Xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường học phổ thông tại trường Trung học phổ thông Quất Lâm, tỉnh Nam Định (Trang 26)

Trong quá trình thực hiện để đưa các nhà trường tiến dần và đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn của Bộ GD&ĐT, chắc chắn cả chủ quan và khách

hoạch khắc phục điểm yếu là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn. Công tác quản lý lập kế hoạch khắc phục điểu yếu cần loàm được các nội dung sau:

1.6.3.1 Chỉ rõ điểm yếu, nguyên nhân, giải pháp khắc phục.

Trong báo cáo tự đánh giá của hội đồng tự đánh giá cần phải chỉ rõ. Điểm yếu: Là những chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn chưa đảm bảo chất lượng. Các nội dung này chưa đạt đến mức độ nào hay thực hiện đã đúng quy trình chưa, hoặc nguồn minh chứng để lại chưa rõ ràng… có nghĩa, trong quá trình đối chiếu thực trạng so với chuẩn phải chỉ ra một cách rõ ràng những điểm yếu, điểm hạn chế chưa đảm bảo chất lượng.

Nguyên nhân: Nguyên nhân nào: Chủ quan hay khách quan; ở quy trình hay người thực hiện; ở việc bỏ sót nội dung hay thiếu nguồn minh chứng… tóm lại, ở mỗi chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn chưa đảm bảo chất lượng phải chỉ ra nguyên nhan một cách cụ thể, rõ ràng.

Giải pháp khắc phục: Từ những chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí chưa hoàn thành gắn với các nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, công tác quản lý cũng phải đưa ra các giải pháp cụ thể khắc phục các điểm yếu để các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng trong thời gian tiếp theo.

1.6.3.2. Tổ chức tập huấn khắc phục điểm yếu

Đối tượng: Toàn bộ thành viên của Hội đồng đảm bảo chất lượng hoặc có thể mở rộng hơn đến một số lực lượng xã hội liên quan đến công tác giáo dục của nhà trường như: chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội của huyện…

Mục đích: Từ việc báo cáo tự đánh giá để chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong quá trình quản lý thực hiện đảm bảo chất lượng, tồn tại trong quá trình quản lý thực hiện đảm bảo khắc phục được điểm yếu, không phải ai cũng có thể lập được kế hoạch khắc phục điểm yếu. Do vậy tổ chức và cá nhân có thể

Thời gian tập huấn: sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá

Nội dung tập huấn: chỉ ra những điểm yếu, nguyên nhân, giải pháp, xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu.

Phương pháp tập huấn: các thành viên của BGH và những cán bộ đứng đầu các tổ chức đoàn thể phối hợp để tập huấn cho các đối tượng trên.

1.6.3.3 Kế hoạch khắc phục điểm yếu

Trong bản kế hoạch khắc phục điểm yếu cần làm rõ. Căn cứ xây dựng kế hoạch

Điều kiện để thực hiện kế hoạch

Các biện pháp thực hiện kế hoạch gắn với người phụ trách. Thời gian hoàn thành các nội dung.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường học phổ thông tại trường Trung học phổ thông Quất Lâm, tỉnh Nam Định (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)