theo kết quả nghiên cứu định lượng.
Trong chương 3, tác giả đã xây dựng được hàm cầu phụ thuộc vào giá bán, giá hàng hóa liên quan và số lượng doanh nghiệp là khách hàng của công ty. Để ước lượng mức sản lượng tối ưu cho các quý năm 2012 ta cần dự báo cho các biến theo từng quý của năm 2012. Dự báo của viện kinh tế xây dựng về giá cả hàng hóa liên quan và dự báo của phòng kinh doanh về số lượng doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm VLXD của công ty, tác giả đã xử lý số liệu và đưa vào bảng số liệu giả định cho quý III và quý IV năm 2012 như sau:
Bảng 3.1. Dự báo giá của hàng hóa thay thế và số lượng doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Chỉ tiêu Px (1000đ/viên) N
Năm Quý
2012 III 215 54
IV 195 62
Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần vật liệu xây dựng và XNK Hồng Hà và Viện kinh tế xây dựng
Thay các giá trị Px và N của quý III/2012 vào phương trình: Qˆ= -80,17946 – 0,676466*P + 0,453116*PX + 6,480495*N, ta được hàm cầu ước lượng của quý III/2012 như sau: Qˆ= 367,187 – 0,676466*P
⇒ Pˆ =542,802 – 1,4782*Q
⇒TRˆ = 542,802*Q – 1,4782*Q2
⇒MRˆ= 542,802 – 2,9564*Q
Để tối đa hóa lợi nhuận thì MR= MC
⇔542,802 – 2,9564*Q = 403,7741–8,385101*Q + 0,040587*Q2 ⇔0,040587*Q2- 5,4287*Q- 139,028 = 0
⇔ Qˆ=156 (mức sản lượng tối ưu) ⇒ Pˆ = 301,7 (nghìn đồng)
Tương tự ta có thể ước lượng được mức sản lượng, giá bán tối ưu cho quý IV/2012 theo mô hình ước lượng là Qˆ=163 (nghìn viên) với mức giáPˆ = 365,09 (nghìn đồng).
Từ mức sản lượng và giá bán ước lượng, công ty có thể lấy đó làm cơ sở để lập phương án kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, mức sản lượng và giá bán ở đây mang tính thời điểm và môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. Vì thế trong từng giai đoạn cụ thể, công ty cần ước lượng lại hàm cầu theo các yếu tố tác động để điều chỉnh giá bán và sản lượng cho phù hợp để giúp công ty mang lại lợi nhuận cao nhất.