Xưng hô ông/bà – tôi

Một phần của tài liệu Khảo sát các phát ngôn hỏi đáp từ góc độ giới tính trên cứ liệu một số tác phẩm văn học trước Cách mạng (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4.3. Xưng hô ông/bà – tôi

Kiểu xƣng hô này xuất hiện trong 29 phát ngôn hỏi/đáp, trong đó ngƣời vợ sử dụng nhiều hơn hẳn với 20 phát ngôn, trong khi ngƣời chồng chỉ sử dụng trong 9 phát ngôn.

Quan bà cau mặt, đáp:

- Thì ông ra lệnh cấm chợ kia mà? Quan ông trợn mắt, ngạc nhiên nhìn vợ: - Tôi cấm chợ à?Có đâu?

(Cấm chợ - Nguyễn Công Hoan)

2.2.4.4. Xưng hô mày – ông/tao

Lối xƣng hô này đƣợc sử dụng khi vợ/chồng nổi nóng. Nếu nhƣ bình thƣờng, vợ chồng quan xƣng hô là ông/bà – tôi, tình cảm hơn là cậu/mợ - tôi thì khi nổi nóng, đặc biệt với quan ông lại đổi ngay cách xƣng hô, gọi vợ là mày rồi xƣng ông hoặc tao.

Cách xƣng hô mày – tao xuất hiện trong 3 phát ngôn hỏi/đáp, xƣng hô mày – ông xuất hiện trong 5 phát ngôn. Điều đặc biệt là cách xƣng hô này chỉ đƣợc quan ông sử dụng khi tức giận với vợ (8/8 phát ngôn sử dụng cách xƣng hô này đƣợc quan ông sử dụng), trong khi quan bà không dùng trong phát ngôn nào. Phải chăng điều đó thể hiện đƣợc uy quyền của quan ông trong giao tiếp vợ chồng?

- Mày có đi hay không?

Bà tối tăm mặt mũi, hổn hển thách: - Đây, cậu cứ đánh chết tôi đi.

(Xuất giá tòng phu – Nguyễn Công Hoan)

Trong ví dụ trên, ta thấy mặc dù bị chồng bắt bán mình tiếp quan trên, bị gọi là “mày”, nhƣng vợ vẫn một mực gọi chồng là “scậu”.

38

(Xuất giá tòng phu – Nguyễn Công Hoan)

- Gớm thật! Mày dạy ông luân lý thế phải không? - Tôi còn dạy ông hơn nữa.

(Đàn bà là giống yếu – Nguyễn Công Hoan)

Tiểu kết chƣơng 2

Về chủ đề: Chủ đề bao trùm các cặp hỏi đáp ở đây là chủ đề về sự thủy chung vợ chồng. Chính chủ đề này, chi phối về các cung bậc cảm xúc của ngƣời phát ngôn, kéo theo sự khác nhau trong sử dụng ngôn ngữ. Riêng với 3 đối tƣợng: vợ chồng lao động bình dân, chồng là trí thức vợ là lao động bình dân, vợ chồng thành thị thì chủ đề đƣợc đề đƣợc nói đến nhiều hơn cả lại là chủ đề kinh tế gia đình. Kinh tế khó khăn, vợ chồng chửi mắng, cãi vã thƣờng xuyên, kéo theo sự khác nhau về xƣng hô và các chiến lƣợc hỏi đáp...

Về xƣng hô: Xƣng hô trống không xuất hiện trong các phát ngôn hỏi đáp ở cả 4 nhóm đối tƣợng giao tiếp và gần nhƣ nó chiếm số lƣợng nhiều nhất trong các cách xƣng hô (trừ cặp giao tiếp vợ chồng thành thị), đặc biệt đƣợc sử dụng nhiều ở vợ chồng bình dân và vợ chồng quan lại. Ở cặp giao tiếp chồng là trí thức, vợ là lao động bình dân, cả hai vợ chồng sử dụng cách xƣng hô trống không với số lƣợng tƣơng đƣơng. Với cặp vợ chồng bình dân, cách xƣng hô trống không đƣợc ngƣời vợ sử dụng nhiều hơn cả, trong khi đó với cặp vợ chồng quan lại ngƣời chồng lại sử dụng nhiều hơn hẳn. Lối xƣng hô mày – tao xuất hiện ở 2 cặp giao tiếp vợ chồng bình dân và vợ chồng quan lại, trong đó ngƣời chồng sử dụng là chủ yếu. Điều đó chứng tỏ, trong các cuộc giao tiếp, khi nổi nóng, ngƣời chồng có xu hƣớng chuyển đổi sang cách xƣng hô này nhanh hơn và thể hiện sự nóng nảy của mình rõ rệt hơn ngƣời vợ.

Cách xƣng hô ông/bà – tôi chỉ xuất hiện trong cặp giao tiếp vợ chồng quan lại, trong đó ngƣời vợ sử dụng nhiều hơn hẳn, điều đó chứng tỏ các quan bà cũng có uy không kém so với quan ông. Một cách xƣng hô duy nhất và đƣợc xuất hiện trong cặp

39

giao tiếp vợ chồng thành thị: xƣng hô anh – em, đƣợc sử dụng ở cả vợ và chồng. Điều đó thể hiện lối sống nhẹ nhàng, hiện đại của ngƣời thành thị ngay từ giai đoạn này.

Điều đáng nói trong các cách xƣng hô là ngƣời chồng dƣờng nhƣ đều sử dụng với số lƣợng nhiều hơn. Phải chăng ngƣời chồng nói riêng và nam giới nói chung có xu hƣớng rõ ràng hơn trong cách biểu lộ cảm xúc của mình?

40

Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA CÁC PHÁT NGÔN HỎI – ĐÁP ĐỐI VỚI CẶP GIAO TIẾP VỢ CHỒNG QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TRƢỚC

CÁCH MẠNG 3.1. Phát ngôn hỏi

Ở mỗi đối tƣợng vợ chồng lại có nhu cầu sử dụng khác nhau với các loại câu hỏi khác nhau. Với các cặp vợ chồng lao động bình dân và vợ chồng quan lại, ngƣời chồng có xu hƣớng sử dụng nhiều câu hỏi hơn ngƣời vợ, trong đó lại đặc biệt nghiêng về câu hỏi không đích thực. Điều này chứng tỏ, với hai cặp giao tiếp này, ngƣời chồng vẫn có tiếng nói, chủ động hơn khi giao tiếp trong tƣơng quan so với ngƣời vợ. Trái lại, với cặp giao tiếp chồng là trí thức vợ là lao động bình dân, ngƣời vợ lại sử dụng nhiều câu hỏi hơn chồng, trong đó chủ yếu cũng vẫn là câu hỏi không đích thực. Khi đó, vợ lại là ngƣời chủ động hơn trong các cuộc giao tiếp, chồng trở nên kém tiếng nói hơn trong gia đình bởi gánh nặng cơm áo gạo tiền vẫn đè nặng lên vai ngƣời vợ. Với cặp vợ chồng thành thị lại có một sự khác biệt riêng, họ không nghiêng về sử dụng câu hỏi không đích thực mà có xu hƣớng sử dụng câu hỏi đích thực, trong đó ngƣời chồng sử dụng nhiều hơn, câu hỏi không đích thực chỉ đƣợc vợ sử dụng. Nhƣ vậy với các cặp vợ chồng thành thị, họ chân thành giản dị và bình đẳng trong giao tiếp nói chung và trong khi hỏi đáp nói riêng.

3.1.1. Vợ chồng lao động bình dân

Trong số 54 cặp hỏi đáp đƣợc khảo sát, có tới 41 câu hỏi không đích thực (chồng sử dụng 26, vợ sử dụng 15) và 13 câu hỏi đích thực (Chồng sử dụng 7, vợ sử dụng 6). Câu hỏi không đích thực đƣợc sử dụng nhiều hơn hẳn, đặc biệt với ngƣời chồng. Với câu hỏi đích thực, cả vợ và chồng sử dụng với số lƣợng tƣơng đƣơng, tuy nhiên ngƣời vợ chỉ dùng câu hỏi có từ hỏi.

3.1.1.1. Câu hỏi đích thực

Trong số 13 câu hỏi đích thực đƣợc khảo sát thì ngƣời vợ sử dụng 6 và ngƣời chồng sử dụng 7.

41

Hai loại câu hỏi đích thực đƣợc dùng ở đây là: Câu hỏi có từ hỏi và câu hỏi có - không. Trong đó 6/6 câu hỏi đích thực ngƣời vợ sử dụng đều là câu hỏi có từ hỏi. Ngƣời chồng sử dụng cả câu hỏi có từ hỏi và câu hỏi có – không. Có thể hình dung rõ hơn qua bảng sau:

Bảng 3.1

Loại câu hỏi Vợ Chồng Tổng

Từ hỏi 6 4 10 60% 40% 100% Có – không 0 3 3 0% 100% 100% Tổng 6 7 13 46% 54% 100%

Câu hỏi có từ hỏi

Các từ hỏi đƣợc dùng đến ở đây: làm sao, mấy, ai, bao nhiêu

- Thế thì làm sao được? (Chồng hỏi vợ làm thế nào nếu bây giờ không còn gạo

mà phải tiếp đãi khách, ssử dụng câu hỏi có từ hỏi “làm sao”)

- Đong mấy hào? (Vợ hỏi lại chồng với câu hỏi có từ hỏi “mấy”)

(Trẻ con không đƣợc ăn thịt chó – Nam Cao) Câu hỏi có – không

- Tạnh mưa rồi à? (Chồng hỏi vợ xem có phải trời đã tạnh mƣa rồi không)

- Tạnh rồi. Dậy đi!

(Con mèo – Nam Cao)

- Nhà còn gạo không? (Chồng hỏi vợ xem nhà còn gạo không)

(Trẻ con không đƣợc ăn thịt chó – Nam Cao)

3.1.1.2. Câu hỏi không đích thực

Trong số 41 câu hỏi không đích thực đƣợc dùng, chồng sử dụng đa số (26 câu hỏi không đích thực), trong khi vợ sử dụng 15 câu hỏi không đích thực.

42

Các câu hỏi không đích thực ở đây đƣợc dùng với nhiều mục đích khác nhau, trong đó hỏi với mục đích khẳng định một điều gì đó chiếm ƣu thế hơn cả (17/41) và đối tƣợng ƣu tiên sử dụng là ngƣời chồng: 13 câu hỏi, trong khi ngƣời vợ sử dụng 4 câu hỏi.

Chi tiết về tƣơng quan sử dụng câu hỏi không đích thực của vợ và chồng qua bảng sau: Bảng 3.2 Mục đích hỏi Vợ Chồng Tổng Trách, chửi mắng 1 2 3 33% 67% 100% Khẳng định 4 13 17 24% 76% 100% Thách đố 1 3 4 25% 75% 100% Phủ định 4 4 8 50% 50% 100% Thúc giục 1 1 2 50% 50% 100%

Giễu cợt, mỉa mai 4 0 4

100% 0% 100%

Sai khiến, đề nghị 0 1 1

0% 100% 100%

Bày tỏ ngạc nhiên, tức giận 0 2 2

0% 100% 100%

Tổng 15 26 41

37% 63% 100%

Nếu nhƣ ngƣời chồng sử dụng câu hỏi không đích thực, hỏi với mục đích khẳng định chiếm ƣu thế hơn hẳn so với ngƣời vợ và các loại câu hỏi không đích thực khác thì ngƣời vợ lại chiếm ƣu thế hơn hẳn so với ngƣời chồng trong việc sử dụng câu hỏi

43

không đích thực, với mục đích chế giễu, mỉa mai (vợ sử dụng 4/4, trong khi chồng không sử dụng câu hỏi không đích thực với mục đích này).

Hỏi để khẳng định, xác nhận lại một điều gì đó

- Không khao thì ai biết mình làm hương trưởng? (Vợ hỏi chồng để khẳng định

việc không cần thiết phải khao làng) (Mua danh – Nam Cao)

- Không ác để cho mày tự tiện đi theo trai phải không? (Chồng hỏi để khẳng định việc ác của chồng là cần thiết) (Một đời ngƣời – Thạch Lam)

Hỏi để thúc giục

- Mả bố mày vẫn để ở cửa kia à? (Chồng hỏi vợ với ý thúc giục vợ mang đồ vào

nhà) (Gói đồ nữ trang – Nguyễn Công Hoan) Hỏi để sai khiến, đề nghị

- Bu mày chịu khó đi đong vậy? (Chồng hỏi vợ để đề nghị vợ đi đong gạo đãi

khách) (Trẻ con không đƣợc ăn thịt chó – Nam Cao) Hỏi để phủ định lại điều gì đó

- Làm quái gì hết sáu bảy trăm? (Vợ hỏi chồng để phủ định việc tốn kém mà chồng vạch ra không đến mức đó)

- Chứ lại không sáu bảy trăm à?

(Mua danh – Nam Cao) Hỏi để giễu cợt, mỉa mai

Anh tắc lưỡi:

- Mấy hào thì mấy…Độ nửa chai thôi mà. Chị ngửa cổ, cười hơ hớ:

- Mới có nửa chai thôi mà?” (Vợ hỏi để chế giễu chồng)

(Rình trộm – Nam Cao)

3.1.2. Chồng là trí thức, vợ là lao động bình dân

Trong số 45 cặp hỏi đáp đƣợc khảo sát, có tới 32 câu hỏi không đích thực (Vợ sử dụng 21, chồng sử dụng 11) và 13 câu hỏi đích thực (Vợ sử dụng 9, chồng sử dụng

44

4). Nhƣ vậy trong tƣơng quan chung, ngƣời vợ sử dụng nhiều câu hỏi hơn chồng, trong đó đặc biệt là câu hỏi không đích thực, điều này ngƣợc với các cặp vợ chồng là lao động bình dân đã đƣợc đề cập ở trên.

Ở câu hỏi đích thực, câu hỏi có từ hỏi đƣợc sử dụng chủ yếu với cả vợ và chồng, riêng câu hỏi có – không chỉ đƣợc ngƣời vợ sử dụng. Với câu hỏi không đích thực, hỏi với mục đích khẳng định điều gì đó và hỏi với mục đích trách móc, chửi mắng, tức giận đƣợc dùng nổi trội hơn cả. Điều đáng nói là câu hỏi với mục đích trách móc, chửi mắng, tức giận đƣợc ngƣời vợ sử dụng nhiều hơn chồng, phần nào thể hiện bi kịch trong những gia đình này. Mặc dù chồng là trí thức nhƣng gánh nặng “cơm áo gạo tiền” vẫn đè lên vai ngƣời vợ, khiến họ phải gồng mình để lo toan cuộc sống gia đình, khi ấy họ có thể dễ dàng nổi nóng, cãi vã với chồng.

3.1.2.1. Câu hỏi đích thực

Ngƣời hỏi trong các truyện ngắn đƣợc khảo sát này sử dụng 3 kiểu câu hỏi đích thực: câu hỏi có từ hỏi, câu hỏi có – không, câu hỏi lựa chọn. Mức độ sử dụng các câu hỏi này đƣợc thống kê theo bảng sau:

Bảng 3.3

Loại câu hỏi Vợ Chồng Tổng

Từ hỏi 4 4 8 50% 50% 100% Có – Không 4 0 4 100% 0% 100% Lựa chọn 1 0 1 100% 0% 100% Tổng 9 4 13 69% 31% 100%

Câu hỏi có từ hỏi

Từ hỏi đƣợc sử dụng nhƣ: nào, cái gì, làm gì, đâu...đƣợc cả vợ và chồng sử dụng khi hỏi thông tin mình cần biết.

45

- Vé sợi nào?Người ta chửa biết đầu đuôi xuôi ngược ra thế nào thì đã làm sôi

sì cả lên.

(Những truyện không muốn viết – Nam Cao)

- Cái gì?

Hắn đột nhiên tắt ý nghĩ và vọt ra miệng câu hỏi ấy. Bởi vì hắn mang máng nghe như vợ hắn vừa hỏi gì vậy.

(Cƣời – Nam Cao)

Thị ngạc nhiên: - Làm gì?

- Dạy học.

(Cƣời – Nam Cao) Câu hỏi có – không

Loại câu hỏi này đƣợc ngƣời vợ dùng 4/4 câu hỏi, trong khi đó ngƣời chồng không sử dụng:

- Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?

- À phải! Hôm nay mồng ba. Giá mình không hỏi tôi thì tôi quên. Tôi phải đi xuống phố.

(Đời thừa – Nam Cao)

Vợ Điền phải thân hành vào vậy. Thị ôn tồn hỏi: - Mình ăn cơm rồi à?

(Nƣớc mắt – Nam Cao) Câu hỏi lựa chọn

Một câu hỏi duy nhất đƣợc ngƣời vợ sử dụng khi hỏi ý kiến chồng về việc có nên bán thóc hay không vì nhà đã hết tiền tiêu:

Vợ hắn hỏi bằng một giọng ôn tồn giả hiệu: - Mình có bằng lòng hay không bằng lòng?

46

3.1.2.2. Câu hỏi không đích thực

Câu hỏi không đích thực ở đây đƣợc sử dụng với các mục đích: Trách móc, chửi mắng, tức giận hoặc khẳng định, phủ định lại điều gì đó hay chê bai, chế giễu, cũng có thể là khuyên nhủ, thuyết phục đối phƣơng. Có thể hình dung cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.4 Mục đích hỏi Vợ Chồng Tổng Trách móc, chửi mắng, tức giận 7 3 10 70% 30% 100% Khẳng định 7 6 13 54% 46% 100% Phủ định 2 3 5 40% 60% 100%

Chế giễu, chê bai 3 0 3

100% 0% 100%

Khuyên nhủ, thuyết phục 1 1 2

50% 50% 100%

Tổng 20 13 33

61% 39% 100%

Hỏi để trách móc, chửi mắng, tức giận

Trƣờng hợp này đƣợc ngƣời vợ sử dụng đa số (7/10) trong tƣơng quan chung ngƣời vợ sử dụng nhiều câu hỏi không đích thực hơn chồng (Vợ sử dụng 20, chồng sử dụng 13 câu hỏi không đích thực).

Hắn quắc mắt lên, và nghiến răng… - Im ngay! Câm cái mồm!

- Câm…câm cái gì?(Vợ tức giận khi chồng ra phố về lại quên không không mang thuốc cho con)

(Nƣớc mắt – Nam Cao)

- Hôm nọ thì còn mải đi chết đây, chết đó. Hôm nay lù lù vác xác về. Còn về làm

gì nữa? (Vợ bực mình vì chồng đi cặp kè với cô đầu ngoài phố)

47

Hỏi để khẳng định điều gì đó

Cả vợ và chồng đều sử dụng cách hỏi này với số lƣợng tƣơng đƣơng (Vợ sử dụng 7, chồng sử dụng 6). Tuy nhiên, riêng ngƣời chồng sử dụng cách hỏi này nhiều hơn hết (6/14 câu hỏi không đích thực).

- Ngày mai…mình có biết không? Chỉ ngày mai thôi! Là tôi đuổi tất cả mấy mẹ

con mình ra khỏi cái nhà này. (Hộ hỏi để khẳng định là đích xác ngày mai sẽ đuổi mẹ

con Từ ra khỏi nhà).

(Đời thừa – Nam Cao)

- Ai cười thì cũng đành chịu vậy, chứ biết làm sao bây giờ? (Vợ hỏi để khẳng

định rằng không còn cách nào khác, phải bán nhà để trả nợ). (Bài học quét nhà – Nam Cao)

Hỏi để phủ định

Câu hỏi loại này đƣợc cả vợ và chồng sử dụng nhƣng với tần suất thấp hơn 2 cách trên (Vợ sử dụng 2, chồng sử dụng 3).

- Nhà mình có một vé, không về nhà mà nhận lấy, nó nhận tranh mất rồi.

- Tranh làm sao được? (Chồng hỏi để phủ định với vợ rằng không thể tranh đƣợc vé sợi của nhà hắn)

(Những truyện không muốn viết – Nam Cao) Hỏi để chế giễu, chê bai

Ở loại câu hỏi này, chỉ có ngƣời vợ sử dụng, tuy nhiên thƣờng xuất hiện trong hoàn cảnh ngƣời phát ngôn đƣợc bình đẳng hoặc có uy lực hơn ngƣời kia, thể hiện ngƣời chồng trong những trƣờng hợp này đều có sự “kém vế” hơn so với vợ.

- Ồ, vẽ chuyện…

- Vẽ chuyện à? Đốc tờ họ bảo… (Vợ hỏi để giễu lại lời chồng, khi vợ can ngăn

chồng đi dạy vì ngƣời còn đang yếu) (Cƣời – Nam Cao)

48

- Nhưng thây kệ! Hơi đâu mà lo trước? (Vợ hỏi giễu lại chồng khi chồng tỏ ý lo

cho Hồng)

(Bài học quét nhà – Nam Cao) Hỏi để khuyên nhủ, thuyết phục

Trƣờng hợp này đƣợc cả vợ và chồng sử dụng nhƣng xuất hiện không nhiều (Chồng sử dụng 1, vợ sử dụng 1).

- Gọi nó dậy, nó thổi cơm cho mà ăn đã chứ? (Vợ hỏi để thuyết phục chồng ở

nhà ăn cơm trƣớc khi đi lên phố) (Nƣớc mắt – Nam Cao)

- Mãi đến chiều mới về mà không ăn thì đói, chịu sao được? (Vợ hỏi vẫn với ý

thuyết phục chồng ở nhà ăn cơm) (Nƣớc mắt – Nam Cao)

3.1.3. Vợ chồng thành thị

Trong số 13 câu hỏi đƣợc khảo sát ở đối tƣợng này thì có tới 10 câu hỏi đích thực (trong đó vợ sử dụng 3, chồng sử dụng 7) và 3 câu hỏi không đích thực đều là

Một phần của tài liệu Khảo sát các phát ngôn hỏi đáp từ góc độ giới tính trên cứ liệu một số tác phẩm văn học trước Cách mạng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)