7. Kết cấu của luận văn
2.2. Xƣng hô trong các phát ngôn hỏi – đáp
Mỗi cặp vợ chồng thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau sẽ sử dụng những cách xƣng hô khác nhau trong giao tiếp nói chung và trong các phát ngôn hỏi đáp nói riêng. Cách xƣng hô trống không đƣợc sử dụng với cả 4 cặp vợ chồng, tuy nhiên ở mỗi cặp vợ chồng sẽ có mức độ sử dụng khác nhau ở vợ hoặc chồng. Cách xƣng hô trống không có thể diễn trong trƣờng hợp vợ chồng cãi vã và thiếu tôn trọng nhau, nhƣng cũng có thể là khi vợ chồng thể hiện sự bình đẳng, giản dị đến không cần khách sáo trong giao tiếp.
Ngoài ra, với mỗi cặp giao tiếp sẽ xuất hiện các cách xƣng hô khác nhau: xƣng hô mày – tao/ông, xƣng hô anh – em, xƣng hô mình – em/tôi/ngƣời ta, xƣng hô cậu/mợ - tôi, ông/bà – tôi, bố mày/thầy em/bu mày/ngƣời ta/bu em – tôi.
2.2.1. Vợ chồng lao động bình dân
Xuất hiện trong các cặp hỏi đáp ở đối tƣợng giao tiếp này phổ biến 3 cách xƣng hô: Xƣng hô trống không, xƣng hô mày – tao/ông, xƣng hô thân mật: Bố mày/thầy em/bu mày/ngƣời ta/bu em – tôi.
Trong 3 cách xƣng hô này, cách xƣng hô trống không đƣợc sử dụng nhiều hơn cả, trong đó ngƣời vợ chiếm ƣu thế. Nó có thể xuất hiện trong các cuộc cãi vã hoặc nó mộc mạc, giản dị đến không cần khách sáo nhƣ chính bản chất của những ngƣời lao động bình dân vậy. Xƣng hô mày – tao/ông xuất hiện trong các phát ngôn hỏi đáp của cả vợ và chồng nhƣng chồng sử dụng nhiều hơn hẳn. Nó thƣờng xuất hiện khi ngƣời phát ngôn tỏ ra nóng nảy lúc tranh luận, cãi vã. Tuy nhiên, trong cách xƣng hô tình cảm hơn, ngƣời chồng cũng là đối tƣợng sử dụng nhiều hơn ngƣời vợ. Điều đáng nói là cách xƣng hô tình cảm không phải xuất hiện trong những hoàn cảnh giao tiếp bình thƣờng mà thƣờng là hệ quả sau một quá trình giao tiếp, ngƣời vợ/chồng muốn hoặc đã đạt đƣợc mục đích nào đó của mình, từ đó mới thay đổi chiến lƣợc giao tiếp là chuyển đổi cách xƣng hô.
27 Bảng 2.1 Cách xƣng hô Vợ Chồng Tổng Trống không 19 11 30 63% 37% 100% Mày – tao 3 8 11 27% 73% 100% Thân mật 5 10 15 33% 67% 100% Tổng 27 29 56 48% 52% 100%