Kiến nghị đối với các DNVVN

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển – chi nhánh hải dương (Trang 63)

Bên cạnh những giải pháp, cơ chế hỗ trợ từ phía Nhà nước và NH cho DN một cách tích cực thì điều quan trọng chủ yếu là những nỗ lực bản thân DN. Bởi vì hoạt động cho vay có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào người vay. Một thực tế hết sức bất cập đó là DN thì thiếu vốn trong khi đó NH không muốn cho các DN vay mà NH e ngại DN không có khả năng trả nợ. Vì vậy, để hoạt động cho vay có hiệu quả thì bản thân mỗi DNVVN đều phải tự hoàn thiện mình hơn nữa.

DNVVN phải xây dựng được phương án kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi. Hiện nay các NH đều khẳng định cho vay chú trọng đến hiệu quả dự án kinh doanh hơn là các tài sản đảm bảo. Đây chính là cơ hội cho các DN tiếp cận với nguồn vốn NH bằng phương án kinh doanh tốt. Phương án khả thi là yếu tố quyết định đến việc cho vay vốn của NH. Vì vậy, DN cần phải thực sự đưa được phương án có hiệu quả, có tính thuyết phục. Muốn vậy DN cần nâng cao lập dự án vì nhiều DN có cơ hội tốt, có ý tưởng nhưng không lập được dự án. Doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh, những rủi ro có thể xảy ra tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay NH được an toàn, hiệu quả.

Các DNVVN cần nâng cao năng lực kinh doanh của mình. Năng lực kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất để NH xem xét cấp tín dụng cho DN. Hiện nay còn nhiều DN hoạt động mang tính tạm thời, chưa nghĩ đến việc kinh doanh lâu dài, chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt. Đây là hạn chế cho năng lực kinh doanh của các DN giảm đi. Để nâng cao năng lực kinh doanh cho các

DNVVN nhằm tạo dựng lòng tin với ngân hàng cần phải tập trung vào giải quyết vấn đề con người, công nghệ và vốn của các DNVVN.

DNVVN cần chú trọng tới việc đổi mới dây chuyền công nghệ. Các DN cần có chương trình đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Bên cạnh việc cải tiến kỹ thuật công nghệ cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng máy, hạn chế hiện tượng lãng phí nguồn lực.

DNVVN cần nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật là một trong những nguyên nhân gây khó khăn, cản trở hoạt động của DN. Vì thế, việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cũng có ý nghĩa là nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh. Đây là nhân tố tạo nên mối quan hệ tín dụng lâu dài giữa NH với DN.

Bên cạnh đó, một vấn đề rất quan trọng đối với DNVVN là vấn đề hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Đó sẽ vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các DNVVN. Vì vậy các DNVVN cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để nắm bắt thông tin, nâng cao hiểu biết về luật lệ thương mại quốc tế, khai thác thị trường phù hợp. DN phải tự nâng cao sức cạnh tranh của chính mình, lo cho mình trước khi nhờ sự giúp đỡ của người khác, tránh ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước.

KẾT LUẬN

Những năm gần đây, DNVVN đã phát triển một cách đáng kể, ngày càng khẳng định rõ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trên cơ sở nhận thức đó, từ phía cơ quan nhà nước hay từ phía NH đều có sự quan tâm, hỗ trợ về điều kiện

pháp luật, điều kiện thủ tục cho thành phần kinh tế này. Vì thế việc phát triển tín dụng cho các DN là chiến lược cho các NHTM nói chung và của chi nhánh NHTMCP ĐT&PT Hải Dương nói riêng. Trong thời gian hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh NHTMCP ĐT&PT Hải Dương đã đạt được những kết quả khích lệ nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thực sự xứng với tiềm năng của NH.

Có thể thấy, với vai trò và thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN như hiện nay thì vẫn để nâng cao chất lượng tín dụng NH đối với DNVVN tại NHTMCP ĐT&PT Hải Dương là một vấn đề rộng và hết sức cần thiết. Chính vì thế, trong quá trình thực tại NHTMCP ĐT&PT Hải Dương, em đã lựa chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp : “ Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN tại NHTMCP ĐT&PT Chi nhánh Hải Dương ”. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về DNVVN, chuyên đề đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của DNVVN đối với sự phát triển đất nước, phân tích khó khăn của các DN này gặp phải, đặc biệt là khó khăn về vốn và khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, nêu bật được nguyên nhân vì sao DNVVN khó tiếp cận vốn vay ngân hàng trong đó có nguyên nhân từ chính bản thân DN, nguyên nhân từ ngân hàng và từ phía chính sách của Nhà nước. Đồng thời phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Hải Dương đối với DVVN, chỉ ra kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình cấp tín dụng đối với DNVVN.

Cuối cùng, trên cơ sở nhìn nhận một cách khách quan những nguyên nhân tồn tại, mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng phát triển DNVVN và nhằm tạo thuận lợi cho các DN này dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng của Ngân hàng.

Tuy nhiên , việc phát triển DNVVN là một vấn đề lớn, cần có hệ thống giải pháp và điều kiện thực hiện đồng bộ. Do đó, trong

giới hạn nhỏ của chuyên đề em chỉ muốn đóng góp một phần trong tổng thể các giải pháp phát triển DNVVN. Do hạn chế về kiến thức lý luận, thời gian eo hẹp nên không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những góp ý, phê bình của thầy cô giáo cũng như các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật tổ chức tín dụng năm 2010

2. Nghị định số 56/2009/NĐ - CP về trợ giúp phát triển DNVVN 3. Quản trị ngân hàng thương mại – Peter S.Rose.

4. Giáo trình Ngân hàng thương mại – GS. Nguyễn Văn Tiến 5. Giáo trình lý thuyết tiền tệ ngân hàng – Học viện ngân hàng.

6. Các báo cáo tài chính tổng hợp lưu tại NHĐT & PT Chi nhánh Hải Dương 7. Tạp chí ngân hàng, tạp chí kinh tế, tạp chí công nghệ ngân hàng.

8. Trang websites

- NHNN Việt Nam: www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển – chi nhánh hải dương (Trang 63)