Hợp tác với người khác hoàn thành một công việc

Một phần của tài liệu Những việc cần làm trong đời người (tái bản) tập 2 (Trang 72)

Trong thế giới tự nhiên có rất nhiều điển hình về tinh thần hợp tác, một đàn chim Nhạn sẽ mãi bay theo con đầu đàn cho đến khi con đầu đàn từ đỉnh hình chữ V của đànNhạn bay trở về vị trí cũ của nó. Lúc này tự khắc sẽ có 1 con khác thay thế vị trí bay đầu đàn của nó mà không hề ảnh hưởng đến đội hình bay. Vẫn còn vô số các ví dụ khác: cơn mưa rào mùa hạ đã đem lại sức sống bừng bừng cho những sinh vật xanh tươi; nước thuỷ triều rút đi sẽ để lại vô số thức ăn cho loài chim Hải Âu, lá cây rụng xuống gốc cây dần dần sẽ bị mục và trở thành nguồn dinh dưỡng phong phú cho các loài cây. Bạn có thể học được tinh thần hợp tác từ những ví dụ trong tự nhiên này, từ đó vận dụng vào công việc và cuộc sống. Tất cả những việc bạn làm đều có thể sẽ trở thành một phần không thể thiếu của cả một tổ chức, tất cả những gì bạn làm đều sẽ ảnh hưởng đến đối tượng hợp tác của mình, hãy dùng phương thức thích hợp để thay đổi họ.

Không ai có thể độc lập một mình làm nên thành công bởi vì tinh thần đồng đội là vô cùng quan trọng.

Trong các cuộc thi điền kinh, một thời các vận động viên Mỹ đã ngự trị trên đường chạy. Họ không những liên tục phá kỷ lục đại hội thậm chí cả kỷ lục thế giới, mà còn giành chiến thắng trong các cuộc thi lớn nhỏ khác. Vậy mà tuyển thủ của các quốc gia khác - đặc biệt là Kênia, đã dần dần vượt lên trên. Đặc biệt là trong những cuộc thi quan trọng, tuyển thủ của các nước này bất ngờ xuất đầu lộ diện và giành chiến thắng, một ví dụ điển hình là một vận động nam của Kênia đã mang lại cho những tin tức vang dội trong cuộc thi chạy Maraton tại Boston.

Không lâu sau, các tuyển thủ Mỹ bắt đầu cảm thấy bực mình vì những tấm huy chương, những giải thưởng tối cao lần lượt bị các tuyển thủ nước ngoài giành mất, đặc biệt là trong các cuộc thi được tổ chức ngay trên đất nước Mỹ. Trong một số cuộc thi đã có những giải thưởng riêng dành cho các vận động viên Mỹ. Một số vận động viên sau khi nghiên cứu phương pháp tập luyện của các vận động viên Mỹ và Kênia đã phát hiện ra có sự khác biệt rất lớn giữa 2 nước này. Các tuyển thủ Mỹ thường tập luyện đơn độc 1 mình và tham gia thi đấu vì bản thân mình; trong khi đó các tuyển thủ Kênia thì lại hoàn toàn ngược lại, họ tập luyện theo đội hình, các tuyển thủ tập hợp lại thành 1 đội rồi cùng nhau chạy thi. Thông thường thì họ sẽ chọn ra 1 tuyển thủ làm "người phối tốc độ". Khi cuộc thi bắt đầu người này sẽ dẫn dắt cả đội chạy với tốc độ đủ để giành chiến thắng. Cũng giống như mỗi loài sinh vật đều phát huy tác dụng của mình vì lợi ích chung. Trên thế giới này không có ai có thể thành công mà chỉ dựa vào mỗi 1 mình bản thân mình. Bất kể người thành công nào cũng đều phải đứng trên vai của người khác. Chúng ta ai cũng cần sự giúp đỡ, đều từ đáy vực nhờ vào đôi tay của người khác mà nên nghiệp và trong lòng mang ơn vô số người. Chính họ là những người đã bỏ ra thời gian quý báu của mình để cổ vũ động viên, chỉ dẫn chúng ta, họ đã mở ra con đường đến với những cơ hội cho chúng ta. Khi cần họ không quản ngại vất vả mệt nhọc từ dưới đáy sâu đẩy chúng ta lên. Tuy nhiên bạn cũng cần phải có đủ dũng khí, dang rộng đôi tay và leo lên vai họ, mặc dù có lúc họ bị loạng choạng, bạn cần phải vừa tiếp nhận lời khen vừa tiếp thu sự phê bình, bởi vì cả 2 đều là con đường quan trọng trong sự trưởng thành của bạn; ngoài ra bạn còn cần phải cùng với người thích hợp tôi luyện bản thân trong môi trường thích hợp, nâng cao kỹ năng của bản thân, bạn phải thường xuyên thỉnh giáo các bậc tiền bối, học tập từ thành công và thất bại của họ, cần đưa ra thách thức cho họ để cho họ có được sự thu hoạch từ trong quan điểm của bạn - có lẽ từ lâu họ đã mất đi quan điểm của những người trẻ tuổi.

Trong giới doanh nghiệp, người lãnh đạo tài giỏi là người rất biết cách khích lệ mọi người đạt đến mục tiêu chung và làm cho tất cả các thành viên của một tập thể tin tưởng là họ đồng tâm hiệp lực tác thành. Người lãnh đạo giỏi rất biết khi nào thì hành động, khi nào thì nên bị động, khi nào thì người khác sẽ tiếp thu lời họ, khi nào thì người khác không nghe lời họ. Vì vậy người lãnh đạo tốt nhất là người có thể làm cho mình giống như người đồng hành, có thể xắn tay áo bước lên trước làm những việc họ cần làm, mà không câu nệ vị thế hoặc chức vụ của mình, họ khen ngợi kịp thời mà

không phê bình buâng quơ, có thể lấy mình ra làm gương, có thể xây dựng được tinh thần hợp tác tập thể.

Có được sự hợp tác là đã thành công được một nửa rồi, sự hợp tác sai lầm - trên công việc hoặc cá nhân - có lẽ còn tồi tệ hơn là không có. Giá trị của sự hợp tác thắng lợi tương đương với trọng lượng của vàng. Tuy nhiên có lúc sự e dè sợ sệt đã cản trở chúng ta đi tìm kiếm sự hợp tác tốt đẹp để tạo nên quan hệ hợp tác giành thắng lợi. Rất nhiều người e rằng mình sẽ phải chia sẻ lợi ích, quyền quyết định và những đặc quyền sinh ra từ kế hoạch hoặc mối làm ăn với người khác. Thái độ sợ sệt đương nhiên sẽ không cho phép chúng ta đi làm việc này. Thông thường thì biện pháp tốt nhất là khắc phục sợ sệt này khi đó chúng ta sẽ biết được rằng sự hợp tác có phù hợp hay không.

Quyết định được một sự hợp tác có phù hợp với chúng ta hay không thì có mấy yếu tố quan trọng cần xem xét sau đây: Nếu như các thành viên trong nhóm hợp tác cơ bản đều làm 1 việc giống nhau, vậy thì sẽ khó có thể tránh khỏi người này sẽ vất vả và tập trung hơn người kia. Thông thường người này sẽ bắt đầu giận mình cứ phải lôi theo người kia tiến lên, trong khi đó người kia thì lại cũng cảm bắt đầu trách người này cứ thúc giục mình, thông thường thì đây không phải là sự hợp tác tốt đẹp, vì 2 người đều có cùng 1 chuyên môn nhưng lại không bổ trợ được cho nhau.

Ví dụ: tại văn phòng làm việc chung của 2 luật sư, khi đến cuối năm, người này hoặc người kia có thể sẽ nghi ngờ rằng anh ta chẳng được lợi lộc gì từ sự hợp tác này. Vì họ nghĩ người này có thể làm được công việc của người kia và ngược lại. Nhưng nếu như 1 trong 2 vị luật sư này lại hợp tác với 1 luật sư ở chỗ khác thì đến cuối năm họ đều sẽ nói: "cảm ơn ông trời đã cho tôi một cộng sự tốt - nếu như không có anh ta mình không biết phải làm thế nào".

Mô hình hợp tác lý tưởng là mỗi thành viên trong nhóm đều có thể cung cấp kỹ thuật chuyên ngành khác nhau và có sự đóng góp khác nhau. Một người giỏi lập kế hoạch sẽ kết hợp với một người có tài diễn thuyết công khai và tiếp thị. Một người giỏi kinh doanh phối hợp với một người giỏi quản lý cơ chế nội bộ và giám sát chất lượng. Một sự hợp tác tốt giữa 2 bên giống như mối nhân duyên trời ban cho, vì vậy phải thận trọng lựa chọn. Nếu như chúng ta có thể kết hợp được tốt giữa kỹ thuật, lý luận công tác và tầm nhìn thì chúng ta có thể tạo ra được một sự hợp tác lý tưởng. Hợp tác và phục vụ người khác là con đường nhanh nhất dẫn đến thành công.

Một phần của tài liệu Những việc cần làm trong đời người (tái bản) tập 2 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w