0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Thực rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại CN 1 Nợ không có tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG.DOC (Trang 29 -29 )

3.4.2.1 Nợ không có tài sản đảm bảo

Bảng 3.5: Giá trị TSBĐ của DN được tính bằng VNĐ

Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng dư nợ VNĐ của DN 1,212,842 Tỷ lệ 1,181,275 Tỷ lệ 1,826,037 Tỷ lệ BĐ toàn bộ = TS 594,293 49% 409,049 35% 390,660 21% BĐ 1 phần = TS 424,493 35% 662,610 56% 634,260 35% SV: Trần Thị Phượng GVHD: Th.S Phùng

Không có BĐ =

TS 194,056 16% 109,616 9% 801,117 44%

Bảng 3.6: Giá trị TSBĐ của DN được tính bằng USD quy ra VNĐ

Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng dư nợ USD của DN 1,662,034 Tỷ lệ 2,813,302 Tỷ lệ 3,892,954 Tỷ lệ BĐ toàn bộ = TS 415,509 25% 535,389 19% 521,034 13% BĐ 1 phần = TS 299,166 18% 320,272 11% 133,235 3% Không có BĐ = TS 947,359 57% 1,957,640 70% 3,238,685 83%

Nhận xét: Nhìn vào hai bảng trên ta thấy một thực trạng là cho vay bằng đồng USD thì các khoản vay không có bảo đảm bằng tài sản luôn ở mức cao 70% năm 2009 và sang năm 2010 con số này là 83%. Trong khi đó các khoản vay bằng VNĐ không có đảm bảo bằng tài sản ở mức thấp hơn nhưng cũng có xu hướng tăng mạnh trong năm 2010. Năm 2010 dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là 4,064 tỷ đồng chiếm 69,44 % tổng dư nợ cho vay, cao hơn 20,77% so với năm 2009 cao hơn 29,44% so với chỉ tiêu đề ra. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Chính phủ tung gói kích cầu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong giai đoạn này, khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các doanh nghiệp vưa và nhỏ còn các dự nằm trên giấy của các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế lớn tạm hoãn lại. Bước sang năm 2010, tình hình kinh tế trong nước và thế giới được cải thiện nên các dự án trung và dài hạn của các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế tiếp

tục được triển khai thực hiện. Đây là nguyên nhân tại sao con số nợ không có tài sản đảm bảo năm 2010 cao hơn khá nhiều so với năm 2009.

Tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản cao cùng với tỷ lệ dư nợ cao trong 3 năm cho thấy Chi nhánh vẫn đang trong quá trình cho vay các dự án trung và dài hạn của các công ty, tổng công ty trực thuộc nhà nước và việc thu hồi nợ phụ thuộc vào kỳ hạn đã ký giữa các bên. Vậy nên, Chi nhánh không thể giảm thấp ngay được dư nợ cho vay công ty nhà nước cũng như tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo luôn được.

- Một số doanh nghiệp Nhà nước có số dư nợ vay lớn không có tài sản bảo đảm tại chi nhánh:

- Tổng công ty điện lực Việt Nam. - Tổng công ty dầu khí Việt Nam. - Tổng công ty thương mại Hà Nội. - Công ty xăng dầu hàng không. - Công ty điện lực Miền Bắc.

Đối tượng của cho vay không có tài sản đảm bảo là các tổ chức lớn uy tín như các công ty và tổng công ty nhà nước, các tập đoàn kinh tế và đối tượng này chủ yếu rơi vào hình thức cho vay dự án tức là trung và dài hạn. Đặc điểm của cho vay trung và dài hạn là quá trình giải ngân và thu hồi nợ diễn ra trong thời gian dài. Thời gian càng dài thì rủi ro tín dụng với các khoản nợ này càng lớn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên đối tượng cho vay không có tài sản đảm bảo là các tổ chức lớn có uy tín cao nên tí xảy có khả năn các tổ chức này không trả được nợ. Vậy nên, đối với các khoản nợ này chi nhánh nên giám sát quá trình sử dụng vốn và có kế hoạch dòng tiền hợp lý để đảm bảo nguồn thu về cho ngân hàng.

Còn đối tượng trong nhóm cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tài sản và có bảo đảm một phần bằng tài sản lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy có tăng qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt tuy nhiên việc cho vay DN có tài sản đảm bảo nhưng khả năng xảy ra tình trạng DN không trả được nợ là rất lớn. Bởi vì, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc rất nhiều và biến động thị trường và biến động chính sách. Một khi DN mất khả năng thanh toán cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phải tìm cách giải quyết, cách đầu tiên là phát mại tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, sự

biến động giá trị TSBĐ cùng với thủ tục pháp lý khiến cho Ngân hàng có thể không đủ bù đắp khoản rủi ro. Vậy nên Chi nhánh cần chú trọng tới nhóm nợ này.

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG.DOC (Trang 29 -29 )

×