Quy trình, thời hạn điều tra

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập luật kinh tế cao học (Trang 33)

- Biện pháp hình sự: Được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đĩ cĩ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự Thẩm

2. Quy trình, thời hạn điều tra

Điều tra vụ việc cạnh tranh là một giai đoạn trong tố tụng cạnh tranh, theo đĩ, cơ quan quản lý cạnh tranh áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và đối tượng thực hiện hành vi làm cơ sở cho việc xử lý của Hội đồng Cạnh tranh.

Điều tra vụ việc cạnh tranh được chia làm hai giai đoạn: điều tra sơ bộ và điều tra chính thức.

2.1. Điều tra sơ bộ

Điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành trong thời hạn 30 ngày theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh trong những trường hợp sau đây:

- Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý;

- Cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện cĩ dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh.

Thời hạn điều tra sơ bộ khơng phân biệt đĩ là vụ việc hạn chế cạnh tranh hay cạnh tranh khơng lành mạnh. Thời hạn này bao gồm cả việc phân cơng điều tra viên, hồn thành điều tra sơ bộ và kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh xử lý kết quả điều tra. Nội dung của điều tra sơ bộ là phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh làm cơ sở cho việc điều tra chính thức. Trường hợp khơng phát hiện được dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật canh tranh thì Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra.

2.2. Điều tra chính thức

Điều tra chính thức là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn điều tra sơ bộ sau khi điều tra viên đã phát hiện ra dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh.

Nội dung của điều tra chính thức bao gồm: Điều 86 Luật Cạnh tranh.

Điều 89 Luật Cạnh tranh.221

- Đối với vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, nội dung điều tra bao gồm:

+ Xác minh thị trường liên quan;

+ Xác minh thị phần trên thị trường liên quan của bên bị điều tra; + Thu thập và phân tích chứng cứ về hành vi vi phạm.

- Đối với vụ việc cạnh tranh khơng lành mạnh, điều tra viên phải xác định căn cứ cho rằng bên bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh.

Thời hạn điều tra chính thức phụ thuộc vào hành vi vi phạm là hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh hay hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng ít nhất là 90 ngày và dài nhất là 300 ngày

2.3 Điều tra bổ sung

Điều tra bổ sung là giai đoạn sau khi kết thúc điều tra chính thức, Cơ quan quản lý cạnh tranh chuyển tồn bộ báo cáo và hồ sơ vụ việc đến Hội đồng cạnh tranh. Tuy nhiên Hội đồng xử lý thấy rằng hồ sơ chưa đủ cơ sở pháp lý để xử lý và yêu cầu Cơ quan Quản lý Cạnh tranh phải điều tra bổ sung. Trong trường hợp này, Cơ quan Quản lý cạnh tranh sẽ cĩ thêm 60 ngày để điều tra bổ sung.

Trường hợp trong quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh, điều tra viên phát hiện cĩ dấu hiệu tội phạm thì phải kiến nghị ngay với Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh chuyển hồ sơ đến cơ quan cĩ thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

Dấu hiệu tội phạm theo pháp luật Việt Nam bao gồm: tính nguy hiểm cho xã hội, tính cĩ lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình phạt. Như vậy, trong quá trình điều

tra một vụ việc cạnh tranh, nếu điều tra viên thấy vụ việc cĩ đầy đủ cả bốn dấu hiệu trên đây thì cần làm các thủ tục cần thiết để chuyển hồ sơ đến các cơ quan như cơ quan điều tra của Bộ Cơng an, cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát.v.v. để khởi tố vụ

án hình sự.

Tuy nhiên, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp trên đây thấy khơng đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì phải trả lại hồ sơ cho Cơ quan Quản lý Cạnh tranh để tiếp tục điều tra. Trong trường hợp này, thời hạn điều tra chính thức được tính lại kể từ ngày nhận lại hồ sơ.

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập luật kinh tế cao học (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w