Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương.DOC (Trang 26)

Cơ cấu dư nợ tín dụng DN tại Chi nhánh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định rủi ro trong hoạt động cho vay DN. Một cơ cấu tín dụng hợp lý là điều mà ngân hàng luôn hướng tới. Hoạt động cho vay không nên quá tập trung vào một tổ chức, một kỳ hạn hay một đồng tiền nào đó. Mức độ RRTD tại CN được xem xét và phân tích qua cơ cấu tín dụng của CN.

Bảng 3.1 Tỷ lệ dư nợ cho vay doanh nghiệp tại CN năm 2008, 2009, 2010 so với dư nợ cho vay toàn nền kinh tế.

Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng dư nợ nền kinh tế Tỷ lệ Tổng dư nợ nền kinh tế Tỷ lệ Tổng dư nợ nền kinh tế Tỷ lệ 2985000 4265000 5854000 Tổng dư nợ DN 2874876 96,3% 3994577 93,7% 5718991 97,7%

Nhận xét: tỷ lệ cho vay DN của CN luôn ở mức rất cao, năm 2008 tỷ lệ này là 96,3% sang đến năm 2009 con số này giảm xuống gần 3% ở mức 93,7%. Tuy nhiên, sang đến năm 2010 tỷ lệ này lại tăng 4% so với năm 2009 và tăng gần 1% so với năm 2008. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy khách hàng chủ yếu của CN chủ yếu là DN vậy nên CN cần quan tâm hơn nữa tới công tác công phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay với DN của CN để nâng cao hiệu quả kinh doanh của CN.

Bảng 3.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp tại CN năm 2008, 2009, 2010 theo loại hình doanh nghiệp.

Đơn vị: triệu đồng

trọng (%) trọng (%) (%) Chỉ tiêu

Cho vay Công

ty nhà nước 1,839,921 64 2,636,421 66 3,831,724 67 Cho vay loại

hình khác 1,034,955 36 1,358,156 34 1,887,267 33

Tổng dư nợ

2,874,876 3,994,577 5,718,991

Nhận xét:

Các số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp (tính trung bình là 36,7%). Tín dụng doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng gần 67% tổng dư nợ. Cụ thể tỷ trọng cho vay bằng VNĐ đối với các doanh nghiệp nhà nước qua các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 60%, 64%, 67%, gần gấp rưỡi so với 40%, 36%, 33%. Điều này phản ánh tình hình cấp tín dụng chung của các Chi nhánh của NHCT VN hay các ngân hàng Quốc doanh khác, phần lớn khách hàng đều là các công ty, tổng công ty nhà nước hay có sự bảo lãnh của nhà nước. Do vậy Chi nhánh cần hết sức chú ý đối với các khoản cho vay các doanh nghiệp nhà nước này vì chất lượng các khoản tín dụng này thường không cao do các Doanh nghiệp nhà nước thường kinh doanh kém hiệu quả, mang tâm lý ỷ lại hay không chủ động trả nợ cho Ngân hàng.

Tuy nhiên theo bảng trên thì quy mô cho vay các công ty nhà nước vẫn tiếp tục tăng. Năm 2008 là 1,839,921triệu VNĐ, năm 2009 là 2,636,421triệu VNĐ năm 2010 đạt 3,831,724 triệu VNĐ trong khi đó cho vay các lĩnh vực khác tiếp tục giảm.

Bảng 3.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp tại CN năm 2008, 2009, 2010 theo kỳ hạn.

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2008 2009 2010

Tổng dư nợ Tỷ Tổng dư nợ Tỷ Tổng dư nợ Tỷ lệ

Chỉ tiêu DN lệ DN lệ DN 2,874,876 3,994,577 5,718,991 NH 1,207,914 42% 1,065,243 27% 2,219,210 39% TH 71,272 2% 450,152 11% 882,563 15% DH 1,595,690 56% 2,479,182 62% 2,617,218 46% Nhận xét:

CN tập trung vào các khoản cho vay dài hạn, năm 2008 cho vay dài hạn chiếm 56% tỷ lệ này tiếp tục tăng trong năm 2009 (tăng 6% so với năm 2008 đạt 62%). Cho vay dài hạn lãi suất cao hơn cho vay ngắn hạn nhưng đi kèm với đó là rủi ro cao hơn do thời hạn dài hơn và khó kiểm soát được quá trình sử dụng vốn cũng như luồng tiền của dự án. Nguyên nhân tình trạng tỷ lệ cho vay dài hạn của CN cao là do giai đoạn 2008-2009 CN đang tiến hành cho vay các dự án xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia theo chỉ đạo của chính phủ (các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long…) và khách hàng chủ yếu của CN là DNNNN nên có nhiều dự án dài hạn. Tuy nhiên, bước sang năm 2010 tỷ lệ cho vay dài hạn giảm đáng kể (giảm gần 12%). Điều này là do Chi Nhánh đang tiến hành mở rộng tín dụng với đối tượng thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như: Công ty TNHH, Hợp tác xã, Công ty cổ phần (DN sản xuất kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, DN XNK).

Khi tiến hành cho vay theo định hướng trên CN cần chú ý tới khả năng thu hồi vốn của DN. Bởi khi đi vay ngắn hạn các DN phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của thị trường. Một khi thị trường có những diễn biến bất lợi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp và rất nhanh tới doanh thu của DN từ đó tác động tới khả năng trả nợ của DN.

Bảng 3.4 Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp tại CN năm 2008, 2009, 2010 theo đồng tiền.

Đơn vị: triệu đồng

Nă m

2008 2009 2010

Chỉ tiêu

nợ nợ nợ

2,874,876 3,994,577 5,718,991

VNĐ 1,662,034 58% 2,813,302 70% 3,892,954 68%

USD 1,212,842 42% 1,181,275 30% 1,826,037 32%

Theo số liệu từ bảng trên, CN chỉ cho vay đồng USD đối với DN và tỷ lệ cho vay đồng USD so với VNĐ có xu hướng tăng qua các năm gần đây. Năm 2008 tỷ lệ này là 42%, năm 2009 là 30% và sang đến quý 2010 tỷ lệ này đã đạt mức 32%. Ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng DN bằng VNĐ và tín dụng bằng ngoại tệ có xu hướng xích lại gần nhau hơn. Vậy nên, CN phải quan tâm hơn nữa tới rủi ro hối đoái trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng DN.

Như vậy, nhìn chung dư nợ cho vay DN của CN vẫn còn tập trung phần lớn vào cho vay DNNN (công ty, tổng công ty nhà nước) với các khoản vay dài hạn và đồng tiền cho vay chủ yếu là VNĐ. Tuy nhiên, xu hướng tín dụng của CN là mở rộng tín dụng đối với đối tượng thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như: Công ty TNHH, Hợp tác xã, Công ty cổ phần (DN sản xuất kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, DN XNK) và đồng tiền cho vay bằng USD có xu hướng tăng.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương.DOC (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w