Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường học phổ thông tại trường Trung học phổ thông Quất Lâm, tỉnh Nam Định (Trang 114)

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Xem xét điều chỉnh một số chỉ tiêu, tiêu chí cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của giáo dục Việt Nam.

Ban hành các văn bản bắt buộc các cơ sở giáo dục phải đánh giá chất lượng nhà trường theo bộ chuẩn.

Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đánh giá kiểm định của các Sở GD&ĐT về công tác đánh giá chất lượng giáo dục các nhà trường theo bộ chuẩn.

Chỉ đạo các Sở GD&ĐT có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về công tác kiểm định chất lượng giáo dục theo bộ chuẩn.

Tham mưu cho Đảng và Nhà nước có chính sách đầu tư cho giáo dục hơn nữa để các cơ sở giáo dục có đủ nguồn nhân lực và vật lực đưa cơ sở giáo dục của mình tiếp cận và đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn.

2.2. Đối với UBND tỉnh Nam Định

Tăng cường nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục, đảm bảo các cơ sở giáo dục có đầy đủ trang thiết bị theo bộ chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Chỉ đạo các Sở, ban ngành phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với tình hình địa phương.

2.3. Đối với Sở GD&ĐT Nam Định

Chỉ đạo các trường đổi mới công tác quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Đề nghị UBND tỉnh Nam Định tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để các trường có đẩy đủ trang thiết bị theo bộ chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Tổ chức các đoàn đánh giá ngoài theo chu kì đối với các trường công bố công khai, rộng rãi các trường đảm bảo chất lượng theo bộ cuẩn của Bộ GD&ĐT làm động lực thúc đẩy các trường chưa đảm bảo chất lượng phấn đấu đảm bảo chất lượng.

2.4. Đối với trường THPT Quất Lâm

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho CB, GV, CNV, PHHS và học sinh về bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.

BGH cần phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp hướng chất lượng nhà trường tới bộ chuẩn.

Thành lập Hội đồng ĐBCL và chỉ đạo Hội đồng hoạt động có hiệu quả. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để thu hút được các nguồn lực cho các hoạt động ĐBCL của nhà trường.

Xây dựng chế độ chính sách phù hợp cho các thành viên của Hội đồng ĐBCL.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn sử dụng quy trình và chu kì kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông tháng 12 năm

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn đánh giá ngoài và đánh giá lại cơ sở giáo dục phổ thông tháng 12 năm 2009

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông tin và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT tháng 3 năm 2010.

5. Đặng Quốc Bảo. Kinh tế học giáo dục và vấn đề phân tích lợi ích chi phí trong giáo dục. Tập bài giảng dùng cho học viên cao học. Hà Nội, 2009.

6. Đặng Quốc Bảo/Nguyễn Đắc Hƣng. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai (Vấn đề và giải pháp). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

7. Nguyễn Hữu Châu. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục.

8. Nguyễn Văn Chất. Biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường THPT của Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục. Hà Nội 2009

9. Nguyễn Quốc Chí. Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003

10. Nguyễn Quốc Chí/Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý

11. Nguyễn Quốc Chí/Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Lý luận đại cương về quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

12. Nguyễn Đức Chính. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Nguyễn Đức Chính. Thiết kế và đánh giá trong giáo dục. Tập bài giảng dùng cho học viên cao học. Hà Nội, 2008.

14. Nguyễn Đức Chính. Chất lượng và Quản lý chất lượng trong giáo dục. Tập bài giảng dành cho học viên cao học. Hà Nội 2011

15. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội, 1996.

16. Trần Trọng Hà: Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuản đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT tại trường THPT Yên Hoà.

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục. Hà Nội 2010.

17. Đặng Xuân Hải. Quản lý hệ thống giáo dục quốc dân. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

18. Đặng Xuân Hải. Quản sự thay đổi và vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý giáo dục/ quản lý nhà trường. Tập bài giảng dùng cho học viên cao học, Hà Nội, 2007.

19. Luật giáo dục (của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2007.

20. Lê Đức Ngọc. Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục. Tài liệu tập huấn cán bộ đánh giá ngoài. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

21. Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định. Tài liệu tập huấn tự đánh giá của trường THPT. Nam Định 2009.

22. Trƣờng Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục. Hà Nội năm 2009

23. Trƣờng Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lý luận quản lý và quản lý giáo dục. Hà Nội 2009

24. Trƣờng THPT Quất Lâm- Tỉnh Nam Định. Báo cáo tự đánh giá năm hoc 2008-2009

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Phiếu điều tra sự hiểu biết của giáo viên về bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

STT Nội dung câu hỏi Trả lời Ghi chú

1 Bộ chuẩn gồm bao nhiêu tiêuchí 2 Tiêu chuẩn 1 gồm bao nhiêu tiêu chí 3 Tiêu chuẩn 2 gồm bao nhiêu tiêu chí 4 Tiêu chuẩn 3 gồm bao nhiêu tiêu chí 5 Tiêu chuẩn 4 gồm bao nhiêu tiêu chí 6 Tiêu chuẩn 5 gồm bao nhiêu tiêu chí 7 Tiêu chuẩn 6 gồm bao nhiêu tiêu chí 8 Tiêu chuẩn 7 gồm bao nhiêu tiêu chí

9 Trong cả bộ tiêu chuẩn, thầy cô tâm đắc với tiêu chuẩn nào nhất.

Phụ lục 2

Phiếu điều tra tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất tán thành Tán thành Không tán thành Rất tán thành Tán thành Không tán thành BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường học phổ thông tại trường Trung học phổ thông Quất Lâm, tỉnh Nam Định (Trang 114)