Báo cáo tự đánh giá là việc đánh giá lại những công việc đã làm gắn với trình tự thực hiện, với kết quả và các nguồn minh chứng. Từ báo cáo tự đánh giá sẽ đối chiếu thực trạng kết quả đã làm với bộ chuẩn xem công tác quản lý đã đảm bảo chất lượng đạt chuẩn chưa. Đối chiếu thực trạng so với chuẩn cần phải làm được các công việc sau
1.6.2.1. Đã thực hiện hết các công việc chưa
Nếu làm thì đã làm hết chưa, nếu chưa làm phải đưa ra để khắc phục trong thời gian tiếp theo.
1.6.2.2. Có đúng trình tự chưa
Trong báo cáo tự đánh giá cũng cầp phải đánh giá được mức độ thực hiện các nội dung theo trình tự đã được nêu ra để thực hiện để đạt được các chỉ số tiêu chí, tiêu chuẩn. Nội dung làm đúng trình tự, nội dung nào chưa đúng, nội dung nào cần chỉnh sửa trình tự cho phù hợp với yêu cầu và thực tế của nhà trường…
1.6.2.3. Nguồn minh chứng
Nguồn minh chứng để lại trong quá trình thực hiện các nội dung đảm bảo chất lượng và vô cùng quan trọng, do vậy ở phần này cũng cần phải làm rõ hệ thống nguồn minh chứng gắn với từng chỉ số, tiêu chí và tiêu chuẩn. Nguồn minh chứng đó phải là những chứng cứ rõ ràng, rành mạch, tường minh và phải được gọi tên một cách cụ thể, thiếu đủ như thế nào phải được thể hiện rõ trong báo cáo tự đánh giá.
1.6.2.4. Sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu
Đây là căn cứ quan trọng nhất để chứng minh cho các biện pháp quản lý đã đảm bảo chất lượng hay chưa. Do vậy báo cáo tự đánh giá phải chỉ rõ mức độ đạt yêu cầu của các sản phẩm đã thực hiện. Từ sản phẩm đầu ra đó đem đối chiếu với các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn nhà trường sẽ đánh giá đúng về thực trạng chất lượng nhà trường đang ở mức độ nào, điểm mạnh, điểm yếu, điểm thiếu so với bộ chuẩn. Từ phần đánh giá trên sẽ đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp trong tương lai để nhà trường sẽ đảm bảo chất lượng theo chuẩn