Tưởng tượng giờ phút cuối cùng của cuộc đờ i cảmnhận sự sinh tử

Một phần của tài liệu Những việc cần làm trong đời người (tái bản) tập 2 (Trang 109)

Một viên cảnh sát của thành phố Los Angeles Mỹ đã tận mắt chứng kiến toàn bộ cảnh tượng một cô gái gốc Hoa chết trong một vụ tai nạn giao thông vào một đêm khuya. Người con gái này mới 25 tuổi, vết thương quá trầm trọng. Trước khi chết, thần trí của cô gái hoàn toàn tỉnh táo, trên khuôn mặt cô luôn nở nụ cười, cô gái bình tĩnh và không hề có một chút gì là sợ hãi cả. Cô còn nói chuyện với cảnh sát và yêu cầu họ gọi điện cho em gái mình. Sau cùng cô nói lời cảm ơn với các cảnh sát, trước lúc từ biệt cõi đời cô còn để lại một nụ cười khiến cho mọi người đều phải cảm phục. Điều gì đã khiến cho cô gái 25 tuổi này lại ung dung đối mặt với cái chết như vậy? Cô gái không hề sợ hãi, không hề oán thán, thậm chí không hề nhỏ một giọt nước mắt. Một điều khiến cho người ta vô cùng cảm động là vào những phút cuối cùng của cuộc đời cô gái vẫn không quên tránh cho bố mẹ mình khỏi buồn đau...

Chúng ta thường gán cho những việc trong tương lai không thể biết trước được 2 chữ "số phận" là bởi vì đứng trước số phận chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác nữa. Hoặc sớm hoặc muộn, đột nhiên hay dự liệu được trước, ai cũng sẽ phải đối mặt với cái chết. Nếu như vào giây phút cuối cùng của cuộc đời còn có thể có được cái gì đó vậy thì hãy có nụ cười giống như của trẻ thơ! Như vậy nó sẽ khiến cho bạn dũng

cảm hơn, kiên cường hơn và sẽ khiến cho bạn có được nụ cười vui vẻ đến phút cuối cùng của cuộc đời.

* * *

Thể nghiệm cái chết là sự thể nghiệm vô cùng đau khổ. Tôi thường xuyên cảm thấy mình giống như đang đi trên một cái hành lang rất dài, âm u và có những cái nóc nhà hình bán nguyệt. Mỗi khi tôi đi qua một tầng cửa, cánh cửa liền đóng sầm lại ngay phía sau lưng tôi và sẽ không bao giờ mở ra nữa.

Nơi cuối cùng của hành lang xa xa có một điểm sáng, cũng chính là điểm sáng này đã thu hút tôi đi về phía trước. Tôi biết tôi đã tiến vào căn phòng lớn bên bờ hồ rồi, tuy nhiên mùa đông vẫn chưa tới. Tôi đã ở bên trong rồi.

Mỗi một lớp cửa ở đây đều tượng trưng cho những sự việc tốt đẹp mà tôi đã từng làm, đã có thể làm và đã từng hưởng thụ. Khi tôi đi qua nó, nó liền đóng lại ngay, tất cả mọi sự việc lần lượt kết thúc phía sau lưng tôi. Tôi giống như những bậc trí giả thời cổ đại có thể nghe thấy những âm thanh của những cái chum nước bị vỡ vụn phía sau lưng tôi, tôi không quay đầu lại vì tôi biết rằng có quay đầu lại cũng chẳng có tác dụng gì, có quay đầu lại thì cũng chỉ còn lại bộ xương vụn và những đống đổ nát.

Bây giờ tôi chỉ còn biết tiến thẳng về phía trước mà không ngoảnh đầu lại. Tôi nghĩ ai cũng đều phải đi qua các hành lang dài này.

Người có linh hồn hay không vẫn còn là một chuyện phải bàn cãi nhiều, nhưng người là do một loại năng lượng tập hợp thành, bây giờ nguồn năng lượng này cần giải phóng. Phải khôi phục lại trạng thái ban đầu của nó, sự tập hợp của nguồn năng lượng này được hình thành trong đau khổ và bùng phát, sự giải phóng của nguồn năng lượng này được hoàn thành trong đau khổ và hao mòn.

Vẻ ngoài của ngày hôm nay cũng chẳng khác là mấy so với của ngày hôm qua, đều khổ cực như nhau, lúng túng như nhau, nhưng tôi của ngày hôm nay lại khác rất xa với tôi của ngày hôm kia, thế mới nói là mỗi ngày một xấu đi mà. Tôi đã từng dùng phương pháp khống chế ý nghĩ theo cách thức truyền thống của Trung Quốc để giữ cho bình tĩnh, sau khi dùng xong tôi biết được rằng tôi không có nhiều nguyên khí để điều động và tập trung, không thể trấn giữ được cơ thể mình, để biến nó thành một tảng đá. Tôi chỉ là một viên đá sỏi, là cát bùn được hình thành dưới nhiệt độ cao và lửa, giờ đây đang từng tí từng tí một khôi phục lại bản tính của cát bùn.

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một con người lại có thể như thế này, cũng giống như tôi bây giờ, nếu như muốn, có thể ngủ suốt 24 tiếng đồng hồ, có thể ngủ bất cứ ở đâu, lúc nào, cũng không biết hôm nay đã ngủ bao lâu rồi.

Trước sau cũng phải đi ngủ, không biết còn sống được bao lâu nữa? tôi nghĩ là chẳng còn bao lâu nữa. Giờ dây, tôi cố gắng duy trì những tiêu chuẩn của những chi tiết trong cuộc sống. Thậm chí tôi dùng cả sự bới móc để duy trì tiêu chuẩn bình

thường. Bởi vì tôi cảm thấy đây là sự chiến đấu của tôi, đây là phương pháp của tôi, tôi không còn có khả năng chiến đấu với tử thần nữa, tôi chỉ còn có thể làm cho mình cảm thấy mình vẫn còn là một người bình thường trên các mặt làm việc, nghỉ ngơi và ăn cơm mà thôi. Thực ra tôi luôn luôn đói, nhưng tôi vẫn cố gắng ăn đủ ngày 3 bữa; thực ra tôi có thể cứ ngủ, nhưng tôi vẫn luôn nhắc nhở mình buổi sáng là cái gì, buổi chiều là cái gì, buổi tối là cái gì, thực ta tôi có thể cứ nằm trên giường nhưng tôi biết nếu như tôi cứ nằm như vậy thì sẽ không có ngày dậy nữa. Trong khi vật lộn với tử thần thì ý chí rất có tác dụng, nụ cười cũng vậy, may thay ý chí lại có thể mua được, đồng tiền dùng để mua nó là sự đau khổ.

Nhưng nụ cười thì lại là sự làm ra và tự tiêu dùng. * * *

Nếu như chúng ta không bao giờ chết, thì chúng ta lại trở thành những người vô cùng bất hạnh. Đương nhiên chết là rất đau khổ, nhưng khi chúng ta nghĩ đến chúng ta không thể sống mãi, nghĩ đến vẫn còn có một cuộc sống khác tươi đẹp hơn sẽ kết thúc mọi đau khổ của kiếp này, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng. Nếu như có ai đó làm cho chúng ta trường sinh bất tử, xin hỏi ai muốn nhận món quà không lành này? Chúng ta còn có cách nào, niềm hy vọng nào, niềm an ủi nào có thể dùng để đối phó được với sự khốc liệt của số phận và hành vi không công bằng của con người?

Kẻ dại không biết nhìn xa, họ không biết được giá trị của cuộc đời, vì vậy cũng sẽ không sợ mất đi sinh mạng; người khôn có thể nhìn thấy của cải quý báu hơn, vì vậy quý của cải đó hơn sinh mạng của mình.

Những người chỉ hiểu lơ mơ hoặc giả bộ thông minh thì mới chỉ nhìn thấy cái chết mà không nhìn thấy tình cảnh sau khi chết, vì vậy coi cái chết là một sự đau khổ lớn nhất. Còn đối với bậc thấu hiểu đạo lý, nhìn xa trông rộng thì chết là lẽ đương nhiên nên mới có lý do để chịu đựng những đau khổ trong cuộc sống.

Trong tập tục của con người, toàn là những chuyện hoang đường và mâu thuẫn. Cuộc đời của chúng ta càng mất đi giá trị của nó, chúng ta càng cảm thấy lo buồn vì nó. Ai cũng đều vô cùng yêu quý sinh mạng của mình, đây là một sự thật. Nhưng mọi người không hiểu rằng giống như sự yêu quý mà chúng ta ý thức được rằng hầu như tất cả đều là do con người tạo ra. Xét về mặt bẩm tính thì con người chỉ khi có khả năng lựa chọn biện pháp bảo tồn sinh mạng của mình mới cảm thấy lo lắng cho sinh mạng, một khi không còn cách nào khác, con người sẽ bình tĩnh, sẽ không bao giờ cảm thấy buồn phiền trước cái chết.

Một phần của tài liệu Những việc cần làm trong đời người (tái bản) tập 2 (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w