Vợ chồng thành thị

Một phần của tài liệu Khảo sát các phát ngôn hỏi đáp từ góc độ giới tính trên cứ liệu một số tác phẩm văn học trước Cách mạng (Trang 27)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Vợ chồng thành thị

Trong 4 truyện đƣợc khảo sát thì cả 4 truyện đều của tác giả Thạch Lam và có tới 3 truyện xoay quanh chủ đề về mối quan hệ của các thành viên trong gia đình (Bố với đứa con mới sinh, vợ chồng với mẹ già ở quê, vợ với bạn chồng) và 1 truyện đề cập đến vấn đề kinh tế và thủy chung vợ chồng khi gia đình túng thiếu, vợ phải giấu chồng bán thân lấy tiền, chồng đau xót ê chề khi vô tình phát hiện ra điều đó.

Có thể đối tƣợng giao tiếp ở đây thuộc tầng lớp xã hội khác, họ là dân thành thị, đặc biệt dƣới ngòi bút của tác giả Thạch Lam, họ xuất hiện cũng nhẹ nhàng hơn, thanh lịch hơn. Ít thấy ở họ những cuộc cãi vã mà chủ yếu là trò chuyện, tranh luận, họ sử dụng cả 3 lối xƣng hô: trống không, cậu/mợ - em, anh – em.

Sinh vơi lấy tay nàng kéo xuống bên mình, âu yếm hỏi: - Em đi đâu mà sớm thế?

- Em lại đằng bà Ba ở cuối phố vay tiền.

(Đói – Thạch Lam)

Chủ đề kinh tế không bị đặt ra quá nặng, chính vì thế các cuộc giao tiếp cũng dung hòa hơn. Ngƣời chồng sử dụng nhiều câu hỏi và chủ yếu là câu hỏi đích thực, thẳng thắn, chân thật và ngƣời vợ chủ yếu sử dụng cách trả lời gián tiếp, đặc biệt cách trả lời sang ý khác.

25

- Ai thế? Kể đi cho anh nghe. (Chồng hỏi vợ câu hỏi có từ hỏi “ai”)

Mai âu yếm nhìn chồng:

- Không, anh cứ ăn đi đã kia. Vừa ăn, em sẽ vừa nói chuyện... (Vợ trả lời lảng

tránh sang ý khác)

(Đói – Thạch Lam)

Một phần của tài liệu Khảo sát các phát ngôn hỏi đáp từ góc độ giới tính trên cứ liệu một số tác phẩm văn học trước Cách mạng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)