Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề xuất

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường học phổ thông tại trường Trung học phổ thông Quất Lâm, tỉnh Nam Định (Trang 110)

Như trong phần 3.1 đã đề xuất 4 nguyên tắc đề xuất là tính kế thừa, tính toàn diện, tính khả thi và tính hiệu quả. Để phát huy được trí tuệ của tập thể và xem xét tính cấp thiết và tình khả thi của 7 biện pháp đề xuất, tác giả đã tổ chức thăm dò bằng việc phát phiếu đều tra. Dưới đây là kết quả tổng hợp piếu điều tra với đối tượng là cán bộ, giáo viên, công nhân viên (52 người), ban đại diện cha mẹ học sinh (7 người) và các em học sinh là lớp trưởng và bí thư chi đoàn (40 người) tổng số 99 người.

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất tán thành Tán thành Không tán thành Rất tán thành Tán thành Không tán thành SL % SL SL % SL SL % SL % SL % BP1 99 100 0 0 0 0 99 100 0 0 0 0 BP2 99 100 0 0 0 0 87 87,9 12 12,1 0 0 BP3 97 97,9 2 2,1 0 0 92 92,9 7 7,1 0 0 BP4 87 87,9 12 12,1 0 0 84 84,9 15 15,1 0 0 BP5 81 81,9 18 18,1 0 0 85 85,9 14 14,1 0 0 BP6 93 83,9 6 6,1 0 0 89 98,9 10 10,1 0 0 BP7 72 72,9 27 27,1 0 0 96 96,9 3 3,1 0 0

Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy từ mỗi biện pháp mức độ tán thành về tính cấp thiết và tính khả thi có thể chênh lệch nhau thậm chí có những thành viên không tán thành, nhưng về cơ bản các thành viên đều thấy sự tán thành hoặc hoàn toàn tán thành về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ở mức độ rất cao. Qua đó có thể kết luận: hoàn toàn có thể tận dụng các biện pháp này vào công tác quản lý để đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá giáo dục trường THPT tại

Kết luận chƣơng 3

Từ cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đảm bảo chất lượng theo chuẩn ở chương 1. Từ thực trạng của công tác quản lý chất lượng theo chuẩn tại trưòng THPT Quất Lâm trong thời gian vừa qua ở chương 2. Tác giả đã đề xuất 7 biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GD- ĐT tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định.

Sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu đề xuất 7 biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo chuẩn tại trường THPT Quất Lâm. Để phát huy trí tuệ tập thể và thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, với kết quả như đã trình bày (mục 3.2.8) có thể đi đến kết luận sơ bộ: các biện pháp quản lý này rất cần thiết và hoàn toàn khả thi khi được Hội đồng ĐBCL vận dụng vào công tác quản lý ĐBCL theo bộ chuẩn của Bộ GD-ĐT.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kiến thức đã được tiếp nhận sau khoá học đào tạo thạc sĩ chuyên ngành QLGD tại trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN. Từ thực tế công tác tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định. Qua một quá trình tìm tòi nghiên cứu. Bằng những luận cứ khoa học tác giả đã phân tích làm sáng tỏ, thực hiện được mục đích nghiên cứu và khẳng định được giả thuyết khoa học của đề tài. Từ kết quả nghiên cứu đã được trình bày tại chương 1, chương 2, chương 3 có thể rút ra một số kết luận.

1.1. Về lý luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận khoa học quản lý, khoa học quản lý giáo dục. Việc nghiên cứu trên đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để khảo sát cũng như đề xuất các biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT của Bộ GD&ĐT tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định.

1.2. Về thực tiễn

Luận văn đã khảo sát và nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng các biện pháp quản lý tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định từ khi chưa có bộ tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT đến các biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. Từ quá trình khảo sát trên thông qua việc so sánh, phân tích, đánh giá tác giả đã chỉ ra những việc đã làm được, những điểm còn hạn chế trong công tác quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. Trên cơ sở lý luận và thực tế, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT của Bộ GD&ĐT tại trường THPT Quất Lâm tỉnh Nam Định cụ thể là:

Biện pháp 3: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về các tiêu chuẩn Biện pháp 4: Xây dựng quy trình quản lý các hoạt động gắn với từng tiêu chuẩn, tiêu chí, từng hoạt động.

Biện pháp 5: Tổ chức viết báo cáo tự đánh giá.

Biện pháp 6: Tổ chức các hoạt động phối hợp với các cơ quan ban ngành ngoài nhà trường

Biện pháp 7: Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm về các biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn.

1.3. Ý nghĩa của luận văn

CLGD nói chung, CLGD trường THPT nói riêng từ trước khi Bộ GD&ĐT ban hành quyết định số 80/2008/QĐ-BGD&ĐT về Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT chưa có chuẩn. Từ đó việc đánh giá chất lượng giáo dục của các nhà trường chưa có sự thống nhất chưa thuyết phục. Do vậy bộ tiêu chuẩn đánh giá theo quyết định số 80 của Bộ GD&ĐT có ý nghĩa vô cùng to lớn bởi quyết định đó không chỉ đưa ra một bộ tiêu chuẩn đánh giá một cách toàn diện mà còn bởi bộ tiêu chuẩn đó đã giúp cho các nhà trường có các biện pháp quản lý phù hợp để hướng chất lượng nhà trường theo bộ chuẩn.

Từ bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT của Bộ GD&ĐT đến công tác quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn đòi hỏi các cấp các ngành, các cơ sở giáo dục đặc biệt là cán bộ quản lý phải đổi mới về nhận thức từ đó đổi mới công tác quản lý để đưa ra các biện pháp quản lý khoa học, phù hợp mới có thể giúp cho các nhà trường đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn các biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định. Tác giả đã đề xuất 7 biện pháp quản lý và đã được kiểm chứng về tính cấp thiết và

giáo dục của trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định đảm bảo theo bộ chuẩn của Bộ GD&ĐT.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Xem xét điều chỉnh một số chỉ tiêu, tiêu chí cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của giáo dục Việt Nam.

Ban hành các văn bản bắt buộc các cơ sở giáo dục phải đánh giá chất lượng nhà trường theo bộ chuẩn.

Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đánh giá kiểm định của các Sở GD&ĐT về công tác đánh giá chất lượng giáo dục các nhà trường theo bộ chuẩn.

Chỉ đạo các Sở GD&ĐT có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về công tác kiểm định chất lượng giáo dục theo bộ chuẩn.

Tham mưu cho Đảng và Nhà nước có chính sách đầu tư cho giáo dục hơn nữa để các cơ sở giáo dục có đủ nguồn nhân lực và vật lực đưa cơ sở giáo dục của mình tiếp cận và đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn.

2.2. Đối với UBND tỉnh Nam Định

Tăng cường nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục, đảm bảo các cơ sở giáo dục có đầy đủ trang thiết bị theo bộ chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Chỉ đạo các Sở, ban ngành phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với tình hình địa phương.

2.3. Đối với Sở GD&ĐT Nam Định

Chỉ đạo các trường đổi mới công tác quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Đề nghị UBND tỉnh Nam Định tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để các trường có đẩy đủ trang thiết bị theo bộ chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Tổ chức các đoàn đánh giá ngoài theo chu kì đối với các trường công bố công khai, rộng rãi các trường đảm bảo chất lượng theo bộ cuẩn của Bộ GD&ĐT làm động lực thúc đẩy các trường chưa đảm bảo chất lượng phấn đấu đảm bảo chất lượng.

2.4. Đối với trường THPT Quất Lâm

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho CB, GV, CNV, PHHS và học sinh về bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.

BGH cần phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp hướng chất lượng nhà trường tới bộ chuẩn.

Thành lập Hội đồng ĐBCL và chỉ đạo Hội đồng hoạt động có hiệu quả. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để thu hút được các nguồn lực cho các hoạt động ĐBCL của nhà trường.

Xây dựng chế độ chính sách phù hợp cho các thành viên của Hội đồng ĐBCL.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn sử dụng quy trình và chu kì kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông tháng 12 năm

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn đánh giá ngoài và đánh giá lại cơ sở giáo dục phổ thông tháng 12 năm 2009

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông tin và minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT tháng 3 năm 2010.

5. Đặng Quốc Bảo. Kinh tế học giáo dục và vấn đề phân tích lợi ích chi phí trong giáo dục. Tập bài giảng dùng cho học viên cao học. Hà Nội, 2009.

6. Đặng Quốc Bảo/Nguyễn Đắc Hƣng. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai (Vấn đề và giải pháp). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

7. Nguyễn Hữu Châu. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục.

8. Nguyễn Văn Chất. Biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường THPT của Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục. Hà Nội 2009

9. Nguyễn Quốc Chí. Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003

10. Nguyễn Quốc Chí/Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý

11. Nguyễn Quốc Chí/Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Lý luận đại cương về quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

12. Nguyễn Đức Chính. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

13. Nguyễn Đức Chính. Thiết kế và đánh giá trong giáo dục. Tập bài giảng dùng cho học viên cao học. Hà Nội, 2008.

14. Nguyễn Đức Chính. Chất lượng và Quản lý chất lượng trong giáo dục. Tập bài giảng dành cho học viên cao học. Hà Nội 2011

15. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội, 1996.

16. Trần Trọng Hà: Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuản đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT tại trường THPT Yên Hoà.

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục. Hà Nội 2010.

17. Đặng Xuân Hải. Quản lý hệ thống giáo dục quốc dân. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

18. Đặng Xuân Hải. Quản sự thay đổi và vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý giáo dục/ quản lý nhà trường. Tập bài giảng dùng cho học viên cao học, Hà Nội, 2007.

19. Luật giáo dục (của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2007.

20. Lê Đức Ngọc. Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục. Tài liệu tập huấn cán bộ đánh giá ngoài. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

21. Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định. Tài liệu tập huấn tự đánh giá của trường THPT. Nam Định 2009.

22. Trƣờng Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục. Hà Nội năm 2009

23. Trƣờng Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lý luận quản lý và quản lý giáo dục. Hà Nội 2009

24. Trƣờng THPT Quất Lâm- Tỉnh Nam Định. Báo cáo tự đánh giá năm hoc 2008-2009

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Phiếu điều tra sự hiểu biết của giáo viên về bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

STT Nội dung câu hỏi Trả lời Ghi chú

1 Bộ chuẩn gồm bao nhiêu tiêuchí 2 Tiêu chuẩn 1 gồm bao nhiêu tiêu chí 3 Tiêu chuẩn 2 gồm bao nhiêu tiêu chí 4 Tiêu chuẩn 3 gồm bao nhiêu tiêu chí 5 Tiêu chuẩn 4 gồm bao nhiêu tiêu chí 6 Tiêu chuẩn 5 gồm bao nhiêu tiêu chí 7 Tiêu chuẩn 6 gồm bao nhiêu tiêu chí 8 Tiêu chuẩn 7 gồm bao nhiêu tiêu chí

9 Trong cả bộ tiêu chuẩn, thầy cô tâm đắc với tiêu chuẩn nào nhất.

Phụ lục 2

Phiếu điều tra tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất tán thành Tán thành Không tán thành Rất tán thành Tán thành Không tán thành BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường học phổ thông tại trường Trung học phổ thông Quất Lâm, tỉnh Nam Định (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)