CHƯƠNG IV: Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thành phòng ngừa rủi ro tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh.
4.3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC (Credit information centrer)
(Credit information centrer)
Hoạt động TTTD của Ngành Ngân hàng Việt Nam thời gian qua đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ, hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động tín dụng của các TCTD. Đến nay, hệ thống TTTD đã thu thập được hơn 800.000 hồ sơ khách hàng có quan hệ tín dụng tại các TCTD, trong đó 85.000 hồ sơ khách hàng là doanh nghiệp, với tổng dư nợ khoảng 400 ngàn tỷ. Việc vấn tin của các tổ chức tín dụng cũng tăng 50% mỗi năm, bình quân 200 bản tin/ngày, góp phần ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, TTTD của Việt Nam cũng mới ở giai đoạn đầu, chất lượng thông tin chưa thực sự tốt, chưa đảm bảo thông tin nhanh nhậy, kịp thời, chính xác. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp tích cực hơn nữa của NHNN và các TCTD để tiếp tục hoàn thiện và phát triển hoạt động TTTD.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống TTTD trong thời gian tới có một số biện pháp sau:
- Củng cố và phát triển hệ thống TTTD của Ngành Ngân hàng đảm bảo gánh vác nhiệm vụ chính trị được giao bao gồm: Trung tâm TTTD; bộ phận thông tin tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; các trung tâm TTTD, các bộ phận Thông tin khách hàng tại các TCTD. Khi cần thiết, có thể thành lập một số chi nhánh trực thuộc Trung tâm TTTD. Toàn Ngành cần thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt động TTTD ban hành kèm theo Quyết định 117/2004/QĐ-NHNN ngày 8/9/2004 của Thống đốc NHNN và các quyết định, chỉ thị của NHNN có liên quan đến hoạt động
TTTD nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng hiệu quả, an toàn, bền vững.
- Các TCTD phải nhận thực đúng tầm quan trọng của việc báo cáo và khai thác TTTD từ CIC là nghĩa vụ và quyền lợi nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Vì vậy, các TCTD cần khẩn trương kiện toàn tổ chức hoạt động TTTD, phát triển hoạt động TTTD trong hệ thống gắn với việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng.
Khi xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp, TCTD phải khai thác và sử dụng thông tin từ CIC. Cần phải có quy định sử dụng báo cáo thông tin từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.
- CIC cần nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hoá và tự động hoá tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin; đẩy mạnh việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ có hiệu quả đối với hoạt động của các TCTD và phục vụ cho hoạt động giám sát của NHNN. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
- Thanh tra NHNN, chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, CIC phối hợp đôn đốc, kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các TCTD, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo TTTD.
Trong mối liên hệ vừa độc lập vừa phụ thuộc giữa các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế thì việc chia sẻ và phát triển hệ thống TTTD không những góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống tiền tệ, mà còn đẩy mạnh việc mở rộng tín dụng, tạo sự công bằng cho những người vay trong khu vực quy mô nhỏ tiếp cận dễ dàng với khoản vay. Một tác dụng tích cực nữa của việc chia sẻ TTTD đối với bản thân các TCTD là góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu, giảm chi phí cho vay, từ đó nâng cao lợi nhuận cho bản thân họ.
Việc đẩy mạnh hoạt động TTTD là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các TCTD nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng . Các NHTM cần quan tâm, chú trọng hơn nữa trong việc đẩy mạnh hoạt động TTTD vì lợi ích của chính mình.