời hạn miễn thuế đến 4 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo và miễn 8 năm thuế lợi tức cho các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, kể từ khi kinh doanh bắt đầu có lãi.

- Giảm thiểu tối đa và đơn giản hoá mạnh mẽ thủ tục hành chính, trước hết là thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu, cấp giấy phép đầu tư.

- Dành cho các nhà đầu tư được lựa chọn hình thức dự án và địa bàn đầu tư, tỷ lệ góp vốn pháp định và thị trường tiêu thụ, ngoại trừ một số lĩnh vực có điều kiện đã được công bố.

- Giảm đáng kể giá tiền thuê đất, làm cho giá thuê đất có thể cạnh tranh với các nước xung quanh.

Tất cả những chính sách trên nhằm tạo dựng một khuôn khổ pháp lý, một môi trường đầu tư ổn định, giảm chi phí đầu tư cho nước ngoài nói chung và Mỹ nói riêng. Với chính sách phát triển nền kinh tế mở, đa phương hóa quan hệ cùng với đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, Việt Nam đã khai thông và thu hút được nhiều thị trường vào Việt Nam trong đó có cả thị trường Mỹ.

Quy định của Mỹ đối với các doanh nghiệp may Việt Nam

Hoa Kỳ là một nước tư bản chủ nghĩa. Hệ thống chính trị luôn ổn định tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỹ luôn khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trên thị trường Mỹ

Muốn vào thị trường Mỹ, điều cần thiết đầu tiên với các doanh nghiệp là những vấn đề mà công ty cần phải quan tâm những quy định trong quá trình nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ điển hình như:

- Quy định khi tiếp nhận: Tiếp nhận hàng vào Mỹ đòi hỏi phải xuất trình giấy tờ, tài liệu tiếp nhận theo quy định của luật Mỹ. Hóa đơn chứng từ ở thị trường Mỹ đòi hỏi rất chặt chẽ, đầy đủ và chính xác.

- Kiểm tra: Hàng hóa của công ty phải phân định chất lượng , có được kèm theo những giấy chứng nhận y tế, vệ sinh, an toàn không. Nếu hải quan phát hiện có những khác biệt với việc khai báo tuỳ thuộc mức độ có thể bổ sung thuế, phạt, tịch thu nếu gian lận.

- Những quy định về đánh dấu, nhãn mác: Mọi hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ ngoại quốc, phải ghi rõ ràng, không được tẩy xoá, ở chỗ dễ đọc, tên người mua cuối cùng ở mỹ, tên bằng tiến Anh, ghi rõ tên nước xuất xứ. Với những quy định về đánh dấu, dán nhãn khắt khe của Mỹ, Công ty nên cẩn thận trong việc đóng gói hàng hóa về ghi số liệu, nhãn hiệu, xuất xứ sao cho dễ dàng nhận ra.

- Quy định về hạn ngạch nhập khẩu: Đối với hàng dệt - may, Mỹ vẫn duy trì việc sử dụng hạn ngạch để quản lý lượng hàng nhập khẩu. Tuỳ từng trường hợp và sử dụng loại hạn ngạch khác nhau. Có hai loại hạn ngạch là hạn ngạch tỷ giá biểu thuế (nếu nượt quá số lượng quy định thì lượng hàng nhập khẩu thêm sẽ phải chịu thuế cao hơn) và hạn ngạch tuyệt đối (chỉ cho phép nhập khẩu đúng với số lượng quy định của hạn ngạch).

- Quy chế tối huệ quốc: Đối với các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu với Mỹ đều quan tâm tới quy chế tối huệ quốc. Sản phẩm của công ty được Mỹ giành cho quy chế tối huệ quốc sẽ chếm mức thuế thấp hơn công ty không được Mỹ giành cho quy chế tối huệ quốc.

Tóm lại, pháp luật của hoa kỳ rất chặt chẽ, phía Mỹ thường quan tâm tới vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề bán phá giá, bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ hàng hóa.... Công ty phải quan tâm và khắc phục những diểm yếu khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ nếu không sẽ bị trừng phạt rất nghiêm khắc.  Môi trường kinh tế

Trong xu thế toàn cầu hóa thì sự phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng, vì vậy mỗi sự biến động của tình hình kinh tế xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh tế trong nước. Lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng nhạy cảm. Bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách xuất nhập khẩu, tình hình lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái

kinh tế…của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

- GDP, GDP bình quân đầu người, mức tăng trưởng kinh tế : Hoa Kỳ là nước có tổng sản phẩm quốc nội cao nhất thế giới đạt 7.065 tỷ USD (năm 2012), thu nhập bình quân đầu người 45.511USD (năm 2012) tốc độ tăng GDP hàng năm đạt từ 2,5 - 3% những năm gần đây. Điều này phản ánh sức mua tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ là rất lớn.

- Tỷ giá hối đoái: Là nhân tố kinh tế quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Trong 3 năm (2011-2013) tỷ giá hối đoái ổn định, giá của đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ khoảng 21000 VNĐ/ USD . Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, đồng nội tệ giảm giá trị so với đồng ngoại tệ sẽ khiến hàng xuất khẩu rẻ hơn, doanh nghiệp dễ cạnh tranh trên thị trường quốc tế..

- Hệ thống ngân hàng và tỷ lệ lãi suất: Hoạt động xuất khẩu liên quan mật thiết với vấn đề thanh toán quốc tế, thông qua hệ thống ngân hàng giữa các quốc gia. Hệ thống ngân hàng phát triển thì việc thanh toán diễn ra càng thuận lợi, nhanh chóng sẽ tạo thuận lợi hơn cho các đơn vị kinh doanh xuất khẩu. Hiện nay lãi xuất cơ bản do ngân hàng Nhà Nước công bố đang ở mức ổn định 9%/ năm. Tỷ lệ lãi xuất đang dần được hạ thấp nên các doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn vay để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Ngoài ra, sự hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, sự tham gia vào các tổ chức thương mại như APEC, WTO… cũng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển.

- Thuế: Thuế của Hoa Kỳ áp dụng cho hàng dệt may ở mức thấp, mức thuế trung bình áp dụng cho quần áo may sẵn là 10-15%.

Biểu đồ 1.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2006-2012

(Nguồn: Phòng kế toán)

Môi trường khoa học - công nghệ

Các nhân tố khoa học công nghệ quan hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Sự phát triển và mức độ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giúp các doanh nghiệp tăng quy mô, năng suất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh cao cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Sự phát triển của khoa học công nghệ còn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp khai thác và tìm kiếm các thông tin về sản phẩm và thị trường, đẩy mạnh sự phân công và hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ giữa các khối quốc gia tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển.

Muốn xâm nhập vào thị trường Mỹ một thị trường hấp dẫn công ty cần phải đầu tư vào ngành này nhiều hơn như công nghệ, vốn, thiết kế...Với một thị trường có tính cạnh tranh cao như Mỹ đòi hỏi chất lượng sản phẩm, mẫu mã dệt may của công ty phải cao để thu hút tiêu dùng của người Mỹ ngày càng mạnh hơn. Công ty sở hữu được công nghệ sản xuất hiện đại hơn sẽ có được ưu thế lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh

Môi trường văn hóa – xã hội

Mỗi quốc gia sẽ có những yếu tố văn hóa – xã hội khác nhau như phong tục tập quán, niềm tin, lối sống, tâm lý, kỳ vọng, tác phong công tác…Các yếu tố này hình thành nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thị trường, là nền tảng cho sự

xuất hiện thị hiếu tiêu dùng, sự yêu thích trong tiêu dùng sản phẩm cũng như sự tăng trưởng của các đoạn thị trường mới. Trong phong cách ăn mặc, người Mỹ thường chú trọng đến yếu tố tự nhiên, bình thường. Với người Mỹ, sự thoải mái trong cách ăn mặc là ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, khi làm việc, nam giới thường mặc những chiếc sơ mi và quần âu vải sợi bông rộng, thoáng, nữ giới thì mặc váy với chất liệu co giãn. Còn trong cuộc sống hàng ngày, quần jean áo thun là phong cách ăn mặc đặc trưng nhất

Cơ cấu dân số: Ở Mỹ, hiện tượng tăng tuổi thọ và giảm tỷ lệ sinh đẻ dẫn đến già hoá dân cư. Hiện nay tuổi trung bình của người dân Mỹ là 30 tuổi và tương lai sẽ là cỡ 35 tuổi. Dân số Mỹ vào khoảng 305 triệu người, chiếm khoảng 5% dân số thế giới. Tốc độ tăng dân số ước đạt khoảng 0,89%. Mỹ là quốc gia đa dân tộc do dân nhập cư vào Mỹ chiếm một số lượng lớn, khoảng 30% dân số, trung bình mỗi năm có khoảng một triệu người nhập cư. Bên cạnh đại bộ phận dân Mỹ là người châu Âu, ở Mỹ còn có người da đỏ, người châu Á, người Mỹ gốc Phi… Các cộng đồng dân ở Mỹ có những nét văn hóa, bản sắc riêng về ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục. Rất khó để có thể khái quát được nét văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng ở quốc gia này. Tuy nhiên, chính sự đa dạng về văn hóa lại là yếu tố thuận lợi cho ngành may mặc phát triển. Hàng dệt may của chúng ta vẫn chủ yếu tập trung vào phân khúc thị trường giá rẻ cho nên sự đa dạng trong sắc tộc, mà người châu Á, Châu Phi nhiều lại là điều kiện thuận lợi cho riêng công ty

Một phần của tài liệu 1.Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu công ty cổ phần may I Hải Dương (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w