Thamgia một lần cuộc thi thể lực hoặc trí lực thắng mình trước khi thắng ngườ

Một phần của tài liệu Những việc cần làm trong đời người (tái bản) tập 2 (Trang 93)

thắng người

Có một viên phi công nhận được một nhiệm vụ đặc biệt, không phải là đi ném bom, cũng không phải là đón một nhân vật quan trọng mà là chở một con hổ. Đây là một con hổ đã trưởng thành. Chữ "Vương"(từ) được tạo ra trên trán nó trông thật là có dũng khí của một kẻ bá vương. Con hổ bị nhốt trong một cái cũi sắt, trông điệu bộ của nó có vẻ bất phục, lúc được vận chuyển từ dưới đất lên máy bay nó không quên kêu lên một tiếng làm kinh động cả rừng xanh. Viên phi công cảm thấy rất thích thú, anh ta ngồi vào buồng lái phía trước, còn phía sau mình là cái cũi nhốt con hổ. Đây là một cuộc giao lưu mặt đối mặt ở cự ly gần hiếm thấy giữa con người với chúa tể của trăm loài thú.

Máy bay cất cánh được vài phút, viên phi công quay đầu lại nhìn xem con hổ thế nào rồi. "Chúa ơi!" anh ta run cầm cập thốt lên, con hổ chỉ cách anh ta có vài thước, nó đang tiến đến gần anh ta. Cái cửa đáng chết kia đã không được khóa cẩn thận. Trong tình thế nguy cấp, viên phi công không hề gào thét bỏ chạy. Thực ra có làm như vậy thì cũng không có đường thoát, ngược lại anh ta lại trợn trừng đôi mắt lên, nhìn chằm chằm vào con hổ với vẻ hung dữ trông giống như một con sư tử đực dựng bờm lên để uy hiếp đối phương. Và khi kỳ tích đã xảy ra, con hổ và anh ta nhìn nhau một lát, rồi nó ngoan ngoãn quay trở lại về cái cũi sắt, viên phi công đã hoàn toàn hóa giải được cơn nguy hiểm.

* * *

Loại bỏ "cảm thụ cá nhân" và "lòng vị kỷ" của loài người là mục đích cuối cùng của tất cả mọi sự giáo dục chân chính. Lòng vị kỷ được sinh ra do sự ham muốn tự mình sinh tồn của tất cả các loài sinh vật, nhưng nó lại đối ngược với mục đích của sự sống. Quá trình của đời người xét về bản chất là có sự cảm thụ nên mới bắt đầu, nhưng trước khi chúng ta kết thúc cuộc đời thì trên mặt tinh thần nhất định phải có phần thành đạt, tức là hy vọng có thể tiếp tục kéo dài quá trình này trong thế giới tương lai vĩnh hằng với điều kiện ưu việt hơn.

Vì vậy trong tính cách bẩm sinh của con người vừa mới bắt đầu thì đã tiềm ẩn một sự mâu thuẫn rắc rối. Đó là rắc rối giữa vật thực tế tồn tại (bản năng và cảm thụ) tức là muốn duy trì triệt để tư chất tự nhiên trời cho và sự hướng tới cải thiện tồn tại trong nơi sâu thẳm của tâm hồn.

Nếu như loài người không kiên trì duy trì tư chất có được từ tự nhiên thì có lúc sẽ cảm thấy mặt đất dưới chân dường như tạo nên một sự cách ly với chúng ra,

Mặc dù như vậy nhưng khi chúng ta kiên trì với tư chất tự nhiên của bản thân, cái tôi ưu việt hơn của chúng ta sẽ không ngừng trách móc chúng ta: "Người chưa làm hết nghĩa vụ, người làm việc như thế này thì làm việc gì cũng không bao giờ thành công".

Con người muốn có khả năng tự giác thì bất kể ai cũng đều phải coi chính bản thân mình là một đối thủ, và trong cuộc cạnh tranh này chúng ta phải là người chiến thắng.

* * *

Nào, bây giờ chúng ta hãy quay trở lại với câu chuyện giữa viên phi công và con hổ: trên thực tế khi cùng với con hổ chiếu tướng, viên phi công không phải là đọ sức với con hổ, mà là đang chiến thắng chính mình. Điều này cũng giống sự đọ sức trong cuộc cạnh tranh - dù tham gia đọ sức về mặt thể lực hay trí lực, bạn đều phải chuẩn bị tốt về mặt tâm lý. Vào thời khắc bạn bước vào cuộc thi, điều đầu tiên bạn cần phải làm được là thi đấu với chính mình.

Xã hội hiện đại luôn nói cho chúng ta biết một cái đạo lý hết sức đơn giản là: muốn có được cái tốt nhất thì buộc phải nỗ lực giành được thứ nhất, vì điều này mọi người đã trả giá rất đắt. Cạnh tranh có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, kết quả của một cuộc nghiên cứu về hành vi của con người cho thấy: trong thi đấu, vận động hoặc bất cứ sự việc nào đấy mà giành được thành công sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với lòng tự tôn và cảm giác hạnh phúc của con người. Thắng lợi không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của cá nhân mà còn có thể thay đổi được tương lai của người đó. Thắng lợi tạo ra lòng tự tin và hình thành tâm hồn cao thượng hơn. Bản thân nó là một món quà, đem lại cho con người ta sự tán thưởng và được mọi người biết đến. Cạnh tranh thời thơ ấu là mô hình sơ khai của sự cạnh tranh xã hội người trưởng thành. Ngoài ra, do sự kích thích của cạnh tranh, người ta có thể làm được những việc vượt lên trên cả khả năng của mình, nói cách khác, thắng lợi là sự biểu hiện mặt tốt nhất của bạn, tìm cơ hội tốt hơn có thể khiến cho bạn thể hiện được kỹ xảo, phát huy được tiềm năng. Con người ai cũng có nhu cầu chiến thắng, và cũng có nhu cầu trắc nghiệm khả năng của mình. Tuy nhiên cạnh tranh không phải là muốn bạn dùng tiểu xảo với người khác hoặc cay cú thi đấu với người khác. Sự thực là cạnh tranh có thể khiến cho con người có được kinh nghiệm phong phú hơn từ trong sự nỗ lực của bản thân, nếu bạn muốn khẳng định và ủng hộ chính mình, bạn sẽ có một hình tượng bản thân rất mạnh mẽ, quan niệm của bạn về thắng lợi sẽ rõ ràng hơn, và bạn sẽ quan tâm hơn đến ý nghĩ của người khác một cách có ý thức. Sự tự khẳng định mình của bạn sẽ làm cho bạn tự

tin hơn, do đó có thể tham gia vào nhiều hơn các cuộc cạnh tranh mà không bị gục ngã.

Khi chúng ta bị dọa cho sợ, cảm thấy không biết làm thế nào hoặc mệt mỏi rã rời, sẽ rất dễ quên đi giá trị của bản thân và thành tựu cá nhân mà lại đi đố kỵ với người khác. Chúng ta phủ nhận ưu điểm và sở trường của mình rồi đánh giá quá cao người khác. Chúng ta phê phán chính bản thân mình quá nghiêm khắc, so sánh một cách tiêu cực giữa mình với người khác.

Nếu như chúng ta luôn biết cách khẳng định mình thì chúng ta sẽ có một cách nhìn hoàn toàn mới. Khi đó hàm ý của "giành thắng lợi trong cạnh tranh" sẽ được làm phong phú thêm rất nhiều. Cố gắng hết sức mình, dũng cảm đối mặt với thách thức, yêu nhiệt tình người khác và đã phát huy được hết tiềm năng vốn có của mình. Cạnh tranh là một hiện tượng tốt, nó thúc đẩy bạn, khích lệ bạn khi bạn cạnh tranh với chính mình, cũng có thể từ đó mà không ngừng vượt lên trên chính mình.

Người thành công luôn có thái độ trung thực trong cạnh tranh, bởi vì anh ta biết được rằng mình đã có cơ hội vượt hẳn lên trên và người khác cũng có cơ hội trở thành người thành công. Anh ta cũng biết được rằng tột đỉnh của sự thành công là vô tận, anh ta giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh, anh ta cũng chia sẻ với người khác không khí chiến thắng, do anh ta chỉ cạnh tranh với bản thân mình vì vậy mà anh ta không có kẻ thù, những người bước lên bục vinh quang đều là bạn anh ta. Người thành công chủ yếu là cạnh tranh với chính mình, vì vậy trong quá trình giành được thành công luôn mỉm cười với đối thủ, vừa không có thái độ thù địch lại vừa không có thái độ miệt thị đối với đối thủ. Khi bạn muốn cạnh tranh với người khác, trước tiên phải học cách vượt lên chính mình, khắc phục thái độ tiêu cực của mình, rèn luyện ý chí không sợ thử thách, chỉ có như vậy bạn mới có thể trở thành nhân vật xuất chúng thực sự.

Một phần của tài liệu Những việc cần làm trong đời người (tái bản) tập 2 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w