Các kết luận và phát hiện quan nghiên cứu 1 Thành công và kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương.DOC (Trang 41)

CHƯƠNG IV: Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thành phòng ngừa rủi ro tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh.

4.1 Các kết luận và phát hiện quan nghiên cứu 1 Thành công và kết quả đạt được

4.1.1 Thành công và kết quả đạt được

Nhìn chung, công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay DN ở Chi nhánh đạt được nhiều thành công:

Đến 31/03/2011 dư nợ cho vay DN đạt 5,892 tỷ đồng đạt so với kế hoạch được giao. Nguyên nhân có được kết quả trên là do ngay từ đầu năm, trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của từng khoản vay Chi nhánh đã tiến hành cơ cấu lại dư nợ cho vay theo hướng chuyển đổi nợ có khả năng sinh lời thấp thành nợ lành mạnh với khả năng sinh lời cao.

Chi nhánh đã tiến hành phân tích, sàng lọc những khách hàng kinh doanh kém hiệu quả, tài chính yếu, công nợ phải thu lớn và khó thu hồi nợ, có dấu hiệu xấu ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng như các công ty: công ty cầu 14, công ty cầu 12 … Đối với các đối tượng khách hàng này, Chi nhánh đã tích cực bám sát nguồn thu để thu hồi nợ, giúp giảm nhanh dư nợ đặc biệt là nợ gia hạn và nợ quá hạn.

Chi nhánh cũng chủ động tiếp thị, mở rộng đối tượng DN có năng lực tài chính mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cho vay những DN có năng lực cạnh tranh, lợi thế so sánh trong nền kinh tế, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng… để đẩy mạnh quy mô, chất lượng tín dụng từ đó bồi đắp khối lượng dư nợ do giảm dư nợ.

Chi nhánh đã chỉ đạo phối hợp chặt chẽ các phòng KHDN với phòng tài trợ thương mại, kế toán thanh toán để đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ trọn gói từ cho vay, bảo lãnh đến thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền đảm bảo tận thu các khoản phí dịch vụ.

Tiến hành rà soát, yêu cầu doanh nghiệp huy động các tài sản hiện có để thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa được cổ phần hoá, Chi nhánh đã tiến hành điều chỉnh hạn mức tín dụng phù hợp với năng lực tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và giá trị thực của tài sản bảo đảm.

Chi nhánh đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động: các phòng ban được trang bị Internet, cơ sở vật chất chưa hiện đại từ đó giúp cho việc áp dụng công

nghệ thông tin vào công việc của các cán bộ tín dụng. Như việc Chi nhánh đang tiến hành nghiên cứu và xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng, có hệ thống Edoc để truyền tải văn bản, thông tin kịp thời đến cho nhân viên đặc biệt là cán bộ tín dụng, cán bộ QLRR. Chi nhánh cũng áp dụng hệ thống Incas của NHCT cho quy trình quản lý nghiệp vụ cho vay.

Do đã trang bi mạng Lan nên CN không xảy ra tình trạng thiếu thông tin giữa các phòng ban. Từ đó tạo sự liên kết và hoạt động có hiệu quả hơn giữa các phòng ban đặc biệt là phòng KHDN và phòng QLRR trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay DN.

Chi nhánh đã có cán bộ giỏi có khả năng phân tích và dự báo thông tin thị trường, dự đoán xu thế phát triển của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp đang đầu tư . Do đó CN đã kiểm soát khá tốt thông tin để đánh giá rủi ro cho một khoản cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương.DOC (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w