Thực trạng về lợi nhuận từ sản phẩm vật liệu xây dựng của Công ty cổ phần vật liệu

Một phần của tài liệu Kiểm định mối quan hệ chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà (Trang 27)

phần vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng hà giai đoạn 2009 – 2011

Những năm vừa qua tuy gặp nhiều khó khăn do tác động của nền kinh tế, những do sự nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân viên nên công ty cũng đạt được những thành quả nhất định. Sau đây ta xem xét tình hình lợi nhuận kinh doanh của VLXD của công ty qua hình

Hình 2.3: Tình hình thực hiện lợi nhuận kinh doanh VLXD của công ty giai đoạn 2009- 2011

Nguồn: BCTC công ty cổ phần vật liệu xây dựng và XNK Hồng Hà giai đoạn 2009 – 2011 Nhìn vào hình 2.4 ta thấy được sự biến động lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2009 – 2011. Thị trường VLXD và thị trường bất động sản có mối liên quan mật thiết với nhau. Năm 2010 thị trường bất động sản có phần sôi động. Vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm của công ty trở nên thuận lợi, qua đó đã làm lợi nhuận của công ty tăng 15% so với năm 2009. Bước sang năm 2011, nguồn vốn hiện đang đầu tư cho thị trường vàng và ngoại tệ sẽ dịch chuyển sang thị trường bật động sản và đó là lý do để thúc đẩy nguồn cầu cho thị trường bật động sản này. Nhu cầu xây dựng tăng lên kéo theo giá bán và sản lượng tăng lên làm lợi nhuận công ty tăng 41% so với năm 2011.

- Khi phân tích lợi nhuận theo tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (phụ lục 6) ta thấy các chỉ tiêu này có xu hướng giảm trong năm 2010 và tăng trong năm 2011. Cụ thể đối với tỷ suất lợi nhuận trên chi phí năm 2009 là 28,072% giảm xuống 27,508 %. Tức là giảm gần 1 đồng lợi nhuận trên 100 đồng chi phí, cũng cho thấy mứ tăng của chi phí là nhanh hơn so với lơi nhuận. Còn với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 là 21,91%, đến năm 2010 giảm xuống 18,036% nhưng sang năm 2011lại tăng lên 21,574%. Mặc dù tỷ suất này năm 2011 có tăng so với năm 2010 nhưng vẫn còn thấp hơn so với năm 2009. Điều lại này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí của công ty để thu về lợi nhuận có xu hướng không ổn định qua các năm. Nguyên nhân một phần do công ty công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhưng việc quản lý và sử dụng chi phí của công ty còn chưa hợp lý kiến tỷ suất của lợi nhuận giảm, cụ thể là công ty thuê thêm khá nhiều lao động chính trong khi đó sản xuất kinh doanh phụ thuộc khá nhiều vào mùa vụ thì công ty nên thuê một số lao động thời vụ để tiết kiệm chi phí cho công ty. Mặt khác, công ty nên chú trọng tìm kiếm các nhà cung ứng mới để khỏi phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung ứng.

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí biến đổi: Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí biến đổi bỏ ra thì thu được 41,526 đồng lợi nhuận năm 2009, 33,441 đồng lợi nhuận năm 2010 và 44,013 đồng năm 2011. Như vậy so với năm 2009 thì tỷ suất lợi nhuận trên chi phí biến đổi năm 2010 của công ty giảm, còn so với năm 2010 thì tỷ suất lợi nhuận trên chi phí biến đổi năm 2011 của công ty đang tăng, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí biến đổi của công ty để thu về lợi nhuận đang tăng nhưng rất thất thường và không ổn định qua các năm. Do giá VLXD năm 2010 tăng cao làm chi phí biến đổi cũng tăng theo, nhưng năm 2011 chi phí biến đổi cũng tăng nhưng tốc độ tăng có giảm hơn so với năm 2010.

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cố định năm 2009 là 86,641%, tuy năm 2010 là 64,339%, nhưng năm 2011 có tăng trở lại 73,356%. Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cố định qua các năm lên xuống không ổn định. Tuy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cố định năm 2011 có giảm hơn so với năm 2009 nhưng so với năm 2010 thì điều này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí cố định của công ty có xu hướng tốt.

Thông qua quá trình phân tích chung về tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty, ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm từ 2009 đến 2011 cho hiệu quả chưa ổn định. Nguyên nhân là do một phần từ việc thực hiện chi phí của công ty chưa thực sự tốt dẫn đến chi phí tăng cao làm cho lợi nhuận có tăng nhưng không ổn định, phần khác là do các tác động từ môi trường kinh tế vĩ mô.Sau đây chúng ta hãy đi tiến hành ước lượng mô hình hàm cầu, hàm chi phí biến đổi bình quân, hàm sản lượng để so sánh với lợi nhuận và chi phí thực tế công ty thực hiện với mô hình ước lượng, để từ đó có được những biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Kiểm định mối quan hệ chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w