Đến làm khách tại gia đình một đồng bào dân tộc thiểu số hoặc một gia đình người nước ngoà

Một phần của tài liệu Những việc cần làm trong đời người (tái bản) tập 2 (Trang 85)

đình người nước ngoài

Những dân tộc khác nhau, những phong cảnh, phong tục tập quán của các vùng khác nhau luôn khiến cho người ta trầm trồ thán phục và ngưỡng mộ.

Những truyền thuyết thần bí và kỳ diệu của các dân tộc, những phong tục truyền thống của các nước khác luôn khiến tâm hồn chúng ta vấn vương. Milan Kundera đã nói: Hãy thể nghiệm cuộc sống ở nơi khác.

Khi chúng ta bước vào khu dân cư của các dân tộc thiểu số hoặc gia đình của một người bạn nước ngoài, bạn sẽ hiểu rõ hơn ý nghĩa tuyệt vời của câu nói này.

Muốn hiểu được hệ thống của cuộc sống bản thân mình, trước tiên cần phải tìm một cộng đồng người có tập quán cuộc sống khác với mình để quan sát thực địa. Xét từ một ý nghĩa khác, đến làm khách tại một gia đình dân tộc thiểu số hoặc một gia đình người nước ngoài vừa có thể thấy được phương thức sống khác mình lại vừa có thể nhận biết được phương thức sống của mình thông qua so sánh.

* * *

Hai bên là những cây Vân Sam cao vút. Tôi cứ đi về phía trước, bỗng đâu đây vang lên tiếng nói cười trong trẻo thánh thót như chuông bạc của lũ trẻ.

"Ông ơi, ông ơi!", tôi nghe thấy có tiếng gọi, tiếng gọi đó ngay ở trên đầu tôi. Có lẽ vừa nãy do quá mệt, mắt hoa lên, bây giờ ngẩng đầu lên nhìn mãi mới phát hiện ra hai đứa trẻ đang lấp ló trên ngọn cây cao ngang với ngôi nhà 3 tầng. Thế là ông Aili bắt chuyện với chúng.

Đó là 2 đứa trẻ Ca Dắc, một nam và một nữ (tộc người thiểu số ở Tân Cương, Cam Túc và Thanh Hải của Trung Quốc). Cô bé mặc chiếc áo váy như hình quả bóng rất nhiều tầng, màu sắc rực rỡ, cái mũ đội trên đầu của hình tròn màu sắc sặc sỡ. Cậu bé thì ăn mặc hết sức đơn giản, có lẽ chỉ mặc mỗi một bộ quần áo mỏng, nhưng trông nó rất linh hoạt và nhanh nhẹn giống như là những con khỉ, chúng cảm thấy rất đắc ý khi đứngở trên cao nhìn xuống dưới và nói chuyện với chúng tôi. Sau khi chúng trả lời hết

các câu hỏi của ông Aili, tôi chỉ nghe được lõm bõm chúng nói với ông Aili là nhà chúng ở đâu, có những ai ở nhà thế thôi.

Tôi hỏi: "hai cháu trèo lên trên cao thế để làm gì?"

Tôi dùng tiếng của dân tộc tôi để nói nên chúng không hiểu, vì vậy Aili phải làm phiên dịch cho tôi.

"Đi bẻ cành cây khô làm củi", chúng trả lời.

"Tại sao không bẻ ở chỗ thấp mà lại leo lên cao như vậy?" Tôi hỏi chúng. Chỗ thấp đều đã bẻ hết rồi

"Vậy thì tại sao không đến cây khác mà chỗ thấp của nó có cành khô? Sống ở giữa rừng thế này tại sao lại lo không có củi đun?". Tôi hỏi tiếp

Sau khi ông Aili dịch thành tiếng của dân tộc chúng, hai đứa bé cười khanh khách. Aili liền giải thích: "Chúng thích nghịch mà, trẻ con thuộc tộc người Ca Dắc trong núi nếu không trèo cây thì biết chơi cái gì? không có câu lạc bộ, không có sân chơi, cũng chẳng có vườn trẻ...".

Tôi gật gật đầu. Lúc sắp sửa đi tôi còn lo lắng dặn dò chúng: "Phải cẩn thận đấy nhé".

Hai đứa vừa cười vừa nói, không cần ông Aili phiên dịch tôi cũng hiểu được chúng đang cười tôi. Đúng là trẻ con vùng núi có khác.

Đi được một quãng không xa chúng tôi tìm thấy một cái lều của một mục dân Ca Dắc trong một cái thung lũng nhỏ khuất gió - một túp lều - ngôi nhà của những đứa trẻ. Chỉ có cô chủ ở nhà, nghe thấy tiếng chó sủa, cô chủ nhà bèn ra nghênh đón chúng tôi, chúng tôi không nói gì mà đi thẳng luôn vào trong túp lều. Cô chủ nhà cũng không nói gì cả, mà đi pha trà sữa, mang bánh ra, sau khi trải xong khăn bàn, cô chủ nhà bắt đầu rót trà từ trong cái bình trà bằng đồng ra, cho sữa, muối vào rồi pha chế, sau khi pha chế xong bê lên mời chúng tôi uống. Trông cô chủ nhà vẫn còn khá trẻ, hai hàng lông mi thô và rậm đã che mất ánh mắt của cô ta. Cô chủ nhà rất nhiệt tình đón tiếp chúng tôi, mặc dù chúng tôi là hai người đàn ông lạ mặt, lại không cùng dân tộc, trông vẻ ngoài lại rất khả nghi. Tôi lại còn đeo chiếc kính mà chỉ có những kẻ xấu trong phim mới đeo, nhưng cô chủ không có một chút nghi ngờ nào cả. Tôi hơi có cảm giác gò bó, nhưng ông Aili lại cảm thấy rất thoải mái. Ông ta cứ tự nhiên như là ở nhà ấy, cười nói vui vẻ, ăn uống tự nhiên, uống hết bát này lại uống bát khác, cô chủ cứ phải phục vụ ông như là con gái phục vụ bố chồng ấy.

Hết 3 tuần trà, ông Aili hỏi: "Xin hỏi, con gái của ta, gần đây các con có mổ dê không? Các con có thịt gì? Thịt sống, thịt muối, thịt nướng, thịt luộc không?

Nghe xong mấy câu nói này của ông Aili tôi giật mình kinh sợ muốn bỏ chạy. Ông Aili nhìn tôi với ánh mắt tự tin nhưng đầy uy lực, ánh mắt ông dường như có một sức mạnh thần bí giữ chặt tôi lại.

Cô chủ nhà thấp giọng vẻ e thẹn giải thích với ông Aili. Cô ta nói đêm qua hai vợ chồng bẫy được một con báo, con báo đã giết và lột da rồi, thịt của con báo để dành cho người lái xe Ca Dắc của vùng này.

"Thôi, thôi, chúng ta đi thôi" tôi vừa nói vừa nhỏm dậy kéo ông Aili. Ông Aili vỗ vỗ vào vai tôi biểu thị không nên vội vã.

Bỗng có tiếng động rồi tiếng nói cười, thì ra hai đứa trẻ đã hoàn thành nhiệm vụ kiếm củi trở về. Cô bé béo mập, khuôn mặt tròn trĩnh đáng yêu, cậu bé tiến vào trong nhà ngồi bên bếp sưởi. Mẹ cậu ta bỏ thêm củi vào bếp, rồi cúi xuống thổi cho bếp cháy to. Sau đó ba mẹ con nói chuyện say sưa với nhau cứ như là không có hai người chúng tôi ấy. Ông Aili không hề tỏ vẻ lúng túng, ngược lại ông còn hào hứng lắng nghe câu chuyện của họ, ông nói với tôi là họ đang thảo luận về hai vấn đề: một là hai chúng tôi làm gì; hai là chúng tôi là người dân tộc Hán hay dân tộc Duy Ngũ. Hơi ấm của bếp củi lan tỏa ra làm cho ông Aili ngáp ngủ, ba mẹ con họ nói thêm vài câu nữa rồi vào trong lấy ra hai cái gối, một cái cho ông Aili, một cái cho tôi.

Ông Aili không hề để ý đến thái độ của tôi, ông kê đầu lên gối duỗi thẳng hai chân ra rồi bắt đầu cất tiếng ngáy vang nhà. Tôi dở khóc dở cười, chẳng biết làm gì cả. Hay là quay về một mình? Nhưng lại không thuộc đường, không cẩn thận bị sập vào bẫy rồi làm mồi cho lũ sói, nếu không thì cũng lạc vào khu rừng rậm mênh mông không biết đường nào mà ra nữa.

Tôi quyết định nằm xuống trong đầu nghĩ ngợi miên man. Lúc sắp đi, cô chủ nhà đưa cho chúng ta một miếng thịt báo tươi mềm. Tôi móc tiền ra định trả, ông Aili ngay lập tức giữ tay tôi lại, ông nắm chặt đến nỗi tôi cảm thấy tay mình như muốn trẹo đi.

Người tự trọng tất sẽ có tính kỷ luật; tính kỷ luật không phải là vấn đề đạo đức mà là vấn đề mỹ quan. Tính kỷ luật xuất phát từ nội tâm, tính kỷ luật là nghe theo mệnh lệnh của bản thân. Vì vậy những người tự trọng tinh thần rất kiên định và rất có sức hấp dẫn.

Tinh thần trách nhiệm nó có thể giày vò con người ta thì nó cũng có thể khiến cho người ta hoàn thành những việc phi thường.

Trong môi trường quân đội là nơi tốt nhất để làm tăng thêm tính kỷ luật và ý thức trách nhiệm. Điều này sẽ có lợi cho bạn suốt đời.

Trong những năm tháng của cuộc giao tranh giữa nước Anh và Tây Ban Nha cách đây hơn 200 năm, cứ điểm quan trọng Gibrraltar do quân Anh chiếm giữ. Nơi đây địa thế hiểm yếu nhưng chỉ có một số lượng ít quân Anh chiếm giữ. Vào một đêm, tư lệnh cứ điểm một mình đi quan sát các pháo đài xem xem có sự sơ suất nào trong phòng bị không. Khi ông đi đến một pháo đài thì nhìn thấy một binh sỹ đang đứng gác trong tư thế nghiêm trang.

Khi nhìn thấy tướng quân đến, đúng ra người lính gác này phải đưa súng lên vai để chào. Nhưng người lính gác này lại đứng im lìm bất động.

Vị tướng quân này cảm thấy có cái gì đó bất thường bèn tiến đến rồi hỏi người lính gác này: "Nhà ngươi có nhận ra ta không? Tại sao không chào ta?".

Người binh sỹ bèn trả lời: "Thưa tướng quân, tôi đương nhiên là nhận ra tướng quân. Nhưng tay tôi đau quá không nhấc lên được bởi vì cách đây mấy phút ngón tay tôi đã bị trúng đạn của kẻ thù".

Thế tại sao không đi băng bó vết thương ngay?

"Bởi vì một người lính gác không được phép rời khỏi vị trí của mình khi chưa có người khác thay ca trực cho mình". Nghe thấy người lính gác nói như vậy vị tướng quân này bèn nhảy ngay xuống ngựa và nói: "Anh bạn, đưa súng đây cho tôi, tôi gác thay anh, anh mau đi băng bó vết thương đi!". Người lính gác liền phục tùng theo. Nhưng trước tiên anh ta chạy về doanh trại tìm một người lính khác ra thay thế cho tướng quân, sau đó mới chạy đến quân y viện gần đó. Do bị mất đi ngón tay trỏ nên người lính gác này không thể sử dụng linh hoạt các loại vũ khí được, anh ta được cho trở về phục viên.

Nữ hoàng Anh đã đích thân ra đón người binh sỹ này, để biểu dương tinh thần tận trung hết trách nhiệm của anh ta, Nữ hoàng đã đặc cách phong cho anh ta trở thành một sỹ quan chỉ huy quân đội.

* * *

Nếu như bạn chưa từng đi lính bao giờ, vậy thì bạn hãy tìm cơ hội đến doanh trại quân đội để tìm hiểu cuộc sống ở đó có lẽ sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Sinh viên đại học mới nhập trường sẽ không bao giờ quên những ngày tháng tập quân sự, bởi vì họ đã học được một bài học cực kỳ quan trọng trong những ngày tháng này: tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và sứ mệnh của mình. Chỉ có trải qua sự rèn luyện vất vả gian khổ mới hiểu được ý nghĩa của nó. Sau khi chịu sự trói buộc của kỷ luật nghiêm khắc, tính kỷ luật sẽ trở thành một thói quen trong đời người. Đúng như Erich Fromm đã nói: "Nếu như lý trí của con người có thể chỉ đạo hành động của con người một cách có hiệu quả thì chúng ta sẽ không bao giờ bị những thứ tình cảm vô lý chi phối".

Nếu như chúng ta muốn sống một cách có mục đích, có hiệu quả thì cần phải tăng cường tính kỷ luật của bản thân, tính kỷ luật là khả năng chỉ đạo điều hành mọi hành

động của chúng ta trong một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành một nhiệm vụ đặc biệt nào đó. Nếu một người nào đó mà không có tính kỷ luật anh ta sẽ không thể có đủ tự tin để đối mặt với thách thức của cuộc sống. Tính kỷ luật yêu cầu con người ta phải vứt bỏ sự vui sướng trước mắt vì mục tiêu lâu dài. Đây chính là khả năng đặt kết quả vào tương lai, tức là mở rộng tầm mắt để suy nghĩ tính toán. Thiếu đi tố chất này, thì cho dù là cuộc sống cá nhân hay sự nghiệp công tác đều không thể tiến hành một cách có hiệu quả và không thể phát triển tốt đẹp được. Tính kỷ luật quan hệ mất thiết đến sự thành bại của đời người và sự nghiệp. Có nghĩa là cuộc sống thành công không thể thiếu nó được. Nếu như muốn thực sự làm chủ vận mệnh của mình, thì đây là một trong những điểm mấu chốt.

Cuộc sống có mục đích, có kỷ luật không có nghĩa là chúng ta không được phép bỏ một chút thời gian ra để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hoặc hưởng thụ thỏa thích. Nó chỉ yêu cầu chúng ta lựa chọn các hoạt động này một cách có ý thức, nó giúp cho bạn biết rõ được khi bạn làm một việc gì đó, tất cả đều an toàn và thích hợp. Bất luận nói thế nào, tạm thời vứt bỏ mục đích lại chính là một mục đích, bất luận lúc đó chúng ta có ý thức được điều này hay không, loại mục đích này gọi là tái sinh.

Trách nhiệm là một cái roi vô hình. Lúc còn nhỏ, dưới sự che chở đùm bọc của bố mẹ nên chúng ta không cảm nhận được sự tồn tại của nó, nhưng khi chúng ta có khả năng tự lập rồi khi bước vào xã hội, trách nhiệm sẽ quấn vào người chúng ta từng vòng từng vòng một.

Là một người con, chúng ta chỉ cần học tốt, thi cử đỗ đạt thì bố mẹ thầy cô đã cảm thấy mãn nguyện rồi, khi làm một người chồng, người vợ sẽ kính trọng kỳ vọng vào chúng ta, cuộc sống sẽ thôi thúc chúng ta tạo dựng nên một gia đình nhỏ hạnh phúc, chúng ta không thể không cố gắng kiếm tiền để nhằm có được sự tự tôn và thoải mái về mặt vật chất. Trong hành trình cuộc đời, trách nhiệm của chúng ta chỉ có mỗi ngày một nặng thêm chứ không bao giờ ngày một nhẹ đi. Trách nhiệm còn nhiều thì chứng tỏ năng lực của chúng ta càng lớn, nếu không người khác sẽ không dám tuỳ tiện giao phó mọi trách nhiệm lên người chúng ta. Người có trách nhiệm đời người sẽ tốt đẹp, từng phút từng giây, chúng ta đều cảm nhận được vị ngọt và sự ổn định của cuộc sống trong những công việc thầm lặng.

Một phần của tài liệu Những việc cần làm trong đời người (tái bản) tập 2 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w