Đánh giá những nhân tố bên ngoài.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng đấu thầu xây lắp của công ty TNHH xây dựng Cầu 75 (Trang 54)

Sau khi đã xác định được hệ thống mục tiêu, công ty cần phải đi vào phân tích môi trường kinh doanh nhằm đưa ra các mô hình chiến lược để đạt được các mục tiêu đề ra.Trong môi trường ngành kinh tế cần phân tích những đặc điểm sau :

2.5.2.1 Đối thủ cạnh tranh.

a. Phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành.

Số lượng đối thủ cạnh tranh rất lớn trong lĩnh vực xây lắp có các đối thủ: - Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng LICOGI

- Vinaconex

- Công ty cổ phần xây dựng Thăng Long. - Công ty xây dựng Lũng Lô

- CIENCO 4…

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì tốc độ xây dựng tăng khá cao, bên cạnh đó ngành xây dựng chi phí cố định là rất lớn nên việc rút lui khỏi ngành rất khó. Từ thực tiễn cho thấy cường độ cạnh tranh trong ngành xây dựng là rất lớn do vậy, công ty cần phải sử dụng ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra những chiến lược đúng đắn. Mặt khác số lượng đối thủ cạnh tranh khá nhiều nên công ty cần chọn lựa những đối thủ cạnh tranh trực tiếp để đi sâu phân tích

Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Bước đầu tiên, ta cần phải xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty trên từng lĩnh vực : Trong lĩnh vực xây lắp, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty là công ty cổ phần đầu tư và xây dựng LICOGI, Vinaconex, Lũng Lô, Sông Đà, Tổng công ty xây dựng Thăng Long…Phân tích đối thủ cạnh tranh ở những điểm sau:

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Trần Thị Thu Huyền

- Kinh nghiệm - Khả năng tài chính

- Mối quan hệ với các doanh nghiệp khác - Khả năng về máy móc, thiết bị, nhân công - Uy tín trong kinh doanh

- Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp

- Khả năng tiếp thị, quảng bá hình ảnh, đấu thầu các công trình xây dựng Ngoài ra còn phân tích về các mục tiêu chiến lược hiện thời, khát vọng của đối thủ : chẳng hạn như chiến lược đấu thầu mà đối thủ sẽ thực hiện ( Chiến lược giảm giá, dựa vào công nghệ, kĩ thuật, dựa vào ưu thế sẵn có ) .Khả năng thích ứng với biến đổi môi trường kinh doanh của đối thủ, khả năng phản ứng, đối phó với tình hình, khả năng kiên trì trong đầu tư, phân tích xu hướng đầu tư trong tương lai của đối thủ…

Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ

Đối với Tổng công ty xây dựng Thăng Long

Điểm mạnh : Sử dụng đội ngũ nhân công rẻ, có kĩ thuật cao, được ưu đãi của nhà nước về thuế về một số loại máy móc thiết bị thi công, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng, có mối quan hệ rộng với các doanh nghiệp cũng như khách hàng…

Điểm yếu : Trong giai đoạn sau khủng hoảng cũng như sau thời điểm các doanh nghiệp nhà nước phải chuyển đồi, Tổng công ty xây dựng Thăng Long cũng gặp một số khó khăn, điều đó cũng làm giảm sức mạnh nội tại của công ty như : Có dấu hiệu làm ăn thua lỗ, điều này ảnh hưởng đến khả năng tài chính của công ty, một số nhân viên có trình độ và kinh nghiệm đã rời khỏi công ty chuyển đến những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn. Một số chính sách ưu đãi của nhà nước nay không còn tác dụng đến công ty và bị hạn chế…

Trên là phân tích về đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty TNHH một thành viên XDC 75, qua những phân tích trên công ty có thể sử dụng những điểm mạnh hơn của mình để cạnh tranh với Tổng công ty Thăng Long trong lĩnh vực xây dựng nói chung và lĩnh vực đấu thầu xây lắp nói riêng.

2.5.2.2 Nhân tố khách hàng.

Do đặc điểm về sản phẩm của công ty mà khách hàng của công ty rất đa dạng, do vậy công ty đang chịu rất nhiều sức ép từ phía khách hàng chẳng hạn trong lĩnh vực xây lắp khách hàng chủ yếu của công ty là chủ công trình, dự án như : Các bộ,

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Trần Thị Thu Huyền

cơ quan chủ quản của địa phương cụ thể là các Sở giao thông của các tỉnh …được nhà nước đầu tư xây dựng công trình. Thông thường sức ép của các chủ công trình thể hiện như sau :

- Xu hướng hạ thấp giá giao thầu xây dựng công trình vì chủ công trình có ý muốn chi phí thấp. Giá giao thầu không chỉ bị ép ngay từ giai đoạn lập dự toán vì những thiết kế mà còn bị ép xuống có khi vài chục phần trăm giá trị dự toán vì những chi phí qua rất nhiều giai đoạn trước khi công trình được khởi công cũng như trong quá trình xây dựng. Sức ép từ phía chủ công trình còn tác động một cách gián tiếp đến giá giao thầu thông qua số đông các doanh nghiệp tham gia dự thầu, làm cho các nhà thầu đua nhau giảm giá để giữ thế cạnh tranh.

- Xu hướng chiếm dụng vốn kinh doanh cũng là một sức ép khá lớn đối với công ty. Các chủ công trình không thanh toán kịp thời cho các nhà thầu khi xông trình đã hoàn thành, bàn giao thậm chí có công trình đã đưa vào sử dụng một thời gian mà vẫn chưa thanh toán hết, trong khi nhà thầu phải đi vay ngân hàng để đầu tư do đó chịu lãi suất đi vay. Với lãi suất đi vay khá cao nhiều khi làm cho chi phí về vốn là khá lớn, điếu đó làm giảm sút lợi nhuận, làm thiệt hại cho công ty.

- Ngoài ra các chủ công trình còn gây sức ép khi chậm trễ trong việc đảm bảo các điều kiện cho khởi công và xây dựng công trình như : hồ sơ thiết kế, tài liệu kĩ thuật.

Đó là trong lĩnh vực xây lắp, còn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tư vấn thiết kế, giám sát thi công công ty còn chịu nhiều sức ép về giá như :

- Khách hàng có thể chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh - Khách hàng chậm thanh toán

- Ngoài ra, công ty còn chịu sức ép từ tổng công ty phân phối sản phẩm cho các thành viên khác…

2.5.2.3 Các nhà cung cấp.

Bao gồm các nhà cung cấp máy móc thiết bị, cung cấp vật liệu xây dựng như bê tông, sắt thép và các thiết bị, phụ tùng xây lắp khác…

Hiện nay, máy móc thiết bị của công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài như : Nga, Đức, Nhật, Hàn Quốc…họ là những nhà cung cấp độc quyền máy móc thiết bị. Do vậy, công ty chịu rất nhiều áp lực từ phía họ, họ thường xuyên nâng giá thiết bị cao hơn thị trường hoặc giao những thiết bị máy móc không đủ chất lượng hoặc đã lạc hậu về công nghệ. Một phần, do sơ suất, thiếu sót khâu kí hợp đồng, các điều khoản chưa được chặt chẽ, chưa có điều kiện ràng buộc nhà cung cấp, vì vậy công ty thường phải chịu thiệt thòi.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Trần Thị Thu Huyền

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng đấu thầu xây lắp của công ty TNHH xây dựng Cầu 75 (Trang 54)