0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM TRẠNG CỦA CHA MẸ CÓ CON TỰ

Một phần của tài liệu TÂM TRẠNG CỦA CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ (Trang 97 -97 )

1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

3.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM TRẠNG CỦA CHA MẸ CÓ CON TỰ

CON TỰ KỶ VÀ CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ có mối liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, các yếu tố liên quan có thể rất nhiều, tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ giới hạn trong một số yếu tố chính, cụ thể: Kinh tế (thu nhập của gia đình), vị thế xã hội (chức vụ), và mối quan hệ trong gia đình.

Bảng 3.10. Hệ số tƣơng quan của các yếu tố thu nhập, chức vụ, mối quan hệ trong gia đình và tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ

Tâm trạng Thu nhập Chức vụ Mối quan hệ

p r p r p r

Tâm trạng chung 0.00 0.691 0.00 -0.225 0.00 0.520 Tâm trạng về bản thân 0.00 0.604 0.060 -0.114 0.00 0.315

91

Tâm trạng về gia đình 0.00 0.357 0.001 -0.206 0.00 0.464 Tâm trạng về xã hội 0.00 0.491 0.581 -0.033 0.00 0.292 Mối tương quan giữa các yếu tố này được trình bày qua sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 3.2. Mối tƣơng quan giữa thu nhập, chức vụ, mối quan hệ gia đình với tâm trạng

THU NHẬP CHỨC VỤ MỐI QUAN

HỆ GIA ĐÌNH

TÂM TRẠNG TÂM TRẠNG TÂM TRẠNG TÂM TRẠNG CHUNG VỀ BẢN THÂN VỀ GIA ĐÌNH VỀ XÃ HỘI

Trên sơ đồ biểu diễn những vạch liền là tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê, vạch đứt là tương quan không có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó, các vạch liền màu đen thể hiện mối tương quan không mạnh (r < 0.3), các vạch liền màu cam thể hiện mối tương quan trung bình (r từ 0.3 đến 0.6), các vạch liền màu đỏ thể hiện tương quan mạnh (r ≥ 0.7).

3.2.1. Mối tƣơng quan giữa tâm trạng với yếu tố thu nhập của gia đình

Để nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập và tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ, chúng tôi chia yếu tố thu nhập (hàng tháng) của gia đình cha mẹ

92

có con tự kỷ thành các mức: Dưới 3 triệu đồng, từ 3 đến 6 triệu đồng, từ 6,1 đến 10 triệu đồng và trên 10 triệu đồng. Các mức thu nhập này được tổng hợp như sau:

Bảng 3.11. Mức thu nhập của gia đình cha mẹ trẻ tự kỷ

Mức thu nhập (ngƣời) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Dưới 3 triệu 0.0 0.0

3 - 6 triệu 0.0 0.0

6,1 - 10 triệu 43.0 15.6

Trên 10 triệu 232.0 84.4

Xem xét mối tương quan giữa yếu tố thu nhập của gia đình với các biểu hiện tâm trạng cho thấy, yếu tố này có mối tương quan có ý nghĩa thống kê và tương quan thuận với cả các biểu hiện tâm trạng chung (p = 0.00, r = 0.691), với tâm trạng về bản thân (p = 0.00, r = 0.604), với tâm trạng về gia đình (p = 0.00, r = 0.357), và với tâm trạng về xã hội (p = 0.00, r = 0.491), trong đó mối tương quan của thu nhập với tâm trạng về gia đình là yếu hơn các tâm trạng khác. Các mối tương quan này chứng tỏ thu nhập càng cao thì tâm trạng càng tích cực, thu nhập thấp thì tâm trạng tiêu cực.

Từ các điểm hệ số r cho thấy, yếu tố thu nhập có tác động tương đối lớn đến tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ. Một trong những lý do là bởi vì việc chăm sóc và trị liệu một đứa trẻ tự kỷ là rất tốn kém so với một đứa trẻ không bị tự kỷ. Thông qua bảng hỏi, chúng tôi được biết số tiền mà các gia đình chi cho việc chăm sóc, trị liệu trẻ tự kỷ hàng tháng như sau:

Bảng 3.12. Mức chi phí cho chăm sóc trẻ tự kỷ

93

Từ 2 – 4 triệu 29.0 10.5

Từ 4 – 6 triệu 191.0 69.5

Từ 6 triệu trở lên 55.0 20.0

Như vậy, với mức chi cho việc trị liệu trẻ tự kỷ thấp nhất cũng đã chiếm 1/3 mức thu nhập thấp nhất của một gia đình. Điều đó khẳng định về sự ảnh hưởng tương đối lớn của yếu tố thu nhập (nhiều hay ít) sẽ tác động (tích cực hay tiêu cực) đến tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ.

3.2.2. Mối tƣơng quan giữa tâm trạng với yếu tố vị thế xã hội

Nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ với yếu tố vị thế xã hội của họ, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sự tương quan giữa hai yếu tố này. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của địa vị xã hội là chức vụ tại nơi làm việc, vì thế, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu mối tương quan giữa chức vụ và tâm trạng.

Thông qua bảng 3.10 và sơ đồ 3.2 có thể thấy, yếu tố chức vụ có mối tương quan với các khía cạnh của tâm trạng như sau:

- Chức vụ và tâm trạng chung (p = 0.00, r = -0.225);

- Chức vụ và tâm trạng về gia đình (p = 0.001, r = -0.206);

- Chức vụ và tâm trạng về bản thân (p>0.05, r = -0.114);

- Chức vụ và và tâm trạng về xã hội (p>0.05, r = -0.033).

Đây là các mức tương quan yếu và thể hiện chiều tương quan nghịch giữa chức vụ và tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ. (Tuy nhiên, giữa chức vụ và tâm trạng về bản thân và tâm trạng về xã hội có p>0.05 nên mức tương quan đó chưa đủ độ tin cậy để đánh giá). Nó có nghĩa là, chức vụ

94

càng cao thì tâm trạng càng tiêu cực. Điều đó cũng cho thấy phù hợp với kết quả điều tra khi được hỏi ý kiến cá nhân về sự ảnh hưởng của vị thế bản thân ở cơ quan đến việc trị liệu cho con, chúng tôi thu được như sau:

Bảng 3.13. Mức độ ảnh hƣởng của địa vị bản thân tại cơ quan đến việc trị liệu cho con

Mức độ (ngƣời) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Không ảnh hưởng 164.0 59.6

Ảnh hưởng phần nhỏ 57.0 20.7

Ảnh hưởng phần lớn 41.0 14.9

Ảnh hưởng rất nhiều 13.0 4.7

Như vậy, 59.6% số người được hỏi cho rằng vị thế ở cơ quan không ảnh hưởng đến việc trị liệu cho con, còn lại 40.4% cho rằng có ảnh hưởng. Sự ảnh hưởng này có hai chiều, có thể tích cực hoặc tiêu cực. Trong khi một số phụ huynh cho rằng vị thế và công việc của bản thân ở cơ quan quá bận rộn, hoặc bị nhiều người chú ý, chịu nhiều sức ép...làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trị liệu cho con, thì một số khác lại cho rằng, chính vị thế ở cơ quan của bản thân đã khiến cho mọi người có lòng nhiệt tình giúp đỡ họ trong công việc và trong cuộc sống nhiều hơn. Điều đó cho thấy, tâm trạng cũng chịu sự tác động từ yếu tố chức vụ, tuy không lớn nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định.

3.2.3 Mối tƣơng quan giữa tâm trạng và mối quan hệ trong gia đình

95

Các mối quan hệ trong gia đình không chỉ có tầm ảnh hưởng quan trọng đến chính việc trị liệu chứng tự kỷ ở trẻ mà đồng thời cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của cha mẹ trẻ. Mối quan hệ này có thể trở thành chỗ dựa vững chắc cho cha mẹ trẻ tự kỷ trước những khó khăn mà họ phải đối mặt, ngược lại mối quan hệ gia đình không lành mạnh cũng có thể khiến cho tâm trạng của cha mẹ trẻ tự kỷ trở nên tiêu cực hơn. Nhằm nghiên cứu sự tác động giữa yếu tố mối quan hệ gia đình tới tâm trạng của cha mẹ trẻ tự kỷ, chúng tôi dựa vào các biểu hiện về bầu không khí tâm lý trong gia đình, mối quan hệ giữa vợ - chồng, và mối quan hệ giữa gia đình cha mẹ trẻ tự kỷ với hai bên họ nội, ngoại.

Dựa vào bảng 3.10 và sơ đồ 3.2 cho thấy, yếu tố mối quan hệ gia đình có mối tương quan thuận đến tất cả các biểu hiện tâm trạng, với các mức độ: Tương quan mạnh đến tâm trạng chung (p = 0.00, r = 0.520), tâm trạng về bản thân (p = 0.00, r = 0.315), tâm trạng về gia đình (p = 0.00, r = 0.464), và tương quan yếu đến tâm trạng về xã hội (p = 0.00, r = 0.292). Kết quả này có nghĩa là đối với những người có mối quan hệ gia đình tích cực thì có tâm trạng tích cực và ngược lại, với những người có mối quan hệ gia đình tiêu cực sẽ có tâm trạng tiêu cực.

Nhằm làm rõ hơn về mối tương quan này, thông qua bảng hỏi, chúng tôi đã tìm hiểu về mối quan hệ gia đình của các khách thể và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.14. Mối quan hệ trong gia đình của cha mẹ có con tự kỷ

Biểu hiện Điểm

trung bình Độ lệch chuẩn Tỷ lệ % tích cực Tỷ lệ % tiêu cực

96 *1. Gia đình tôi sống chan hòa, mọi người hai bên nội, ngoại biết cách chia sẻ, giúp đỡ nhau

1.71 0.63 28.7 71.3

*2. Vợ/ chồng tôi giúp đỡ tôi nhiều trong việc chăm sóc và trị liệu cho con

0.64 0.88 82.9 17.1

3. Chỉ có vợ chồng tôi chăm sóc con, hai bên gia đình nội, ngoại tỏ ra thờ ơ nên rất khó khăn

1.09 1.01 54.2 45.8

4. Chỉ có gia đình bên nội giúp

đỡ chúng tôi chăm sóc con 1.37 0.73 67.3 32.7 5. Chỉ có gia đình bên ngoại

giúp đỡ chúng tôi chăm sóc con

1.45 0.81 64.7 35.3

*6. Chỉ có vợ chồng tôi chăm sóc con nhưng chúng tôi vẫn

làm tốt 1.68 0.72 26.2 73.8

Điểm trung bình thang đo 1.32 0.79 54.0 46.0

Số liệu bảng 3.14 cho thấy, không có nhiều gia đình có mối quan hệ lành mạnh, và nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ như mong muốn từ hai bên họ nội – ngoại, chỉ có 28.7%, còn lại 71.3% gia đình có mối quan hệ tiêu cực. Vì thế mà có tới 73.8% số khách thể cho rằng họ khó có thể chăm sóc và trị liệu tốt cho con khi chỉ có hai vợ chồng mà thiếu đi sự giúp đỡ từ hai bên gia đình nội – ngoại. Tuy nhiên, mối quan hệ vợ, chồng có xu hướng tích cực hơn so với mối quan hệ với các thành viên khác trong gia đình, thể hiện qua con số 82.9% số người được hỏi cho rằng vợ/chồng mình đã giúp đỡ nhiều trong việc chăm sóc và trị liệu cho con. Thông qua phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự, đồng thời có nhiều người mẹ cho biết, trong việc nuôi dạy con thì chủ yếu là người mẹ, nên người

97

cha tuy có giúp đỡ nhiều trong việc chăm sóc cho con nhưng đôi khi còn thiếu tính ―tự giác‖.

Như vậy, xét về mối quan hệ trong gia đình của cha mẹ có con tự kỷ: Bầu không khí tâm lý trong gia đình có xu hướng tiêu cực nhất (1.71 điểm), sau đó đến mối quan hệ giữa cha mẹ trẻ với gia đình hai bên nội – ngoại, chỉ có mối quan hệ vợ - chồng mang tính tích cực (0.64 điểm). Tổng hợp lại cho thấy mối quan hệ trong gia đình của các cha mẹ trẻ tự kỷ có điểm trung bình là 1.32 - mức độ tương đối tích cực.

Xét về sự tương quan giữa mối quan hệ gia đình với tâm trạng của cha mẹ trẻ tự kỷ, đó là độ tương quan mạnh và tương quan thuận, mối quan hệ trong gia đình càng tích cực thì tâm trạng của cha mẹ trẻ tự kỷ càng tích cực. Như vậy, tâm trạng về gia đình của cha mẹ trẻ tự kỷ có xu hướng tích cực (như kết luận phần 3.1), là do mối quan hệ trong gia đình (tích cực) có tương quan mạnh với tâm trạng của họ.

3.2.4. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ

3.2.4.1. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố độc lập đơn nhất

Thông qua khảo sát cho thấy các yếu tố: Thu nhập của gia đình, chức vụ của bản thân, mối quan hệ trong gia đình có ảnh hưởng đến tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ ở các mức độ khác nhau.

Kết quả phân tích hồi quy để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trên đến tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ được hiển thị qua bảng sau:

98

Bảng. 3.15. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ

Mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ là yếu tố thu nhập, tiếp theo là yếu tố mối quan hệ trong gia đình và cuối cùng là yếu tố chức vụ.

Kết quả cho thấy, với r2

= 0.357, yếu tố thu nhập giải thích được 35.7% sự biến thiên tâm trạng của khách thể. Yếu tố chức vụ có r2

= 0.019, nghĩa là có thể giải thích được 1.9% sự biến thiên của tâm trạng. Yếu tố mối quan hệ gia đình có r2 = 0.085, nghĩa là có thể giải thích được 8.5% sự biến thiên của tâm trạng. Những kết quả này đều phù hợp với kết quả tương quan đã thu được ở trên.

3.2.4.2. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tổng hợp

Phần trên chúng tôi đã xem xét sự ảnh hưởng của từng yếu tố độc lập tác động đến tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ. Trong phần này, chúng

Các yếu tố r2 p

I. Đơn nhất

Thu nhập 0.357 0.000

Chức vụ 0.019 0.024

Mối quan hệ gia đình 0.085 0.000

II. Tổng hợp

Thu nhập + Chức vụ + Mối quan hệ

99

tôi xem xét sự tác động của tổng hợp tất cả các yếu tố trên đến tâm trạng sẽ như thế nào?

Kết quả cho thấy, ba yếu tố trên trở thành yếu tố tổng hợp có tác động mạnh mẽ đến tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ với r2

= 0.512, p<0.001. Tức là, tổng hợp các yếu tố này giải thích 51.2% sự biến thiên của tâm trạng. Điều đó có nghĩa là, nếu có sự tác động tích cực đồng thời của các yếu tố: thu nhập, chức vụ, mối quan hệ trong gia đình thì biểu hiện tâm trạng của những cha mẹ có con tự kỷ trong nghiên cứu sẽ rất tích cực. Ngược lại, nếu có sự vắng mặt các yếu tố này hoặc chúng có xu hướng tiêu cực thì tâm trạng sẽ trở nên tiêu cực. Mặt khác, sự ảnh hưởng của tổng hợp các yếu tố trên mạnh mẽ hơn so với trường hợp chỉ tác động từng yếu tố độc lập.

Tổng hợp lại cho thấy:

- Yếu tố kinh tế, cụ thể là thu nhập của gia đình có tác động tương đối mạnh đến các biểu hiện tâm trạng.

- Yếu tố chức vụ của cha mẹ trẻ tự kỷ cũng chỉ là một trong những yếu tố có tác động đến tâm trạng của họ ở mức độ không cao.

- Yếu tố mối quan hệ trong gia đình của cha mẹ trẻ tự kỷ là tương đối tích cực và có mối tương quan ở mức trung bình đến tâm trạng của họ nên tâm trạng về gia đình cũng có xu hướng tương đối tích cực.

- Về mức độ ảnh hưởng, yếu tố thu nhập có ảnh hưởng mạnh nhất đến tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ, sau đó đến yếu tố mối quan hệ trong gia đình và cuối cùng là yếu tố chức vụ.

100

- Tổng hợp các yếu tố trên có ảnh hưởng mạnh hơn so với ảnh hưởng của từng yếu tố độc lập. Điều này cho thấy việc cần phải lưu ý đến tất cả các yếu tố nhằm cải thiện tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Nghiên cứu tâm trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ cho thấy:

- Tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ được nghiên cứu qua tâm trạng chung và ba khía cạnh cụ thể là: Tâm trạng về bản thân, tâm trạng về gia đình và tâm trạng về xã hội của họ. Trong đó, tâm trạng về gia đình có xu hướng tích cực, tâm trạng về bản thân và tâm trạng về xã hội có xu hướng tiêu cực.

- So sánh tâm trạng của các nhóm: Giới tính, chức vụ và tình trạng hôn nhân cho thấy có sự khác nhau về tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ thuộc các nhóm khác nhau. Trong đó, nhóm nam giới có xu hướng tâm trạng tích cực hơn so với nhóm nữ giới; nhóm có chức vụ cao và không có chức vụ có tâm trạng tiêu cực hơn nhóm có chức vụ thấp; nhóm có hoàn cảnh hôn nhân sống cùng gia đình nhiều thành phần và nhiều thế hệ có tâm trạng tiêu cực hơn nhóm sống tương đối độc lập.

- Khảo sát sự tương quan giữa các yếu tố kinh tế, địa vị xã hội và

Một phần của tài liệu TÂM TRẠNG CỦA CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ (Trang 97 -97 )

×