II I ĐÀO TẠO PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC 1
3.3.3. Thực trạng triển khai thực hiện đào tạo nhân viên
Trên cơ sở nhu cầu đào tạo nhân viên đã được xác định, các hình thức và phương pháp đã được lựa chọn, công ty tiến hành mời giảng viên. Giảng viên này có thể mời từ bên ngoài hoặc là những nhân viên có kinh nghiệm được chọn trong nội bộ doanh nghiệp. Năm 2013, công ty có một khóa đào tạo cho toàn bộ CBCNV có nhu cầu đào tạo trong công ty, đó là các khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp, kiến thức về điện tử viễn thông, công ty đã mời giảng viên từ công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sao về tư vấn và giảng dạy. Đây là một công ty Đào tạo và tư vấn chuyên nghiệp tại Việt Nam do các chuyên gia có uy tín và kinh nghiệm thành lập. Tuy nhiên, trong suốt quá trình đào tạo, việc theo dõi và giám sát lớp học ít được chú ý, điều này ảnh hưởng tiêu cực tới suy nghĩ của nhân viên, cũng như không tốt tới công tác đánh giá đào tạo sau này.
Đối với mỗi nhân viên tham gia đào tạo: Ngoài được miễn giảm học phí họ còn được hưởng nguyên lương trong thời gian tham gia đào tạo. Công ty luôn cố gắng hỗ trợ để nhân viên tham gia đào tạo một cách thuận lợi và thoải mái như hỗ trợ tàu xe, xăng xe, hay thu xếp ở nội trú cho nhân viên ở xa. Năm 2012, kinh tế khó khăn, khả năng tài chính của CMC Telecom-CNMB hạn chế, tuy vậy việc hỗ trợ nhân viên tham gia đào tạo phần nào gặp khó khăn hơn so với các năm trước nhưng ban lãnh đạo trong công ty cũng đã nỗ lực hết mình cho công tác đào tạo nhân viên. Năm 2013, công ty sẽ nỗ lực tăng doanh thu, ngân sách dành cho đào tạo tăng lên, đảm bảo quá trình triển khai không gặp khó khăn về mặt tài chính.
Giảng viên giảng dạy: CMC Telecom-CNMB chủ yếu sử dụng nguồn giảng viên trong công ty. Dựa trên những tiêu chí đánh giá về mức độ hoàn thành công việc,
thâm niên làm việc, kỹ năng giảng dạy để lựa chọn người phù hợp nhất. Bên cạnh đó, với những chương trình đào tạo đặc biệt, CMC Telecom-CNMB thuê thêm giảng viên bên ngoài, có thể là giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề, … nhằm đảm bảo học viên được giảng dạy với đội ngũ giảng viên giỏi nhất, phù hợp nhất.
Tài liệu giảng dạy: Do công ty phối hợp cùng giảng viên biên soạn để đáp ứng đủ, đúng về nội dung đào tạo, đảm bảo thu được kết quả tốt sau khi đào tạo.
Công ty tổ chức các khoá đào tạo ngay tại trụ sở chính của mình là tầng 15, tòa nhà CMC, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội và số 60, Ngõ Thịnh Hào 1, Đống Đa, Hà Nội.
Bảng 3.8: Tình hình triển khai các khóa học tại CMC Telecom-CNMB STT Nội dung đào tạo
Số khóa đào tạo được tổ chức/ số khóa đào tạo theo kế hoạch
2011 2012 2013
1 Đào tạo chuyên môn kỹ thuật 4/5 7/8 6/9
2 Đào tạo lý luận, chính trị 0/0 0/1 1/1
3 Đào tạo văn hoá doanh nghiệp 3/3 2/2 3/3
4 Đào tạo phương pháp công tác 1/1 1/1 2/2
Tổng số khóa đào thực hiện/ số khóa
theo kế hoạch 8/9 10/12 12/15
Nguồn: Phòng HCNS-CNMB
Qua bảng số liệu trên nhận thấy, số khóa đào tạo được triển khai chưa đạt 100% số lượng theo kế hoạch đã đề ra. Năm 2011 tổng số khóa đào tạo được thực hiện là 8 khóa/9 khóa theo kế hoạch đã đề ra, trong đó: 4 khóa đào tạo chuyên môn kỹ thuật, 3 khóa đào tạo văn hóa doanh nghiệp, 1 khóa đào tạo phương pháp công tác. Năm 2012 tổng số khóa đào tạo được thực hiện là 10 khóa/ 12 khóa theo kế hoạch đã đề ra, trong đó: 7 khóa đào tạo chuyên môn kỹ thuật, 2 khóa đào tạo văn hóa doanh nghiệp, 1 khóa đào tạo phương pháp công tác. Năm 2013, đào tạo chuyên môn kỹ thuật triển khai 6 khóa, đào tạo chính trị lý luận 1 khóa, đào tạo văn hóa doanh nghiệp 3 khóa, đào tạo phương pháp công tác 1 khóa, như vậy tổng số khóa đào tạo được thực hiện là 12 khóa / tổng số 15 khóa theo kế hoạch đã đề ra.
Hầu hết các năm, công ty không triển khai triệt để các khóa học theo kế hoạch đã đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình lập kế hoạch không tham khảo ý kiến
của các bộ phận ngoài nhân sự trong công ty về thời gian, nội dung, phương pháp,… nên khi triển khai gặp khó khăn, số lượng nhân viên tham gia chưa đầy đủ khiến cho công tác triển khai không thể tuân theo kế hoạch đã đề ra.
Kết quả phiếu điều tra cho thấy, mức độ hài lòng về giảng viên, tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật dành cho đào tạo như sau:
Sơ đồ 3.6: Đánh giá chất lượng các yếu tố trang thiết bị, cơ sở vật chất, giảng viên trong công tác đào tạo
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Đánh giá về trang thiết bị phục vụ đào tạo: Tỉ lệ nhân viên đánh giá rất tốt về trang thiết bị chiếm 20%, tốt chiếm 28,89%, khá chiếm 26,67%, trung bình chiếm 13,33%, yếu chiếm 11,11%. Như vậy có thể thấy tỉ lệ đánh giá rất tốt, tốt, khá chiếm tỉ trọng lớn hơn rất nhiều so với đánh giá trung bình và kém. Nhìn chung trang thiết bị dành cho đào tạo hầu như đã thoả mãn được nhu cầu. Công ty cần tích cực nâng cao hơn nữa chất lượng trang thiết bị để tránh lạc hậu, lỗi thời không phù hợp với quá trình học tập, giảng dạy.
Đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: Tỉ lệ nhân viên đánh giá rất tốt về cơ sở vật chất kỹ thuật chiếm 31,11%, tốt chiếm 24,44%, khá chiếm 11,11%, trung bình chiếm 15,56%, yếu chiếm 17,78%. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty được đánh giá là tốt. Tỉ lệ đánh giá trung bình, yếu chiếm tỷ trọng tương đối thấp. Để đạt được điều này là một nỗ lực không nhỏ của ban lãnh đạo công ty.
Đánh giá về giảng viên đào tạo: Tỉ lệ nhân viên đánh giá rất tốt về giảng viên chiếm 13,33%, tốt chiếm 22,22%, khá chiếm 31,11%, trung bình chiếm 20%, yếu chiếm 13,33%. Giảng viên đào tạo nhìn chung còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của học viên. Tỉ lệ đánh giá trung bình, yếu còn cao. Để thu được kết quả sau đào tạo cao, công ty cần lựa chọn giảng viên phù hợp, đủ trình độ, kỹ năng, phương pháp để truyền tải được nội dung đào tạo.