0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Nâng cao công tác thẩm định trước khi cho vay

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG.DOC (Trang 47 -47 )

CHƯƠNG IV: Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thành phòng ngừa rủi ro tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh.

4.3.1.1. Nâng cao công tác thẩm định trước khi cho vay

• Giải pháp trong giai đoạn thẩm định về dự án hay phương án kinh doanh. Đây là một giai đoạn quan trọng trong công tác phòng ngừa RRTD, trong giai đoạn này các cán bộ tín dụng cần đề phòng các rủi ro xuất phát từ một số vấn đề sau đây:

Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư: Để tránh tình trạng khi doanh nghiệp chỉ có một số vốn nhỏ song do đầu tư lớn và sự hấp dẫn của lợi nhuận trong tương lai nên họ có nhu cầu vay lớn. Sự không tương xứng giữa vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay sẽ khiến cho doanh nghiệp không thể chủ động trong việc huy động vốn và như vậy sẽ gây khó khăn cho Chi nhánh khi thu hồi các khoản nợ.

Các số liệu trong báo cáo tài chính cần phải được kiểm toán trước khi trình bày với ngân hàng. Để làm được điều này, do thực tế hiện nay các doanh nghiệp thường không được kiểm toán chặt chẽ và chuẩn tắc nên Chi nhánh cần hình thành một bộ phận chuyên kiểm tra lại các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đồng thời kết hợp với các Chi nhánh, ngân hàng khác và tìm kiếm thông tin của các cơ quan chức năng, báo chí, Internet… để xác định tính minh bạch của báo cáo tài chính.

Nguồn trả nợ của DN: Khi DN đến vay vốn cần có một phương án trả nợ và phải được cán bộ tín dụng thông qua. Việc đánh giá phương án trả nợ này cần được kết hợp với các thông số khác của doanh nghiệp như tìn hình sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây, số liệu về tổng tài sản, chu kỳ sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn, vòng quay hàng tồn kho, dự trữ… Cán bộ tín dụng phải kết hợp các yếu tố này cùng với các dự báo trong tương lai để xem xét doanh nghiệp có khả năng trả nợ theo kế hoạch hay không, tránh rủi ro khi đến hạn nhưng doanh nghiệp chưa có tiền để trả nợ cho Chi nhánh.

• Trong quá trình thẩm định DN vay cán bộ tín dụng cần chú ý đến một số điểm sau:

Năng lực kinh doanh của DN: Thông thường để tạo điều kiện khi vay vốn các DN thường trình bày các báo cáo rất thuận lợi về khả năng kinh doanh của mình. Cán bộ tín dụng cần kiểm tra lại tính chính xác của các thông tin mà DN cung cấp sau đó tổng kết lại để đánh giá.

Mối quan hệ của DN với các ngân hàng khác và các đối tác kinh doanh khác: Đây là một trong những điểm mấu chốt để xác định mức độ rủi ro của khoản tín dụng. Cán bộ tín dụng sẽ xem xét các khoản nợ của DN với các ngân hàng khác cũng như lịch trả nợ đẻ xem DN có thực hiện đúng thời hạn và số tiền trả hay không. Ngoài ra còn một yếu tố khác là mối quan hệ của doanh nghiệp với các bạn hàng của mình. Có thể xem xét tới các đối tác hợp tác trong kinh doanh, các chủ nợ khác của doanh nghiệp để xác định mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Cán bộ tín dụng cũng cần chú ý đến sự biến động của ngành hàng trong những năm qua để cập nhật những thông tin về ngành hàng mà khách hàng kinh doanh từ đó hạn chế được những rủi ro cho Chi nhánh

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, trình độ của ban lãnh đạo, phương hướng phát triển của doanh nghiệp cũng là một vấn đề hay xảy ra rủi ro mà các cán bộ tín dụng của Chi nhánh cũng cần phải chú ý tới.

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG.DOC (Trang 47 -47 )

×