1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.2.3. Giai đoạn phỏng vấn sâu Error! Bookmark not defined.
a. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu rõ hơn diễn biến tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ, đồng thời khảo sát sự ảnh hưởng của một số yếu tố dẫn đến diễn biến tâm trạng của họ như thế nào.
b. Phương pháp nghiên cứu
Phỏng vấn trực tiếp với từng cá nhân dựa trên một số nội dung sơ bộ phác thảo từ trước.
c. Nội dung nghiên cứu
Nội dung phỏng vấn bao gồm các thông tin về cá nhân, diễn biến tâm trạng trong khoảng thời gian từ khi biết con mắc chứng tự kỷ cho đến thời điểm phỏng vấn; nguyên nhân dẫn đến các tâm trạng đó, các yếu tố tác động đến tâm trạng và đề xuất những biện pháp nâng cao tính tích cực cho tâm trạng của họ.
2.2.4. Giai đoạn xử lý kết quả và viết luận văn
42
Hình thành hệ thống các bảng kết quả làm cơ sở cho việc phân tích số liệu.
b. Cách tính toán điểm số các thang đo
Đối với các thang đo có các nội dung biểu hiện mức độ tâm trạng chung (phần A), tâm trạng về bản thân (phần B câu 5), tâm trạng về gia đình (phần C), và tâm trạng về xã hội (phần D): Hình thức thể hiện của từng thang đo là hệ thống mệnh đề có tính chất nhận định và đều có các điểm số như nhau. Tương ứng với mỗi mệnh đề là bốn phương án lựa chọn từ ‖Chưa bao giờ‖ đến ‖Thường xuyên‖. Với mỗi mệnh đề, khách thể chỉ được phép lựa chọn một trong bốn phương án đó, cụ thể như sau:
- Chưa bao giờ: 0 điểm - Hiếm khi: 1 điểm - Nhiều lúc: 2 điểm - Thường xuyên: 3 điểm
Điểm cao nhất là 3 điểm, điểm thấp nhất là 0 điểm, trung vị là 1.5 điểm. Chúng tôi chia ra các mức độ tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ như sau:
- Thấp (0 điểm – 0.75 điểm): Tâm trạng tích cực
- Tương đối thấp (0.76 điểm – 1.5 điểm): Tâm trạng tương đổi tích cực - Tương đối cao (1.51 điểm – 2.25 điểm): Tâm trạng tương đối tiêu cực - Cao (2.26 điểm – 3.0 điểm): Tâm trạng tiêu cực
Tuy nhiên, do kỹ thuật thiết kế bảng hỏi nên một số biểu hiện tâm trạng trong thang đo có nội dung đảo ngược với các biểu hiện tâm trạng khác trong cùng bảng hỏi. Các biểu hiện tâm trạng có nội dung đảo ngược trong các bảng hỏi gồm:
- Thang đo biểu hiện tâm trạng chung (câu 1, phần A): Các mệnh đề số 3, 7, 8;
43
- Thang đo biểu hiện tâm trạng về bản thân (câu 5, phần B): Các mệnh đề số 2, 6;
- Thang đo biểu hiện tâm trạng về gia đình (phần C): Mệnh đề số 2 (câu 6), mệnh đề số 1 (câu 7), mệnh đề cố 1, 2, 6 (câu 8);
- Thang đo biểu hiện tâm trạng về xã hội (phần D): Mệnh đề số 1 (câu 9).
Do vậy, cách tính điểm của các mệnh đề này ngược lại với các mệnh đề khác, cụ thể là:
- Chưa bao giờ: 3 điểm - Hiếm khi: 2 điểm - Nhiều lúc: 1 điểm - Thường xuyên: 0 điểm
Điểm trung bình của các mệnh đề là điểm của từng thang đo tương ứng. Điểm trung vị của các mệnh đề trong từng bảng hỏi là 1.5, điểm cao nhất là 3 và điểm thấp nhất là 0 với ý nghĩa điểm càng cao, tâm trạng càng tiêu cực và điểm càng thấp, tâm trạng càng tích cực.
Đối với thang đo có các nội dung biểu hiện mức độ tâm trạng của bản thân cha mẹ có con tự kỷ (phần B), cụ thể có các mức độ:
- Hoàn toàn sai: 0 điểm - Phần nhiều là sai: 1 điểm - Phần nhiều là đúng: 2 điểm - Hoàn toàn đúng: 3 điểm
Các mệnh đề có nội dung đảo ngược sẽ được tính như sau: - Hoàn toàn sai: 3 điểm
- Phần nhiều là sai: 2 điểm - Phần nhiều là đúng: 1 điểm - Hoàn toàn đúng: 0 điểm
44
Các mệnh đề có nội dung đảo ngược (phần B) gồm: - Câu 2: Mệnh đề số 1, 3, 5, 9, 12, 17;
- Câu 3: Mệnh đề số 2, 6, 9; - Câu 4: Mệnh đề số 1, 4.
Điểm trung vị của từng mệnh đề trong bảng hỏi là 1.5, điểm cao nhất là 3 điểm và điểm thấp nhất là 0 điểm với ý nghĩa điểm càng thấp, tâm trạng càng tích cực, điểm càng cao tâm trạng càng tiêu cực.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Luận văn này được thực hiện theo một quy trình có tổ chức chặt chẽ. Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân.
Việc phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau cho phép chúng bổ trợ cho nhau để thông tin thu được mang tính chính xác và tin cậy. Số liệu thu được cũng được xử lý và phân tích theo các phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng cho kết quả nhận được và kết luận đủ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học. Các kết quả điều tra tổng thể được kiểm chứng qua một số trường hợp cụ thể trong phỏng vấn sâu. Đây là cơ sở để có thể nhận được những kết quả nghiên cứu khách quan và mang tính khoa học.
45
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TÂM TRẠNG CỦA CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ