So sánh tâm trạng của các nhóm khác nhau

Một phần của tài liệu Tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ (Trang 90)

1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

3.1.6. So sánh tâm trạng của các nhóm khác nhau

Để tìm hiểu rõ hơn tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ, chúng tôi đã so sánh các biểu hiện tâm trạng giữa các nhóm khác nhau theo giới tính, chức vụ, và tình trạng hôn nhân của các khách thể.

Kết quả nghiên cứu đã liệt kê sự khác nhau về tâm trạng chung, tâm trạng về bản thân, tâm trạng về gia đình, tâm trạng về xã hội theo giới tính, chức vụ, tình trạng hôn nhân. Mức độ biểu hiện của các khía cạnh này không giống nhau và kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0.05).

84

Kết quả cho thấy giữa nam và nữ có sự khác biệt về tâm trạng chung và cả các tâm trạng về bản thân, tâm trạng về gia đình và tâm trạng về xã hội. Trong đó, có điểm chung là cả nam và nữ đều có tâm trạng về gia đình tương đối tích cực, còn lại các tâm trạng chung, tâm trạng về bản thân và tâm trạng về xã hội đều ở mức tương đối tiêu cực.

Sự khác biệt về tâm trạng giữa nam và nữ tuy rằng không lớn lắm nhưng vẫn có ý nghĩa về mặt thống kê. Các tâm trạng đó giữa nam và nữ được biểu thị qua biều đồ sau:

Biểu đồ 3.2. So sánh tâm trạng của nam và nữ

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8

Tâm trạng chung Tâm trạng về bản thân Tâm trạng về gia đình Tâm trạng về xã hội Nam Nữ 1.59 1.67 1.51 1.56 1.20 1.23 1.57 1.65

Tuy nhiên, nam giới có xu hướng có tâm trạng tích cực hơn so với nữ giới, thể hiện qua điểm số trung bình về tâm trạng của nam giới luôn thấp hơn so với nữ giới như: Điểm trung bình tâm trạng chung ở nam giới là 1.59 điểm, trong khi đó ở nữ là 1.67 điểm; điểm trung bình tâm trạng về bản thân của nam giới là 1.51 điểm, còn nữ giới là 1.56 điểm; điểm trung bình tâm trạng về gia đình của nam giới là 1.20, còn ở nữ là 1.23 điểm; điểm trung bình về xã hội ở nam giới là 1.57 điểm, trong khi đó ở nữ là

85

1.65 điểm. Nhìn chung, số điểm giữa nam và nữ cách nhau khá xa, chỉ có điểm ở khía cạnh tâm trạng về gia đình là gần bằng nhau.

Như vậy có thể thấy đặc điểm giới tính có thể dẫn đến những tâm trạng khác nhau giữa hai giới trước cùng sự việc con họ mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, những biểu hiện tâm trạng âm tính của nữ so với nam khi phát hiện con mắc bệnh tự kỷ cũng có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác như: thu nhập, công việc, và đặc biệt là vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Trên thực tế, đa số người phụ nữ ở Việt Nam đang phải chịu sức ép từ ―vai trò kép‖. ―Vai trò kép‖ ở đây là một khái niệm trong khoa học về giới, dùng để chỉ những vai trò mà người phụ nữ vừa phải đảm nhiệm trong cuộc sống, đó vừa là vai trò trong công việc ở cơ quan, vừa phải đảm nhiệm vai trò là người chăm sóc gia đình và chồng con. Từ xưa, văn hóa nước ta vẫn quan niệm người đàn ông là người trụ cột trong gia đình, chịu trách nhiệm đời sống vật chất của gia đình, còn người phụ nữ là người chịu trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con cái, vì thế mà còn có quan niệm ―con hư tại mẹ, cháu hư tại bà‖. Ngày nay, khi cuộc sống đã thay đổi, quan niệm này không hoàn toàn tồn tại nữa, tuy nhiên đại đa số người dân vẫn có tư tưởng người phụ nữ cần phải chịu trách nhiệm chính trong việc nhà và chăm sóc con. Không những thế, trong những năm trở lại đây, nhà nước ta phát động cuộc thi đua ―giỏi việc nước, đảm việc nhà‖ dành cho các chị em phụ nữ, một cách vô hình, những trách nhiệm nặng nề lại càng đè lên vai của phụ nữ. Khi mà người phụ nữ có quá nhiều việc phải lo toan như vậy, thì những tâm trạng tiêu cực của họ sẽ dế xuất hiện hơn ở nam giới.

86

Nhằm tìm hiểu về những phụ huynh trẻ tự kỷ có giữ chức vụ khác nhau ở nơi làm việc có tồn tại các biểu hiện tâm trạng khác nhau hay không, chúng tôi đã so sánh về vấn đề này và kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 3.3. So sánh tâm trạng theo chức vụ

0 0.5 1 1.5 2 2.5 Tâm trạng chung Tâm trạng về bản thân Tâm trạng về gia đình Tâm trạng về xã hội Không chức vụ Chức vụ thấp Chức vụ cao 1.72 1.40 2.08 1.59 1.40 1.98 1.27 1.27 1.18 1.67 1.53 2.30

Chúng tôi phân chia nhóm chức vụ thành ba loại: Không có chức vụ là những nhân viên bình thường; chức vụ thấp bao gồm những người làm quản lý ở cấp phòng ban, chi nhánh; chức vụ cao là những người làm lãnh đạo của cơ quan, doanh nghiệp.

Kết quả định lượng cho thấy, có sự khác biệt về tâm trạng giữa các nhóm chức vụ ở trên. Trong đó, cả ba nhóm đều có đan xen giữa tâm trạng tiêu cực và tâm trạng tích cực, ở các biểu hiện khác nhau. Nhóm không có chức vụ có tâm trạng về gia đình là tương đối tích cực (1.27 điểm), còn lại các tâm trạng về bản thân (1.59 điểm) và tâm trạng về xã hội ( 1.67 điểm) mang tính chất tương đối tiêu cực. Nhóm có chức vụ thấp có tâm trạng tương đối tích cực ở cả các biểu hiện về bản thân (1.40 điểm) và gia đình (1.27 điểm), chỉ có tâm trạng về xã hội (1.53 điểm) ở mức tương đối tiêu cực. Nhóm có chức vụ cao có tâm trạng về gia đình là tương đối tích cực

87

(1.18 điểm), còn lại có tâm trạng tiêu cực ở cả khía cạnh về bản thân (1.98 điểm) và về xã hội (2.30 điểm).

Như vậy, điểm chung giữa ba nhóm là đều có tâm trạng về gia đình là tích cực, còn lại các tâm trạng khác có xen lẫn giữa tích cực và tiêu cực. Kết quả này phù hợp với các kết quả ở phần 3.1.1, 3.1.2, 3.1.3, 3.1.4 ở trên. Nhìn chung, nhóm có các biểu hiện tích cực nhất là nhóm chức vụ thấp, nhóm có biểu hiện tiêu cực nhất là nhóm chức vụ cao.

Tâm trạng so sánh theo tình trạng hôn nhân

Nhằm so sánh điểm trung bình tâm trạng của các gia đình có tình trạng hôn nhân khác nhau, chúng tôi phân thành sáu nhóm: Nhóm thứ nhất là những người đang sống cùng vợ/chồng và con; nhóm thứ hai là những người đang sống cùng gia đình nhà chồng; nhóm thứ ba là những người đang sống cùng gia đình nhà vợ; nhóm thứ tư là những người đang sống ly hôn hoặc ly thân; nhóm thứ năm là những người không trong tình trạng ly thân nhưng hoàn cảnh sống mỗi người một nơi; nhóm thứ sáu là những người sống độc thân hoặc vợ/chồng đã mất. Tuy nhiên, trong số khách thể không có ai thuộc nhóm thứ sáu, vì vậy kết quả thu được chỉ gồm năm nhóm còn lại.

Kết quả khảo sát đã chỉ ra sự khác biệt về biểu hiện tâm trạng chung, tâm trạng về bản thân, tâm trạng về gia đình và tâm trạng về xã hội của cha mẹ có con tự kỷ thuộc năm nhóm nghiên cứu như sau:

88 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2

Tâm trạng chung Tâm trạng về bản thân Tâm trạng về gia đình Tâm trạng về xã hội Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 1.71 1.62 1.27 1.30 1.41 1.64 1.46 1.33 1.23 1.27 1.32 1.13 1.13 1.14 1.0 1.78 1.51 1.30 1.161.28

Kết quả cho thấy, có sự khác nhau về tâm trạng giữa các nhóm tình trạng hôn nhân khác nhau. Các biểu hiện dao động trong khoảng từ 1.0 điểm đến 1.78 điểm, nghĩa là nằm trong ba mức: Tích cực, tương đối tích cực và tương đối tiêu cực. Cụ thể, nhóm đang sống cùng vợ/ chồng và con chỉ có tâm trạng về gia đình mang tính tích cực (1.32 điểm), còn tâm trạng về bản thân (1.64 điểm) và tâm trạng về xã hội (1.78 điểm) đều có xu hướng tương đối tiêu cực. Nhóm đang sống cùng gia đình nhà chồng có tâm trạng về gia đình (1.13 điểm) và tâm trạng về bản thân (1.46 điểm) ở mức tương đối tích cực, tâm trạng về xã hội (1.51 điểm) ở mức tương đối tiêu cực. Nhóm đang sống cùng gia đình nhà vợ có tâm trạng tương đối tích cực ở tất cả các biểu hiện như tâm trạng về bản thân (1.33 điểm), tâm trạng về gia đình (1.13 điểm) và tâm trạng về xã hội (1.30 điểm). Nhóm đang sống ly hôn/ ly thân cũng có điểm trung bình cho thấy tâm trạng tương đối tích cực ở tất cả các biểu hiện như tâm trạng về bản thân (1.23 điểm), tâm trạng về gia đình (1.14 điểm) và tâm trạng về xã hội (1.16 điểm). Nhóm đang sống trong hoàn cảnh vợ chồng mỗi người một nơi cũng có điểm trung

89

bình thể hiện tâm trạng về gia đình tích cực (1.0 điểm), tâm trạng về bản thân (1.27 điểm), và tâm trạng về xã hội (1.28 điểm) là tương đối tích cực. Nhìn chung, các nhóm cùng có xu hướng tâm trạng tích cực về gia đình, còn trong tâm trạng về bản thân và tâm trạng về xã hội vẫn có sự đan xen giữa trạng thái tích cực và cả tiêu cực. Trong đó, sự khác biệt về mức độ điểm số giữa các nhóm ở tâm trạng về xã hội là rõ nét nhất, dao động trong khoảng 1.28 điểm đến 1.78 điểm. Tâm trạng về bản thân cũng có sự khác biệt nhiều về điểm trung bình giữa các nhóm, với số điểm dao động từ 1.23 điểm đến 1.64 điểm. Duy chỉ có tâm trạng về gia đình không có nhiều khác biệt giữa các nhóm, đặc biệt điểm trung bình của một số nhóm gần tương đương nhau (1.13 điểm, 1.14 điểm).

Kết quả trên tưởng chừng như nghịch lý, vì một số hoàn cảnh như sống ly thân/ ly hôn, hoặc hai vợ chồng sống xa nhau lại có những tâm trạng tích cực hơn so với những người sống cùng gia đình nhà chồng, hoặc gia đình nhà vợ. Đặc biệt là những gia đình sống chỉ gồm vợ chồng và con lại có điểm số cao hơn, thể hiện tâm trạng tiêu cực hơn. Điều đó có thể do hai khả năng: Một là do số lượng những gia đình có hoàn cảnh sống ly hôn/ ly thân, hoặc sống xa nhau quá ít so với số gia đình sống đông người nên sự so sánh chưa mang tính đại diện cao. Hai là do những phức tạp, va chạm trong cuộc sống gia đình gồm nhiều thành viên lại dễ trở thành những xung đột khiến cho tâm trạng của phụ huynh trẻ tự kỷ trở nên tiêu cực hơn.

Tổng hợp lại cho thấy:

Kết quả nghiên cứu về so sánh biểu hiện tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ theo các nhóm khác nhau về giới tính, chức vụ và tình trạng hôn nhân đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0.05, nhưng sự khác

90

biệt giữa các nhóm không quá lớn. Ở tất cả các nhóm thì tâm trạng về gia đình có biểu hiện tích cực hơn cả, và tâm trạng về xã hội có xu hướng tiêu cực hơn. Tuy nhiên, nhìn chung thì các nhóm có đặc điểm như sau:

- Nam giới có tâm trạng tích cực hơn nữ giới, do nhiều yếu tố, đặc biệt là những vai trò khác nhau trong gia đình và xã hội;

- Những người có chức vụ cao và không có chức vụ có tâm trạng tiêu cực hơn những người có chức vụ thấp;

- Những người có cuộc sống tương đối độc lập như trong hoàn cảnh ly thân/ ly hôn, vợ chồng xa nhau có tâm trạng tích cực hơn so với những người sống trong gia đình nhiều thành viên, nhiều thế hệ.

Một phần của tài liệu Tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)