Xưng hô Mày – tao/ông

Một phần của tài liệu Khảo sát các phát ngôn hỏi đáp từ góc độ giới tính trên cứ liệu một số tác phẩm văn học trước Cách mạng (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.2.Xưng hô Mày – tao/ông

28

Lối xƣng hô mày – tao xuất hiện trong 5 truyện ngắn với 11 phát ngôn hỏi đáp, trong đó chồng sử dụng 8 phát ngôn, vợ sử dụng 3 phát ngôn. Điều đó chứng tỏ chồng thể hiện sự nóng nảy hơn so với vợ trong các cuộc tranh luận, chửi mắng. Họ có thể dễ dàng chửi mày, xƣng tao hơn so với ngƣời vợ.

Vợ nó ở trong tất tả chạy ra…

- Mày bắt tao cất cái này? Quý hóa lắm thế à? Ối đời ơi là đời! Chồng ơi là

chồng!

Thằng chồng chẳng nói chẳng rằng, tát bốp vào má vợ một cái rồi đe:

- Mày muốn ở tù thì quang quác cái mồm lên, ông truyền đời cho mày không cất cái này, lúc ông về thì đừng chết!

(Gói đồ nữ trang – Nguyễn Công Hoan)

Trong đoạn hội thoại có chứa các cặp hỏi đáp trên, cách xƣng hô mày – tao đƣợc cả vợ và chồng sử dụng trong hoàn cảnh: cả hai vợ chồng đều không hiểu nhau và không tôn trọng nhau.

Chị chỉ vào mặt anh mà hổn hển:

- Mẹ! Không có sợi, không bán thì để mà thờ ông tổ nhà mày, hở?

- Không có sợi! Ấy thế cho nên mày mới giỏi…Không có sợi, mà người ta đang đi khám khung cửi từng nhà đây kia.

Anh cu Thiêm đứng phắt lên, như một cái lò xo bật. Mặt anh tái mét. - Người ta đi khám thật?

- Ấy đấy! Ấy đấy! Mày đã biết cái dại nhà mày chưa? Bây giờ mày mới trơ mắt ếch nhà mày ra. Sung sướng thật!...

- Không sợ! Tao đi kiếm…Cái thẻ của tao đâu rồi?...à, trong kèo nhà…

Vợ chồng cãi nhau liên quan đến vấn đề kinh tế gia đình. Lí do vợ chửi chồng bởi chồng đã bán khung cửi dệt vải, công cụ kiếm tiền của cả nhà. Thấy vợ chửi mắng gay gắt, chồng cũng gay gắt không kém.

29

- Cái đời đàn bà chúng mày sao mà ngu thế? Chết rồi, thì việc cúng giỗ chẳng qua là việc dối lừa thiên hạ, bộ răng vàng ấy đem bán đi không được chục bạc hay

sao? Mày không nghe ông mặc kệ mày, miễn sao mày đừng để cho vợ chồng anh cả

biết. Ông làm gì thì mặc xác ông!

Rồi nó nguây nguẩy quay vào, để cho vợ một mình đứng đấy.

(Bộ răng vàng – Vũ Trọng Phụng)

Nàng nghẹn ngào, buông đũa đứng dậy toan bước xuống dưới nhà. Nhưng có tiếng xô ghế, rồi một bàn tay nắm chặt lấy cổ nàng:

- Mày bảo mẹ tao ác à? Không ác để cho mày tự tiện đi theo trai phải không? Bàn tay như sắt bóp chặt xoay nàng lại. Liên thấy giáp mặt mình, cái mặt ghê sợ của Tích, hai mắt đỏ ngầu.

(Một đời ngƣời – Thạch Lam)

Trong hai ví dụ trên, chồng xƣng mày – tao với vợ trong khi vợ chỉ biết ngậm ngùi im lặng.

Xƣng hô mày – ông: Xuất hiện trong 2 phát ngôn, đều đƣợc ngƣời chồng sử dụng để đe dọa vợ.

Thằng chồng phát gắt mà rằng:

- Cái đời đàn bà chúng mày sao mà ngu thế? Chết rồi, thì việc cúng giỗ chẳng qua là việc dối lừa thiên hạ, bộ răng vàng ấy đem bán đi không được chục bạc hay

sao? Mày không nghe ông mặc kệ mày, miễn sao mày đừng để cho vợ chồng anh cả

biết. Ông làm gì thì mặc xác ông! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rồi nó nguây nguẩy quay vào, để cho vợ một mình đứng đấy.

(Bộ răng vàng – Vũ Trọng Phụng)

Thằng chồng chẳng nói chẳng rằng, tát bốp vào má vợ một cái rồi đe:

- Mày muốn ở tù thì quang quác cái mồm lên, ông truyền đời cho mày không

cất cái này, lúc ông về thì đừng chết!

30

Một phần của tài liệu Khảo sát các phát ngôn hỏi đáp từ góc độ giới tính trên cứ liệu một số tác phẩm văn học trước Cách mạng (Trang 30)