7. Kết cấu của luận văn
2.2.2.2. Xưng hô mình – em/tôi, người ta
33
Cách xƣng hô mình – em/tôi xuất hiện trong 16 phát ngôn, trong đó vợ sử dụng trong 8 phát ngôn, chồng sử dụng trong 8 phát ngôn. Với ngƣời vợ, gọi mình xƣng em. Với ngƣời chồng, gọi mình xƣng tôi.
Lối xƣng hô này xuất hiện khi vợ chồng hòa hợp hoặc vợ là ngƣời nín nhịn chồng cho dù chồng có giận dữ, chửi mắng thế nào đi nữa.
- Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ? (Vợ hỏi, gọi chồng
là mình)
- À phải! Hôm nay mồng ba. Giá mình không hỏi tôi thì tôi quên. Tôi phải đi xuống phố. (Chồng trả lời, gọi vợ là mình và xƣng tôi)
(Đời thừa – Nam Cao) Xƣng hô mình – ngƣời ta:
Lối xƣng hô này xuất hiện trong 2 phát ngôn, trong đó vợ chiếm 1 và chồng chiếm 1. Cả hai trƣờng hợp đều xuất hiện trong hoàn cảnh vợ/chồng tức giận với ngƣời kia nhƣng vẫn xoa dịu để không gây xung đột.
- Hôm nọ thì còn mải đi chết đây, chết đó. Hôm nay lù lù vác xác về. Còn về làm
gì nữa? Cả nhà có một cái vé sợi nó nuốt mất trôi. (Vợ mắng chồng vì chồng đi mấy
ngày không về, đi với cô đầu trên tỉnh)
- Vé sợi nào? Người ta chửa biết đầu đuôi xuôi ngược ra thế nào thì đã làm sôi sì cả lên. (Chồng xƣng ngƣời ta, khi chƣa biết rõ đầu đuôi câu chuyện)
...- Thôi, mình ạ. Ta không có sợi thì đi dệt thuê cũng được. Chẳng được cơm thì được cháo...(Chồng gọi vợ bằng mình, an ủi vợ khi biết lỗi do mình gây ra)
(Những truyện không muốn viết – Nam Cao)
2.2.3. Vợ chồng thành thị
Với đối tƣợng giao tiếp này, có ba cách xƣng hô đƣợc sử dụng: Xƣng hô trống không, xƣng hô cậu/mợ - tôi, xƣng hô anh – em. Cả ba cách xƣng hô này đều đƣợc các cặp vợ chồng sử dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp rất đỗi bình thƣờng. Dù có chuyện gì xảy ra chăng nữa thì họ vẫn giữ đƣợc phép lịch sự trong giao tiếp.
34
Điều đặc biệt, duy nhất với cặp giao tiếp vợ chồng thành thị là sđã xuất hiện lối xƣng hô anh – em, không những thể hiện sự bình đẳng giữa vợ chồng mà còn thể hiện sự hiện đại trong giao tiếp của các cặp vợ chồng thành thị giai đoạn này.
Bảng 2.3 Cách xƣng hô Vợ Chồng Tổng Trống không 1 3 4 25% 75% 100% Cậu/mợ - tôi 3 1 4 75% 25% 100% Anh - em 2 3 5 40% 60% 100% Tổng 6 7 13 46% 54% 100%
2.2.3.1. Xưng hô trống không
Cách xƣng hô xuất hiện trong 4 phát ngôn, đƣợc cả vợ và chồng sử dụng, trong đó vợ sử dụng 1, chồng sử dụng 3. Lối xƣng hô này không tỏ thái độ gay gắt hay coi thƣờng đối phƣơng mà đơn giản là thể hiện sự bình đẳng trong giao tiếp giữa vợ và chồng.
Vợ chàng sung sướng hỏi:
- Có phải nó nhớn hơn hôm nọ nhiều không?
(Đứa con đầu lòng – Thạch Lam)