Khái quát về quá trình thành lập, quy mô phát triển cơ cấu tổ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường học phổ thông tại trường Trung học phổ thông Quất Lâm, tỉnh Nam Định (Trang 31)

của nhà trường

2.1.1.1. Lịch sử phát triển, quy mô phát triển

Trường THPT Quất Lâm được thành lập từ tháng 8 năm 2007 theo Quyết định số 1775/QĐ-UBND ngày 07 tháng 08 năm 2007 của UBND tỉnh Nam Định. Trường được thành lập trên cơ sở tách ra từ phân iệu 2 của trường THPT Giao Thuỷ B. Trường đặt tại xóm Lâm Sơn – Thị trấn Quất Lâm - Huyện Giao Thuỷ - Tỉnh Nam Định

Năm học 2007 – 2008 là năm học đầu tiên, nhà trường có 11 lớp (6 lớp 10, 5 lớp 11) với 541 học sinh Năm học 2008 – 2009, trường có 17 lớp (6 lớp 10, 6 lớp 11, 5 lớp 12) với 848 học sinh Năm học 2009 – 2010, trường có 20 lớp (8 lớp 10, 6 lớp 11, 6 lớp 12 cơia 1002 học sinh Năm học 2011 – 2012 trường có 24 lớp (8 lớp 10, 8 lớp 11, 8 lớp 12) với 1097 học sinh.

Trong tương lai quy mô nhà trường sẽ hoạt động với 24 lớp khoảng 1100 học sinh.

Về cơ sở vật chất: Khi thành lập nhà trường tiếp nhận 12 phòng học và 4 phòng làm việc của bộ phận hành chính, cho đến nay (tháng 9 năm 2012), nhà trường đã được UBND tỉnh Nam Định đầu tư xây dựng với 24 phòng học, 9 phòng chức năng. Trong tương lai nhà trường sẽ được đầu tư tiếp để

xây dựng nhà hiệu bộ và nhà đa năng để phục vụ cho các hoạt động giáo dục toàn diện đảm bảo theo đúng quy định.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Chi bộ Đảng thành lập năm 2007 với 7 đảng viên, đến nay chi bộ có 13 đảng viên với Bí thư và 1 Phó bí thư.

BGH từ khi thành lập đến nay luôn ổn định là 3 nhà giáo.

Các tổ chức: công đoàn, đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban đại diện PHHS đều được thành lập vào năm 2007 đều hoạt động một cách ổn định.

Cán bộ giáo viên, công nhân viên khi trường thành lập là 28 người được chia làm 4 tổ (tổ Hành chính: 6 người, tổ Toán tin: 4 người, Tổ Tổng hợp tự nhiên 9 người, Tổ Tổng hợp xã hội: 9 người). Cho đến nay cùng với quy mô phát triển của nhà trường, hiện nay nhà trường có 51 cán bộ, giáo viên, công nhân viên được chia thành 6 tổ (Tổ Hành chính: 7 người, Tổ Toán tin: 9 người, Tổ Tổng hợp tự nhiên: 8 người, Tổ Lý Hoá: 9 người, tổ Ngữ văn: 8 người, Tổ Tổng hợp xã hội 9 người)

2.1.2. Một số thành tích đã đạt được

Mặc dù năm học 2012 – 2013 mới là năm học thứ 6 (năm thứ 5 có đầy đủ 3 khối lớp) cả điều kiện chủ quan và khách quan còn gặp nhiều khó khăn song với sự cố gắng của tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, nhà trường đã luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và đạt được các thành tích đáng khích lệ: chi bộ 5 năm liên tục được Huyện uỷ Giao Thuỷ xếp loại Chi bộ trong sạch vững mạnh. Nhà trường 4 năm liên tục đạt danh hiệu tiên tiến (năm học 2011 – 2012, trường được Hội đồng thi đua Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định xếp thứ 15/46 trường công lập trong phong trào thi đua toàn diện). Các tổ chức đoàn thể Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc. 4 năm liên tục tỉ lệ đỗ tốt nghiệp khối 12 đạt 100%, năm học 2010 – 2011 trường xếp thứ 782 về điểm bình quân thi Đại học, năm

học 2011 – 2012 trường xếp thứ 831 về điểm bình quân thi đại học (số liệu do Cục thống kê - Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành)

2.1.3. Mối quan hệ của trường THPT Quất Lâm với các cơ quan chức năng, các tổ chức

Trường THPT Quất Lâm là trường THPT công lập của tỉnh Nam Định nên nhà trường được UBND tỉnh Nam Định, các sở, ban ngành đoàn thể đẩu từ về cơ sở vật chất. Sở Giáo dục và đào tạo là đơn vị trực tiếp quản lý các hoạt động của nhà trường về công tác chuyên môn, nhân sự, tài chính…

Chi bộ trường THPT Quất Lâm chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện uỷ Giao Thuỷ - Tỉnh Nam Định

Trong quá trình hoạt động của mìmh, trường THPT Quất Lâm luôn phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể của huyện Giao Thuỷ - Tỉnh Nam Định như: UBND huyện, Công an, Huyện đội, Kho bạc nhà nước, Trung tâm y tế dự phòng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Phòng Văn hoá, Phòng Giáo dục và đào tạo, Đảng uỷ, UBND các xã có học sinh thoe học để các hoạt động toàn diện của nhà trường đạt kết quả tốt hơn.

Do vậy, mới mục tiê nhà trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015 và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chấp lượng giáo dục trường THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các biện pháp quản lý của nhà trường vừa phải hướng vào thực tế của nhà trường lại vừa phải đảm bảo sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và các tổ chức khác.

2.2. Thực trạng công tác quản lý của TrƣờngTHPT Quất Lâm khi chƣa thực hiện theo chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục trƣờng THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cũng giống như nhiều cơ sở giáo dục khác trên toàn quốc, trước khi Bộ GD – ĐT ban hành bộ chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT. Công tác quản lý của trường THPT Quất Lâm được thực hiện theo kiểu

VD: Biện pháp quản lý của Ban trí dục năm học 2008 – 2009

Thứ nhất: Trưởng ban (Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn) xây dựng kế hoạch sau đó tổ chức cuộc họp với các thành viên (Tổ trưởng chuyên môn) lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện bộ kế hoạch để thông qua trước HĐGD.

Bản kế hoạch hoạt động của Ban trí dục

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH

TRƢỜNG THPT QUẤT LÂM



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

===== o0o =====

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC - TRÍ DỤC Năm học 2008 – 2009

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của các cơ quan cấp trên như:

- Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục (với 4 nội dung).

- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013.

- Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Thực hiện cuộc vận động "dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm".

- Thực hiện quyết định 1893/2007 ngày 22/8/2007 về dạy thêm học thêm của UBND tỉnh.

- Thực hiện biên chế và nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT năm học 2008 – 2009

- Thực hiện quyết định của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2008 – 2009

- Thực hiện việc hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình năm hoc 2008 – 2009.

Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của trường THPT Quất Lâm.

Ban trí dục xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2008 – 2009 như sau

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Bối cảnh năm học 2. Thuận lợi.

3.Khó khăn:

II. CÁC MỤC TIÊU NĂM HỌC

1. Đổi mới công tác quản lí, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá.

2. Thực hiện tốt nề nếp, quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học.

3. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lí và dạy học.

4. Coi trọng giáo dục thái độ học tập, hạn chế học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng học sinh giỏi. Chú trọng chất lượng lớp cuối cấp, đội tuyển học sinh giỏi, hội giảng, tăng số lượng học sinh đỗ Đại học, Cao đẳng, THCN.

5. Chuẩn bị tốt cho học sinh thi tốt nghiệp, chấp hành hướng dẫn về dạy thêm, học thêm, của Bộ GD, của UBND tỉnh nâng cao uy tín tay nghề của giáo viên để trường trở thành địa chỉ tin cậy của phụ huynh học sinh, địa phương và ngành.

III. CÁC MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

A. Với giáo viên.

- Thực hiện đúng đủ chương trình theo phân phối của Sở GD-ĐT. Các tiết tự chọn bám sát có kế hoạch cụ thể và được thống nhất ở tổ nhóm, được BGH phê duyệt.

- Ra vào lớp đúng giờ, không bỏ giờ, bỏ tiết, giáo viên đi công tác nhà trường bố trí dạy thay, nghỉ việc riêng giáo viên làm đơn có bố trí phương án dạy báo cáo BGH

- Chấm trả bài, đánh giá học sinh đúng quy định - Tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ đầy đủ - Thực hiện nghiêm chỉnh về dạy thêm học thêm

- 100% giáo viên có đủ hồ sơ giáo án theo quy định, chất lượng đảm bảo - 90% giáo viên biết sử dụng CNTT trong đó 50% sử dụng thành thạo dạy được bằng giáo án điện tử.

b. Biện pháp:

- Phân công giáo viên hợp lý, phù hợp với năng lực (giám hiệu và tổ trưởng)

- Tổ chức học tập quyết định 40/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/10/2006, qui chế 51 về đánh giá học sinh.

- Tổ chức cho giáo viên học tập nội dung phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Soạn giáo án

+ Soạn mới 100% theo hướng dẫn thống nhất của bộ môn, giáo viên dạy từ hai năm trở lên ở lớp khối học thì được soạn bằng máy

+ Thời gian soạn trước 1tuần + Sáng thứ 2 tổ trưởng ký duyệt

+ Mỗi nhóm bộ môn có 2 giáo án điện tử đăng ký thực hiện trong tháng 11 - Kiểm tra & chấm trả bài

+ Bài kiểm tra thường xuyên (hệ số 1) trong mỗi học kỳ được quy định như sau:

* Môn học có từ một tiết trở xuống trên tuần; ít nhất 2 lần * Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết trong tuần: ít nhất 3 lần * Môn học có từ 3 tiết trở lên trong tuần: ít nhất 4 lần (trả bài học sinh sau 1 tuần)

+ Bài kiểm tra trắc nghiệm ra ít nhất 4 mã đề nếu học sinh làm trực tiếp lên đề thì thu tiền giấy kiểm tra

+ Sau khi trả bài học sinh ghi ngày trả bài giáo viên thu lưu 4 bài (nộp vào cuối học kỳ)

- Dự giờ

+ Giáo viên chưa hết tập sự mỗi học kỳ dự tổi thiểu 16 tiết (còn lại>=9t)

+ Tổ trưởng dự mỗi thành viên trong tổ>= 2tiết/học kỳ

(thông báo trước 1 tuần để BGH theo dõi, cùng nhóm trưởng các GV khác cùng dự)

+ BGH tổ chức dự giờ đột xuất không báo trước - Sinh hoạt tổ nhóm CM

+ Theo lịch của BGH (vào 1 tiết trong ngày thứ 2,3 hàng tuần)

+ Nội dung các buổi sinh hoạt có ghi trong biên bản sinh hoạt tổ nhóm - Hồ sơ sổ sách

+ Giáo án

+ Sổ điểm cá nhân + Sổ đăng ký giảng dạy + Phân phối chương trình + Kế hoạch cá nhân

- Kiểm tra hồ sơ của giáo viên 4 lần/ năm

- Xếp loại hồ sơ giáo viên, nhận xét hồ sơ giáo viên theo định kỳ

- Tổ chức lớp học về CNTT cho những giáo viên mới bắt đầu sử dụng - Phân công giáo viên có tay nghề tốt giúp đỡ giáo viên mới ra trường 2. Tay nghề và chất lượng giáo viên.

a. Mục tiêu:

- Phấn đấu tay nghề giáo viên ngày càng được nâng cao, có nhiều giáo viên có uy tín trong giảng dạy, có nhiều giáo viên đảm nhiệm được mũi nhọn về dạy học.

- Kiến thức của giáo viên vững chắc, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, phù hợp với đơn vị kiến thức, tăng cường sử dụng thiết bị dạy học sẵn có.

- Kết quả học tập của học sinh được nâng cao (số lượng học sinh yếu kém giảm, học sinh khá giỏi tăng).

Không có giáo viên có giờ dạy không đạt yêu cầu. Tay nghề giáo viên khá giỏi chiếm 95% trở lên trong đó có 50% giáo viên giỏi trở lên; 45% giáo viên tay nghề khá trở lên; 5% đạt yêu cầu; không có giáo viên tay nghề không đạt yêu cầu.

- 100% giáo viên có mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò tham gia tích cực vào phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

b. Biện pháp

- Tăng cường dự giờ

- Phân công giáo viên có tay nghề khá giỏi, giúp đỡ giáo viên mới ra trường, giáo viên có tay nghề chưa cao.

- Công khai kết quả trong các đợt thi giữa kỳ I, Học kỳ I, giữa kỳ II, cuối năm của giáo viên và học sinh.

- Giám hiệu và tổ trưởng tăng cường dự giờ của giáo viên mới ra trường, giáo viên có tay nghề chưa cao..

3. Hội giảng . a. Mục tiêu:

Tổ chức hội giảng ở trường vào các dịp 20/10; 20/11; 8/3; 26/3 b. Biện pháp:

- Hội giảng ở trường ở tất cả các môn mỗi môn ít nhất 1 tiết. + Phân công giáo viên hợp lý, có năng lực

+ Thưởng nếu giáo viên đạt loại khá, giỏi 4. Thi giáo viên giỏi cấp trương và cấp tỉnh 5. Dạy học sinh giỏi.

a.Mục tiêu:

+ Với khối 12 các đội tuyển phấn đấu 60% số HS giải cá nhân trở lên, 50% số đội có giải đồng đội trở lên, trường xếp 30 trở lên.

+ Các lớp khối 10, 11 phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi làm nòng cốt cho phong trào học tập và tạo nguồn cho HSG trong những năm sau.

b. Biện pháp:

- Phân công giáo viên có tay nghề cao, có kinh nghiệm để bồi dưỡng HSG - Dạy học sinh giỏi 1 buổi/1tuần bắt đầu từ tuần 5

+Các môn văn hoá: Toán, Lý, Hoá, Văn, Sử, Địa , Anh , Sinh, Tin, Đội tuyển MTBT

+ Dạy bỗi dưỡng 16 buổi

+ Chi bồi dưỡng giáo viên dạy: 180.000đ/ buổi ( Nếu đội tuyển xếp từ 1 đến 30), 150.000/buổi (Nếu đội tuyển xếp từ 31 trở lên)

+ Chi thưởng học sinh Giải nhất = 200.000đ, giải nhì = 150.000đ, giải ba = 100.000đ, giải khuyến khích = 50.000đ

Cộng tất cả các giải của học sinh

6. Sử dụng đồ dùng dạy học - viết sáng kiến kinh nghiệm. a. Mục tiêu:

- Tất cả giáo viên phải sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học hiện có - 90% giáo viên biết sử dụng CNTT trong đó 50% dạy thành thạo giáo án điện tử.

- 20% giáo viên tham gia viết tham gia SKKN b. Biện pháp

- Các giáo viên phải nắm được những thiết bị thí nghiệm hiện có ở phòng thí nghiệm mà môn mình dạy.

- Ghi đầy đủ vào sổ mượn, trả thực hiện đúng nội quy phòng thí nghiệm thực hành.

- Tổ chức lớp học máy tính cho người mới bắt đầu, lớp học giáo án điện tử. Người biết nhiều giúp đỡ người biết ít.

- Các giáo viên ra trường từ 3 năm trở lên viết SKKN. Động viên giáo viên mới ra trường có thể viết SKKN nếu có năng lực.

7. Thanh tra Kiểm tra giáo viên. a. Mục tiêu:

- Kiểm tra toàn diện và chuyên đề 100% giáo viên nhằm đánh giá đúng tay nghề, duy trì nề nếp chuyên môn.

- Kiểm tra toàn diện 50% số giáo viên - Kiểm tra chuyên đề 50% giáo viên.

- Kiểm tra công tác chủ nhiệm 50% giáo viên

- Kiểm tra các khoản thu đóng góp 100% giáo viên chủ nhiệm b. Biện pháp.

- Kiểm tra toàn diện chủ yếu các giáo viên mới ra trường, giáo viên có tay nghề chưa cao.

- Người kiểm tra là giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên có tay nghề cao.

- Kiểm tra xong phải hoàn thành các thủ tục về hồ sơ kiểm tra.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường học phổ thông tại trường Trung học phổ thông Quất Lâm, tỉnh Nam Định (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)