KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ

Một phần của tài liệu Kiểm định mối quan hệ chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà (Trang 29)

TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HỒNG HÀ 2.3.1. Kết quả ước lượng

2.3.1.1. Kết quả ước lượng hàm cầu

Từ các dữ liệu thu thập được tác giả sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng theo phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1 Kết quả ước lượng hàm cầu

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm Eviews 5.1

Theo kết quả ước lượng ở bảng 2.5 ta có phương trình ước lượng hàm cầu như sau: Qˆ= -79,59359 – 0,676564*P + 0,452281*PX + 6,471182*N

Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy các hệ số ước lượng của hàm cầu đều có ý nghĩa kinh tế e < 0, g > 0, h > 0.

*Ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng tại mức ý nghĩa α= 5%: Với mức ý nghĩa α= 5% thì các giá trị ước lượng của các hệ số đều có ý nghĩa thống kê do giá trị p-value của chúng đều nhỏ hơn 0,05. Như vậy, với mức ý nghĩa α= 5% thì có thể khẳng định các đại lượng P, PX, N thay đổi thì có ảnh hưởng đến doanh thu bán sản phẩm VLXD của công ty cổ phần vật liệu xây dựng và XNK Hồng Hà.

*Giá trị của hệ số xác định: R2 = 0,959 có nghĩa là hàm hồi quy giải thích được 95,9% sự biến động của doanh số bán, chỉ có 4,1% sự biến động của doanh thu là được giải thích bởi các yếu tố khác ngoài mô hình.

Từ phương trình hàm cầu trên ta có hàm cầu ngược như sau: Pˆ = - 118,526- 1,478*Q + 0,6698*PX + 9.5799*N

Nhân hàm cầu ngược với sản lượng Q ta được phương trình của hàm tổng doanh thu: TRˆ = P*Q = - 118,526*Q –1,478*Q2 + 0,6698*PX*Q + 9.5799*N*Q

Mà ta lại có doanh thu biên sẽ được tính bằng cách đạo hàm hàm tổng doanh thu. Do đó ta có: MRˆ = (TRˆ)’ = -118,526– 2.956*Q + 0,6698*PX +9.5799 *N

2.3.1.2. Kết quả ước lượng hàm chi phí biến đổi bình quân

Từ các dữ liệu thu thập được tác giả sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng theo phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2 Kết quả ước lượng hàm chi phí biến đổi bình quân

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm Eviews 5.1

Từ kết quả ước lượng từ bảng 2.6 ta có phương trình hàm chi phí biến đổi bình quân được ước lượng như sau:

AVˆC =403,7799– 4,192628*Q + 0,013529*Q2

Nhìn vào bảng kết quả ước lượng ta thấy rằng các hệ số ước lượng của hàm AVC đều có ý nghĩa kinh tế: a > 0, b < 0, c> 0.

*Ý nghĩa thống kê của các hệ số tại mức ý nghĩa α = 5%: Ta có p-value của các hệ số ước lượng đều bé hơn 0.05 nên các hệ số này đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa

α = 5%.

*Giá trị của hệ số xác định: Ta có R2 = 0,895 có nghĩa là hàm hồi quy giải thích được đến 89,5% sự biến động của chi phí biến đổi bình quân, chỉ có 10,5% sự biến động của chi phí bình quân được giải thích bằng các yếu tố khác ngoài mô hình.

Từ phương trình hàm chi phí biến đổi bình quân ta sẽ tính được phương trình hàm tổng chi phí biến đổi bình quân: TVˆC =403,7741*Q –4,192628*Q2 + 0,013529*Q3

Và khi đó chi phí cận biên sẽ được tính bằng cách lấy đạo hàm của hàm tổng chi phí biến đổi bình quân như sau: MCˆ =403,7741–8,385101*Q + 0,040587*Q2

2.3.1.3 Kết quả ước lượng hàm sản lượng :

Dựa vào số liệu thu thập được, ta tiến hành ước lượng hàm sản lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông qua phần mềm eviews 5.1 ta được kết quả

Bảng 2.3 Kết quả ước lượng hàm sản lượng

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm Eviews 5.1

Từ bảng kết quả ước lượng ở phụ lục, , hàm sản lượng có dạng : LnQˆ = -5,125762+ 0,708171 *lnK + 0,376537*lnL ⇔ Qˆ = e-5,125762 * K0,708171 * L0,376537 ⇔ Qˆ = 5,941688*10-3 * K0,708171 * L0,376537 Suy ra, MPK = 0,708171* K Q và MPL = 0.376537* L Q

Hệ số A, α , β đều phù hợp với mô hình vì chúng đều thỏa mãn điều kiện lớn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hơn 0 và nhỏ hơn 1, và α +β = 1,084708 > 1, điều này cho thấy hàm sản xuất của

công ty có lợi tức tăng dần theo quy mô.

Với mức ý nghĩa α = 5% thì giá trị ước lượng của các hệ số đều có ý nghĩa

thống kê.

R2 = 0,8968 chứng tỏ các biến trong hàm sản lượng có thể giải thích được đến 89,69% sự biến động của mô hình.

2.3.3. Một số kết luận rút ra từ mô hình

2.3.2.1. Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận qua mô hình hàm cầu và hàm chi phí bình quân phí bình quân

Công ty sẽ hòa vốn khi sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó TC=TR : ⇔-118,526*Q–1,478*Q2

+0,6698*PX*Q+9.5799*N*Q=403,7741*Q– 4,192552*Q2+ 0,013529*Q3 +21.820 (*)

Ta lần lượt thay các giá trị của Px và N vào phương trình (*) từ đó sẽ tính được các mức sản lượng hòa vốn của các kỳ kinh doanh. Ví dụ như ở quý 1 năm 2009 với Px =168 nghìn đồng và N =39 thay vào phương trình (*) ta được Q=98 và Q=147

Công ty sẽ tối đa hóa lợi nhuận khi sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó chi phí biên và doanh thu biên : MR = MC

⇔-118,526– 2.956*Q + 0,6698*PX +9.5799 *N = 403,7741– 8,385101*Q + 0,040587*Q2

⇔0,040587 *Q2 –5,429101*Q + 522,3001- 0,6698*PX – 9,5799*N = 0 (**)

Ta lần lượt thay các giá trị của Px và N vào phương trình (**) từ đó sẽ tính được các mức sản lượng tối ưu Q* ở các kỳ kinh doanh. Thay Q* vào phương trình hàm cầu ngược ta sẽ tính được giá bán P*. Từ đó sẽ tính được mức lợi nhuận tối đa mà công ty đạt được trong kỳ kinh doanh đó . Ví dụ như ở quý 1 năm 2009 với Px =168 nghìn đồng và N =39 thay vào phương trình (*) ta được :

0,040587 *Q2 –5,429101*Q +36,1576 = 0

Giải phương trình ta được một nghiệm thỏa mãn: Q = 127 ( nghìn viên)

Thay Q*1/2009 lần lượt vào phương trình hàm cầu ngược và phương trình hàm chi phí biến đổi bình quân ta tính được P*1/2009 = 182.866 nghìn đồng và TVC*

1/2009 =11370.21 triệu đồng.

Tính tương tự cho các quý tiếp theo của năm 2009, 2010, 2011 ta được bảng sau :

Bảng 3.4 So sánh sản lượngtối ưu, giá bán tối ưu, lợi nhuận ước lượng với thực tế

Năm Q (nghìn viên) P (nghìn đồng/m2) π (triệu đồng) Qˆ (nghìn viên) Pˆ (nghìn đồng/m2) πˆ (triệu đồng) 2009 549 165.9134 40837.65 512 176.0808 47292.61 2010 726 184.2233 61085.13 568 195.2633 62050.26 2011 745 226.8473 89669.88 620 237.5155 94608.85

Nguồn : Tính toán của tác giả từ mô hình ước lượng

Nhìn vào bảng kết quả ước lượng sản lượng và lợi nhuận thực tế của công ty trong những năm qua luôn có sự chênh lệch so với mức sản lượng và lợi nhuận ước lượng. Sản lượng thực tế của công ty trong giai đoạn 2009 - 2011 luôn cao hơn hơn mức sản lượng tối ưu. Tối đa hóa lợi nhuận khi và chỉ khi doanh nghiệp đạt được mức sản lượng tối ưu. Vì thế công ty đã làm mất đi một phần lợi nhuận, làm cho lợi nhuận của công ty chưa đạt được tối ưu. Cụ thể năm 2009, sản lượng thực tế của công ty cao hơn mức sản lượng tối ưu là 37 nghìn viên, nên chi phí công ty bỏ ra để sản xuất thêm đã làm công ty mất đi 1 phần lợi nhuận là 6454,96 triệu đồng. Năm 2011, sản lượng thực tế của công ty cao hơn mức sản lượng tối ưu là 125 nghìn viên đã làm công ty mất đi 1 phần lợi nhuận là 4938,97 triệu đồng do sản xuất quá mức sản lượng tối đa. Nhưng giá bán trung bình các sản phẩm lại thấp hơn mức giá bán đem lại lợi nhuận tối ưu cho công ty. Mức giá chênh lệch năm 2011 là 10,668 nghìn đồng/sp, làm doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận giảm đáng kể. Qua đây có thể thấy công ty nên thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh để giảm mức sản lượng sản xuất ra, tăng giá hàng bán để giảm thiểu được chi phí mà qua đó thu được mức lợi nhuận cao hơn (Phụ lục 11)

2.3.2.2. Đánh giá việc thực hiện chi phí của công ty theo mô hình hàm sản xuất

Trong ngắn hạn để tối thiểu hóa chi phí kinh doanh tại một mức sản lượng nhất định, công ty cần lựa chon 2 yếu tố đầu vào là vốn và lao động thích hợp thõa mãn điều kiện : w MPl r MPk = ⇔ w L r K * 376537 , 0 * 708171 , 0 = Q0 = f(K,L) Q0 = 5,941688*10-3 * K0,708171 * L0,376537 (*)

Trong đó : r là chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty (WACC)

w là tiền lương trung bình của nhân viên trong 1 quý của công ty Thay số liệu w, r, Q0 vào phương trình (*) ta sẽ tính được mức vốn và lao động tối ưu cho doanh nghiệp.

Ví dụ như quý 1 năm 2009 doanh nghiệp bán được mức sản lượng Q0 = 125, chi phí sử dụng vốn bình quân là r = 10,5 % /quý, lương trung bình của nhân viên là 19.5 triệu /quý. Thay vào hệ phương trình trên ta giải được :K* = 73830,5937triệu đồng và L = 211 người.

Tương tự ta cũng tính được lượng vốn và lao động tối ưu được sử dụng để tối thiểu hóa chi phí sản xuất như trong bảng phụ lục 9. Nhìn vào bảng phụ lục có thể thấy rằng số lượng lao động của công ty sử dụng qua các năm cao hơn số lượng lao động ước lượng và số lượng vốn mà doanh nghiệp sử dụng đều thấp hơn số lượng vốn ước lượng. Điều này cho thấy doanh nghiệp sử dụng đầu vào chưa hiệu quả. Lao động nhiều khiến doanh nghiệp không sử dụng hết tối đa, gây lãng phí một khoản tiền khá

lớn. Mặt khác, nhu cầu xây dựng cuối năm cao mà công ty lại vay vốn ít hơn mức vốn ước lượng nên khả năng quay vòng vốn chậm, khiến cho lợi nhuận công ty mất đi một phần khá lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU

2.4.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty cổ phần vật liệu xây dựng và XNK Hồng Hà giai đoạn 2008-2011phần vật liệu xây dựng và XNK Hồng Hà giai đoạn 2008-2011 phần vật liệu xây dựng và XNK Hồng Hà giai đoạn 2008-2011

Công ty vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà thuộc Sở Xây dựng Hà Nội được sáp nhập từ Công ty Kinh doanh xuất nhập khẩu Hồng Hà vào Công ty Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Nội. Công ty vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở xây dựng Hà Nội, là đơn vị sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, được liên doanh, liên kết để mở rộng và phát triển kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay, công ty đã khẳng định được vị thế của mình và được các đối tác đánh giá cao về năng lực cũng như chất lượng sản phẩm. Trong những năm gần đây, mặc dù thị trường bất động sản có nhiều biến động, vẫn còn bị ảnh hưởng của lạm phát nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối tốt. Đời sống của người lao động trong công ty ngày càng được cải thiện rõ rệt. Chúng ta có thể thấy được điều này thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2009- 2011. Cụ thể :

- Doanh thu : Quy mô sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng được mở rộng, tổng doanh thu và chi phí liên tục tăng qua các năm. Như năm 2009, doanh thu của công ty chỉ đạt 86.250 triệu đồng nhưng sang năm 2011 doanh thu của công ty đã đạt 143.234 tỷ đồng. Do thị trường của công ty được mở rộng hơn. Thay vì chỉ cung cấp sản phẩm ở các tỉnh phía Bắc như trước kia thì giờ công ty đã chú trọng hơn đến các tỉnh miền Nam và miền Trung.

- Chi phí : so sánh chi phí giữa các năm ta thấy tỷ lệ so sánh chi phí 2010/2009 là 147% giảm xuống còn 113% giai đoạn 2011/2010. Tỷ trọng chi phí giá vốn hàng bán trong tổng chi phí biến đổi đang có xu hướng giảm xuống từ 95,45% năm 2009 xuống còn 94,7% năm 2011 do công ty đã chú trọng hơn đến tìm các nguồn cung ứng tốt, tạo điều kiện công ty không quá phụ thuộc vào một nhà cung ứng nào.

- Lợi nhuận: từ năm 2009 đến năm 2011 lợi nhuận của công ty tăng từ 18.905 triệu đồng lên 30.901triệu đồng. Các tỷ suất lợi nhuận/chi phi, tỷ suất lợi nhuận/ chi phí biến đổi, tỷ suất lợi nhuận/ chi phí cố định tuy có giảm trong năm 2010 nhưng đến năm 2011 lại tăng lên. Mặc dù các hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp chưa ổn định nhưng giai đoạn này nền hoạt kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, ảnh hưởng nhiều

tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, do đó mà đây cũng là một điều đáng ghi nhận của công ty.

2.4.2. Những hạn chế trong thực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty cổ phần vật liệu xây dựng và XNH Hồng Hà giai đoạn 2008-2011liệu xây dựng và XNH Hồng Hà giai đoạn 2008-2011 liệu xây dựng và XNH Hồng Hà giai đoạn 2008-2011

Bên cạnh một số thành tựu đã đạt được, công ty vẫn tồn một số hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện chi phí, lợi nhuận là :

- Thứ nhất là việc lựa chọn sản lượng và giá bán của công ty vẫn chưa hợp lý dẫn tới lợi nhuận thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn thấp so với mức lợi nhuận tối đa mà công ty có thể đạt được.

Từ kết luận rút ra từ mô hình cho thấy công ty luôn đưa ra mức sản lượng cao hơn mức sản lượng đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty, trong khi đó giá bán lại chưa hợp lý nên lợi nhuận thực tế của công ty thấp hơn lợi nhuận ước lượng. Khi sản lượng bán ra lớn thì doanh thu tăng lên đồng thời chi phí của công ty cũng tăng cao. Do đó mà công ty nên tìm hiểu kỹ các nguyên nhân để đưa ra được các phương án kinh doanh tối ưu nhất để có thể tối đa hóa được lợi nhuận đạt được.

- Thứ hai là việc quản lý và sử dụng chi phí của công ty vẫn chưa được tốt nên vẫn chưa đạt được hiệu quả cao như nhiều dự án cấp VLXD vượt qua mức cần thiết làm lãng phí vật liệu trong quá trình xây dựng.

-Thứ ba là mặc dù doanh thu của công ty tăng dần qua các năm nhưng doanh thu của các quý trong năm lại không ổn định. Do sản xuất và kinh doanh VLXD phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, mùa vụ nên doanh thu VLXD thường tăng vào các quý cuối năm. Nhưng do cuối năm nhu cầu xây dựng tăng cao làm chi phí thuê lao động, chi phí thuê vốn và các khoản chi phí khác thường cũng tăng cao làm chi phí của công ty cũng tăng.

Thứ tư là việc lựa chọn vốn và lao động của công ty vẫn chưa hợp lý dẫn tới công ty lãng phí chi phí cho việc chú trọng đến nhiều lao động trong khi vốn thì lại ít hơn mức giúp công ty đạt lợi nhuận tối đa.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân chủ quan

- Việc lựa chọn giá bán và sản lượng của công ty vẫn chưa hợp lý. Sản lượng của công ty luôn cao hơn mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa đồng thời giá bán của công ty chưa hợp lý so với mức giá bán ước lượng từ mô hình. Nguyên nhân là do công ty vẫn chưa có chiến lược kinh doanh hợp lý, chưa năm bắt nhu cầu của thị trường. Hiện nay, trên thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận, giá VLXD đang lên cao mà công ty lại bán với mức giá thấp hơn giá ước lượng làm doanh thu của công ty

Một phần của tài liệu Kiểm định mối quan hệ chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà (Trang 29)