Xưng hô thân mật

Một phần của tài liệu Khảo sát các phát ngôn hỏi đáp từ góc độ giới tính trên cứ liệu một số tác phẩm văn học trước Cách mạng (Trang 33)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.3. Xưng hô thân mật

Ngƣời vợ, gọi Bố mày/thầy em và xƣng tôi. Ngƣời chồng, gọi Bu mày/ngƣời ta/bu em và xƣng tôi.

Lối xƣng hô này đƣợc sử dụng trong 15 phát ngôn, trong đó ngƣời vợ sử dụng 5, chồng sử dụng 10.

Tuy nhiên, cách xƣng hô này có khi đƣợc sử dụng khi “đối phƣơng” có mục đích gì khác thƣờng. Khi đó, vợ/chồng thay đổi đột ngột cách xƣng hô.

Vợ nó ở trong tất tả chạy ra…

- Mày bắt tao cất cái này? Quý hóa lắm thế à? Ối đời ơi là đời! Chồng ơi là chồng!

Thằng chồng chẳng nói chẳng rằng, tát bốp vào má vợ một cái rồi đe:

- Mày muốn ở tù thì quang quác cái mồm lên, ông truyền đời cho mày không cất cái này, lúc ông về thì đừng chết!

Một lúc lâu, thằng chồng về. Thấy cái thùng vẫn nguyên ở đó, nó hầm hầm đẩy cửa đánh xình một cái, quát :

- Mả bố mày vẫn để ở cửa kia à?

… Con vợ túm lấy thằng chồng, vừa thở vừa nói: - Mày bảo mả bố ai thì để cái mả bố ấy ra ngoài kia.

(Gói đồ nữ trang – Nguyễn Công Hoan)

Khi nhận ra rằng chồng mình ăn trộm đƣợc một món đồ nữ trang bằng vàng, vợ đổi cách xƣng hô ngay thành: bố mày - tôi :

- Sao bố mày không bảo thực ngay với tôi từ trước? Bố mày khôn quá! Này,

phải đổ ra đất mới dễ tìm hạt vàng, vì nó bé quá!

(Gói đồ nữ trang – Nguyễn Công Hoan)

31

- Cái thứ người đâu mà ngang như cua vậy? Phải biết: tao muốn mất tiền làm gì chứ?

(Trẻ con không đƣợc ăn thịt chó – Nam Cao)

Sau khi đã thuyết phục đƣợc vợ thì chuyển ngay, gọi vợ là: u mày và xƣng: tôi

Thị đứng lên, vừa nguýt hắn, vừa lạu bạu: - Đong mấy hào?

Thế là hắn lại đổi mặt ra tươi cười:

- Thì bu mày liệu đấy. Có ba người khách với tôi là bốn. Với mẹ con nhà mày

nữa.

(Trẻ con không đƣợc ăn thịt chó – Nam Cao)

Cách xƣng hô thân mật: Bu em/thầy em – tôi, nhƣng lại diễn ra trong hoàn cảnh vợ đi ngoại tình, khi về nhìn thấy chồng sắp chết thì tỏ lòng thƣơng xót và thân thiện khiến chồng cũng động lòng:

Nó đặt bàn tay lên ngực anh và mếu máo:

- Thầy em ơi! Thầy em làm sao thế? Anh lắc đầu. Không phải là cái lắc đầu

giận dỗi đâu. Đó là cái lắc đầu thất vọng. Anh biết anh không còn sống nữa. Anh tiếc vợ. Anh tiếc đời. Nhưng chút tình thương - thành thực hay giả trá - của con vợ đẹp đã làm anh sống lại.

(Điếu văn – Nam Cao)

2.2.2. Chồng là trí thức, vợ là lao động bình dân

Với các đối tƣợng giao tiếp chồng là trí thức, vợ là lao động bình dân trong các truyện ngắn đƣợc khảo sát, có hai cách xƣng hô đƣợc sử dụng: xƣng hô trống không, xƣng hô mình – em/tôi/ngƣời ta. Điều đáng nói là trong mỗi cách xƣng hô này, ngƣời vợ và ngƣời chồng đều sử dụng với số lƣợng tƣơng đƣơng. Tuy nhiên, trong hai lối xƣng hô này thì xƣng hô trống không vẫn chiếm ƣu thế hơn hẳn, thƣờng xuất hiện trong hoàn cảnh ngƣời phát ngôn có điều giận dữ, bực mình. Sơ lƣợc về tỉ lệ sử dụng qua bảng sau:

32 Bảng 2.2 Cách xƣng hô Vợ Chồng Tổng Trống không 16 17 33 48% 52% 100% Mình - em/tôi/ngƣời ta 9 9 18 50% 50% 100% Tổng 25 26 51 49% 51% 100%

2.2.2.1. Xưng hô trống không

Trong số 45 phát ngôn hỏi – đáp đƣợc khảo sát, cách xƣng hô trống không xuất hiện trong 33 phát ngôn hỏi hoặc đáp. Trong đó, chồng sử dụng trong 17 phát ngôn, vợ sử dụng trong 16 phát ngôn.

Cách xƣng hô trống không diễn ra khi ngƣời phát ngôn (vợ hoặc chồng) có điều giận dữ, bực mình.

Y vừa nhảy cẫng lên như một con gà chọi, vừa vỗ tay đen đét mà xỉa xói vào mặt tôi:

- Đi chết đâu mà đi mãi thế? Sao không chết dấm chết giúi ở đâu đi cho rồi?

Còn vác mặt về đây làm gì?... (Ngƣời vợ nổi giận khi thấy chồng đi mấy ngày không

về)

(Những truyện không muốn viết – Nam Cao)

Xƣng hô trống không có khi xuất hiện ở cả cặp hỏi – đáp tƣơng ứng của vợ và chồng, có khi chỉ từ một phía vợ hoặc chồng.

Thị ngạc nhiên:

- Làm gì? (Vợ hỏi trống không)

- Dạy học. (Chồng trả lời trống không) (Cƣời – Nam Cao)

Một phần của tài liệu Khảo sát các phát ngôn hỏi đáp từ góc độ giới tính trên cứ liệu một số tác phẩm văn học trước Cách mạng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)