Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương.DOC (Trang 44)

CHƯƠNG IV: Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thành phòng ngừa rủi ro tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh.

4.1.2.2.Nguyên nhân

Cán bộ tín dụng phải thực hiện nhiều khâu trong công tác cho vay: Cán bộ thực hiện tìm kiếm khách hàng, thẩm định các dự án vay vốn, quản lý quá trình sử dụng vốn, giám sát dư nợ và tìm kiếm khách hàng mới…ôm tồn quá nhiều công việc đã làm cho việc tập trung vào một chuyên môn bị phân tán. Bên cạnh đó các cán bộ tín dụng còn chưa am hiểu nhiều về các quy định của NHNN cũng như NHCT VN về quản lý và hạn chế RRTD.

Hệ thống pháp luật: Hiện nay, hệ thống pháp luật chưa thật sự thông thoáng và hoàn thiện. Nhiều điều luật trong các bộ luật còn chồng chéo, văn bản hướng dẫn còn chồng chéo nhau dẫn đến tình trạng khó khăn trong trong công tác quản lý rủi ro. Chẳng hạn: Văn bản quy định: trong trường hợp KH không trả được nợ NH có quyền xử lý TSBĐ nợ vay. Trên thực tế, CN không phải là cơ quan quyền lực nhà nước nên không có chức năng cưỡng chế buộc KH bàn giao TSBĐ cho NH để xử lý… và còn nhiều quy định khác dẫn đến tình trạng CN không thu hồi được nợ tồn đọng , tài sản tồn đọng.

Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về DN và NH. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đã hoạt động độc lập với NH nhà nước và bước đầu thu được kết quả rất đáng khích lệ

trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình HĐ tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm DN một cách độc lập và chưa thật sự hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu thiếu cập nhập và chưa đồng bộ. Bởi lẽ nguồn thông tin mà CIC có được đều từ các NHTM cung cấp và lượng thông tin này CIC đều không phải trả phí. Tuy nhiên, khi các NHTM cần thông tin khách hàng từ CIC thì các NH lại phải trả một lượng phí nhất định cho lượng thông tin mà mình cần. Và thực tế đã có rất nhiều NH từ chối cung cấp thông tin cho CIC. Đây là một bất cập rất lớn cần tìm cách tháo gở bởi lẽ nếu tình trạng này xảy ra thì CIC cũng như các NHTM khó có được thông tin đầy đủ, chính xác là kịp thời. Ngoài ra việc áp dụng công nghệ thông tin cũng gặp khá nhiều trục trặc. Đây là thách thức cho hệ thống NH trong việc mở rộng hệ thống thông tin một cách tương xứng. Nếu các NH cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống NH.

Ngân hàng nhà nước chưa thực sự tạo ra nhiều công cụ cho các NHTM và các tổ chức sử dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Như chưa có nhà tạo lập thị trường cho các ngân hàng sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao khiến cho Chi nhánh ngân hàng buộc phải chấp nhận những khoản tín dụng chưa đủ tiêu chuẩn an toàn hoặc có chất lượng chưa cao.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương.DOC (Trang 44)