Giải pháp về định giá đất phục vụ tính toán giá trị bồi thƣờng, hỗ trợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 87)

3.3.1. Cho phép Tƣ vấn giá đất độc lập tham gia vào định giá đất.

Bổ sung cơ chế tham vấn các tổ chức tư vấn giá đất độc lập trong việc xây dựng giá đất, giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về giá đất; có cơ chế, chính sách để hình thành các tổ chức này. Khi người dân hay cơ quan Nhà nước không thỏa mãn với giá đất đưa ra, có thể thuê tổ chức tư vấn giá đất độc lập. Với tư cách độc lập trong việc định giá đất, tổ chức này sẽ tham vấn cho người dân và cơ quan Nhà nước giá đất ở đó bao nhiêu.

3.3.2. Quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện giá đất.

Để giải quyết triệt để vấn đề thường xuyên có khiếu nại về giá đất, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác THĐ, về trình tự, thủ tục thực hiện giá đất cần quy định cụ thể một số nội dung sau :

- Đối với việc định giá đất cụ thể cần giao cho một tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất chuyên nghiệp thực hiện. Tổ chức định giá đất này do Trung tâm Phát triển quỹ đất các cấp ký hợp đồng cung cấp dịch vụ và có trách nhiệm giải trình trước người dân có đất bị thu hồi và các CQNN có liên quan để bảo vệ các mức giá do mình đưa ra, chịu trách nhiệm với các đề xuất của mình. Các CQNN chỉ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình là thẩm định và quyết định phê duyệt. Trường hợp người dân có đất bị thu hồi không thỏa mãn với mức giá mà tổ chức định giá đất này (tổ chức 1) đề xuất thì có quyền thuê tổ chức định giá đất khác (tổ chức 2) xác định lại, hai tổ chức định giá đất này có trách nhiệm bảo vệ kết quả của

88

mình trước các CQNN có thẩm quyền, nếu kết quả là giống nhau hoặc kết quả cuối cùng là giá đất do tổ chức 2 đề xuất thì tổ chức 1 có trách nhiệm chi trả kinh phí tư vấn cho tổ chức 2 (người dân không mất tiền thuê tư vấn).

- Cần thực hiện một cách công khai, minh bạch việc tiếp thu ý kiến về giá đất và phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC. Ngoài việc niêm yết giá đất và phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC tại các khu dân cư nơi có đất bị thu hồi và tiếp nhận ý kiến bằng văn bản thì cần bổ sung thêm một số hình thức khác như tổ chức họp thảo luận, đối thoại giữa tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC và người dân có đất bị thu hồi; người dân có đất bị thu hồi có quyền thuê các văn phòng luật sư hoặc công ty luật cử luật sư đại diện cho mình trong các công việc có liên quan đến quá trình thực hiện THĐ, bồi thường, hỗ trợ và TĐC.

3.3.3. Thành lập Hiệp hội định giá đất.

Hiện nay đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, cần đưa vào dự thảo những quy định cho phép áp dụng việc định giá đất cá biệt theo hướng giao cho Hiệp hội định giá quy định về tiêu chuẩn định giá, phương pháp định giá. Đồng thời thành lập Hiệp hội định giá là đơn vị tư vấn độc lập, là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực đất đai, kinh tế, xã hội học.

3.3.4. Không sử dụng bảng giá đất để tính toán bồi thƣờng.

Quy định về cơ chế linh hoạt trong xác định giá đất; cần sửa đổi Luật Đất đai theo hướng tách chức năng tính thuế và chức năng xác định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thành hai giá riêng biệt . Theo đó, giá đất Nhà nước quy định chỉ áp dụng làm căn cứ tính các loại thuế, thu tiền SDĐ khi Nhà nước công nhận quyền SDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đang SDĐ và tính giá trị quyền SDĐ khi giao đất không thu tiền SDĐ. Còn khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất mới, bồi thường GPMB thì áp dụng theo giá thị trường, trên cơ sở đấu giá quyền SDĐ hoặc tính tương đương. Việc áp dụng giá thị trường để đền bù cho người bị THĐ sẽ hạn chế nhiều về khiếu kiện liên quan đến đất đai.

89

Tiếp tục hoàn thiện khung giá đất nông nghiệp, làm cơ sở cho việc định giá đất. Mức giá khi Nhà nước thu hồi và bồi thường về đất cho người sử dụng khi bị thu hồi, nhất là loại đất tốt khi bị thu hồi để xây dựng các cơ sở kinh doanh thì mức giá có thể cao hơn từ 3- 10 lần so với giá đất phi nông nghiệp khác. Điều này sẽ hạn chế việc THĐ trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

3.3.5. Đảm bảo hài hoà về lợi ích giữa Nhà nƣớc, ngƣời SDĐ và nhà đầu tƣ.

Cần sửa đổi một cách cơ bản Luật Đất đai hiện hành, khắc phục những vướng mắc giữa lý luận và thực tế về vấn đề sở hữu đất đai, giá đất, vấn đề thu hồi, đền bù thiệt hại về đất đai khi thực hiện các dự án đầu tư, sao cho có sự hài hoà về lợi ích giữa Nhà nước, người SDĐ và nhà đầu tư.

3.4. Giải pháp về chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động bị THĐ: lao động bị THĐ:

3.4.1. Đa dạng hóa biện pháp giải quyết việc làm.

Tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung, ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và hướng nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động mất đất nông nghiệp. Thể chế các khoản hỗ trợ đã được quy định cụ thể tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ. Kết hợp giải quyết việc làm theo cả ba hướng: Tận dụng khả năng sử dụng lao động trực tiếp cho dự án; khai thác các tiềm năng giải quyết việc làm liên quan do dự án tạo nên; đào tạo chuyển đổi nghề bằng tiền hỗ trợ của các dự án.

Trong các hướng này thì các dễ áp dụng nhất là tận dụng khả năng sử dụng lao động trực tiếp cho dự án, chí ít thì doanh nghiệp cũng có thể tiếp nhận một số lao động phổ thông tại địa phương và đặc biệt trong số các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để làm các công việc như lao công, tạp vụ. bảo vệ, lái xe… Ngoài ra cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải ưu tiên sử dụng các lao động đủ tiêu chuẩn về năng lực, trình độ, bằng cấp tại địa phương vào làm việc tại cơ quan mình.

90

3.4.2. Gắn trách nhiệm của Nhà nƣớc, Nhà đầu tƣ và các cơ sở đào tạo nghề vào việc đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp. nghề vào việc đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp.

Hướng xây dựng chính sách cơ bản nhất là phải có quy định cụ thể về việc gắn vai trò của nhà nước, trách nhiệm của các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề vào việc đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho các lao động bị THĐ. Đề xuất của tác giả cụ thể như sau:

+ Các chủ dự án khi được giao đất, cho thuê đất phải trích một phần kinh phí để nhà nước đầu tư xây mới hoặc đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề, các trung tâm tư vấn lao động và việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.

+ Các cơ sở đào tạo nghề, sau khi nhận được tiền từ các chủ dự án thì phải xây dựng các chương trình đào tạo theo hướng đa dạng ngành nghề, phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi trình độ để có thể đào tạo được tất cả các lao động có đất bị thu hồi. Các chương trình đào tạo phải có tính thực tiễn cao, tập trung vào đào tạo các nghề phổ thông, dễ xin việc, có khả năng làm việc độc lập...

+ Người lao động có đất bị thu hồi không được trực tiếp nhận tiền nhưng được quyền lựa chọn cơ sở đào tạo nghề, ngành nghề đào tạo phù hợp với bản thân mình. Trường hợp người lao động chứng minh được mình đã được đào tạo qua một nghề nghiệp nào đó thì có thể trực tiếp nhận tiền.

+ Nhà nước thì cần có cơ chế rõ ràng, minh bạch trong tất cả các khâu, đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát việc chuyển tiền, việc đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề. Ban hành các chính sách khuyến khích các đơn vị sử dụng các lao động bị THĐ, được đào tạo ngành nghề bài bản tại các cơ sở đào tạo nghề.

+ Cần có cơ chế phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng trong việc kiểm tra, giám sát việc đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, bố trí lao động vào làm việc tại các đơn vị được giao đất, cho thuê đất. Với trách nhiệm của mình, các tổ chức này cũng phải có nghĩa vụ tuyên truyền, vận động các thành viên của mình đồng thuận với chính sách đào tạo nghề của Nhà nước, tích cực tham gia học nghề để đảm bảo nguồn thu nhập ổn định sau khi bị THĐ.

91

+ Chính quyền cấp xã nơi có đất bị thu hồi trực tiếp thống nhất với chủ dự án về việc tiếp nhận các lao động phổ thông như lao công, tạp vụ, lái xe... của địa phương vào làm việc tại dự án.

+ Xây dựng cơ chế giải quyết việc làm cho các độ tuổi, cơ chế xây dựng các khu dịch vụ giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động không đủ điều kiện vào làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ như: giao đất dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi để tạo điều kiện cho lao động nông nghiệp khu vực nông thôn (nhất là đối tượng không đủ điều kiện vào làm việc tại các cơ sở sản xuất công nghiệp), đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người SDĐ; phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dân trong việc tự giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao thu nhập, đảm bảo ổn định đời sống trước mắt cũng như lâu dài.

3.4.3. Thành lập các quỹ hỗ trợ lao động.

Bên cạnh các quy định nêu trên, cần bổ sung quy định về việc thành lập quỹ trợ cấp thất nghiệp, quỹ giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất nông nghiệp. Một phần kinh phí để thành lập các quỹ này do các doanh nghiêp được hưởng lợi từ việc THĐ của người nông dân đóng góp.

3.4.4. Tạo cơ chế cho ngƣời dân góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất của mình khi thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh. của mình khi thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh.

Người dân góp cổ phần bằng chính quyền sử dụng đất của mình, từ đó họ như một cổ đông của doanh nghiệp, tạo kế sinh nhai lâu dài cho họ. Cách này đã được nhiều nơi như Công ty Cổ phần Lam Sơn (Thanh Hóa) áp dụng.

Giải pháp này cũng giúp người nông dân phát triển kinh, đổi mới cách tổ chức sản xuất nông nghiệp, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa.

Ngoài ra, việc hoàn thiện chính sách về trị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng là một giải pháp hay để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất.

92

3.5. Giải pháp về giải quyết khiếu nại, tố cáo

3.5.1. Quy định rõ trách nhiệm của các cấp, ngành, của từng cán bộ, công chức trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. công chức trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Để hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo và giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo đòi hỏi phải có những biện pháp cơ bản, đồng bộ, tiến hành đồng thời với cải cách hành chính, cải cách bộ máy nhà nước. Đồng thời với việc hoàn thiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, TĐC, phải hoàn thiện các qui định về trách nhiệm từng ngành, từng cấp, từng lĩnh vực, hoàn thiện qui định về chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là các Tổ chức Phát triển quỹ đất rõ ràng, minh bạch, hạn chế những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo.

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC có năng lực, có bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu giải quyết các khiếu nại, tố cáo của dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý kịp thời nghiêm minh cán bộ công chức có sai phạm.

3.5.2. Công khai, minh bạch các chính sách đất đai

Việc minh bạch các chính sách, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo điều kiện cho nhân dân có thể giám sát ngay từ ban đầu các hoạt động của việc thu hồi đất, hạn chế việc nhũng nhiễu, tiêu cực của một bộ phận cán bộ công chức mất phẩm chất từ đó chấm dứt được một nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo. Mặt khác minh bạch các chính sách góp phần phổ biến cho nhân dân hiểu đúng chính sách pháp luật từ đó dẫn đến không những không vi phạm luật pháp, mà còn ủng hộ đồng tình chính sách, nhanh chóng đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống.

3.5.3. Công khai hóa quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo

Các cấp, các ngành tập trung rà soát lại những vụ việc tồn đọng thuộc thẩm quyền, những vụ việc đã được xem xét, giải quyết nhưng còn khiếu nại thì kiểm tra lại, nếu giải quyết sai, chưa hợp lý thì phải điều chỉnh, sửa chữa theo nguyên tắc: bảo đảm đúng chính sách, pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng; nếu đã giải quyết đúng pháp

93

luật thì phải có biện pháp bảo đảm thực hiện quyết định giải quyết và thông báo rộng rãi cho các cơ quan, tổ chức liên quan biết, tranh thủ sự đồng tình của dư luận và quần chúng nhân dân nơi người khiếu nại cư trú để giải thích, động viên người khiếu nại chấp hành.

Đối với các khiếu nại, tố cáo đông người cần tổ chức họp dân để giải thích, trợ giúp người dân về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và các nội dung khác trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3.5.4. Tạo “đƣờng dây nóng” để tiếp nhận ý kiến có liên quan tới khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Hiện nay, Hải Phòng đang là điểm nóng về bồi thường, hỗ trợ, các khiếu nại, tố cáo tăng đột biến, vì vậy việc tạo “đường dây nóng” từ thành phố xuống đến xã, phường là việc làm cần được ưu tiên, xem xét hàng đầu trong các giải pháp. Về tổ chức, nên bố trí một đồng chí Phó chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo chung, cơ quan đầu mối là Thanh tra thành phố, các cấp, ngành có liên quan là thành viên. Điều này sẽ giúp thành phố giải quyết nhanh gọn hơn các khiếu nại tố cáo, tạo niềm tin của nhân dân đối với chính quyền, hạn chế khiếu nại, tố cáo vượt cấp.

Đối với những đoàn khiếu kiện đông người tại trụ sở của một số cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo cấp cao, thì chủ động tham mưu cho UBND thành phố phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm của Trung ương giải thích, thuyết phục họ trở về địa phương.

Tham mưu cho UBND thành phố xem xét kỹ lại quyết định giải quyết của mình, nếu chưa đúng thì giải quyết lại, nếu đã quyết định đúng thì trả lời cho người khiếu nại, tố cáo và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương, chấm dứt tình trạng tồn đọng, kéo dài trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3.5.5. Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội cấp phƣờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)