Đánh giá hệ thống pháp luật đất đai hiện hành về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 41)

thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và giải quyết khiếu nại

1.3.8.1. Ƣu điểm:

“Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường... Hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai từng bước được tăng cường; chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện; các quyền của người SDĐ được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm; thị trường bất động sản, trong đó có quyền SDĐ đã được hình thành và phát triển nhanh. Kết quả đó khẳng định các quan điểm chỉ đạo, định hướng chính sách, pháp luật về đất đai được xác định trong Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX cơ bản là đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [17].

Hệ thống pháp luật đất đai hiện hành đã có sự đổi mới toàn diện so với các quy định trước đó. Việc THĐ, bồi thường, hỗ trợ, TĐC và giải quyết khiếu nại được quy định đầy đủ hơn, cụ thể hơn, đồng bộ hơn, các công việc đều có quy trình thực hiện rõ ràng.

Ưu điểm lớn nhất của hệ thống này là việc quy định giá đất do Nhà nước quy định phải phù hợp với giá đất trên thị trường trong điều kiện bình thường, tức là hệ

42

thống tài chính đất đai mới được xác lập trên nguyên tắc “một giá đất”. Điều này đã giải quyết nhiều bất cập của tình trạng “hai giá đất” (giá đất theo Bảng giá đất của Nhà nước và giá đất thị trường) trong thời gian trước đó.

Việc THĐ theo quy định của pháp luật đất đai trước đó bị hạn chế lại, Nhà nước chỉ THĐ vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, và một số dự án đầu tư phát triển kinh tế quan trong như: đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; các dự án đầu tư có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); dự án có 100% vốn đầu tư nước ngoài đã được CQNN có thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; các dự án đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về khoáng sản; SDĐ để làm mặt bằng di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc theo quy hoạch mà không thể bố trí vào khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ công cộng bao gồm các công trình giao thông, điện lực, thuỷ lợi, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc, đường ống dẫn xăng dầu, đường ống dẫn khí, giáo dục, đào tạo, văn hoá, khoa học kỹ thuật, y tế, thể dục, thể thao, chợ.

Quy định cụ thể về việc tính toán bồi thường, hỗ trợ, điều kiện nơi TĐC phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ đối với các trường hợp THĐ.

Đã thiết lập một hệ thống trình tự, thủ tục trong việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước THĐ trên nguyên tắc cụ thể, công khai, minh bạch, có sự tham gia của các bên trong quá trình THĐ, đảm bảo lợi ích của người dân có đất bị thu hồi, nhà đầu tư và Nhà nước.

Hoàn chỉnh cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của dân về đất đai trên nguyên tắc nâng cao trách nhiệm của các cấp địa phương và chủ yếu chuyển sang hệ thống tòa án giải quyết.

Sự đổi mới của hệ thống pháp luật đất đai đã tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, số lượng dự án đầu tư và lượng vốn đầu tư tăng lên

43

đáng kể, nhất là đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, khi Luật Đất đai 2003 được Quốc Hội xem xét với nhiều quy định tạo thuận lợi về đất đai cho các nhà đầu tư, vốn đầu tư từ thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng lên rất nhanh; vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng tăng nhanh từ năm 2007, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2007/NĐ-CP mở rộng thêm quyền cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Sự tăng nhanh của các dự án đầu tư đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế giữa các khu vực phi nông nghiệp và nông nghiệp. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trước năm 1999, các khu vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có tổng sản phẩm tương đương nhau; từ năm 1999 quá trình đầu tư cho khu vực phi nông nghiệp tăng lên làm cho tổng sản phẩm của khu vực công nghiệp và dịch vẹ tương đương nhau và vượt rất xa khu vực nông nghiệp.

1.3.8.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân:

“Công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, nhất là trong quy hoạch SDĐ, định giá đất, bồi thường, GPMB, hỗ trợ và TĐC, các thủ tục hành chính về đất đai. Lợi ích của Nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng; nguồn lực về đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; việc SDĐ nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn lớn; thị trường bất động sản phát triển không ổn định, thiếu lành mạnh, giao dịch "ngầm" còn khá phổ biến; tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp” [17].

Tình trạng khiếu kiện của dân tăng cao, chiếm 70% tổng số khiếu kiện của dân, trong đó khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ và TĐC chiếm 70% tổng số khiếu kiện về đất đai. Theo số liệu của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong giai đoạn từ 2003 tới 2006 riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được 30.822 lượt đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Tình trạng này có nguyên nhân trực tiếp là việc bồi thường về đất và giải quyết TĐC chưa thỏa đáng. Sự chưa thỏa đáng này lại do 2 nguyên nhân chính, một là quy định của pháp luật hiện hành có nhiều điểm

44

chưa hợp lý, chưa phù hợp với thực tế cuộc sống; hai là nhiều quy định của pháp luật chưa được các CQNN ở địa phương thực hiện đầy đủ.

Hình 1.4: Biểu đồ số lƣợng đơn thƣ tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai gửi tới Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2003 2004 2005 2006

Các văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên thay đổi, cụ thể như Luật Đất đai từ năm 1988 đến nay sửa đổi, bổ sung, thay thế 05 lần (Luật Đất đai năm 1988; Luật Đất đai 1993, sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001; Luật Đất đai năm 2003) kéo theo sự thay đổi của hàng loạt Nghị định, Thông tư, và cuối cùng là chính sách bồi thường, hỗ trợ của Hải Phòng thay đổi đến 9 lần.

Theo quy định có bốn phương pháp để xác định giá đất là phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp thu nhập, phương pháp chiết trừ và phương pháp thặng dư. Tuy nhiên các phương pháp này rất khó áp dụng trong thực tế vì các lý do khác nhau (ví dụ như trình độ chuyên môn của người định giá đất, kinh phí ngân sách…), chỉ duy có phương pháp so sánh là thường được áp dụng trong thực tế. Luật yêu cầu áp dụng giá thị trường để bồi thường, nhưng quy định về thủ tục thực hiện định giá thị trường lại rất chung chung, nặng tính hành chính. Do đó, thực tế vẫn tồn tại hai

45

giá đất, khi có những ý kiến bất đồng về giá đất giữa nhà nước và người dân có đất bị thu hồi thì không có cơ chế giải quyết thỏa đáng cho cả hai bên, các kiến nghị về giá đất thường là những tranh chấp kéo dài.

Việc quy định giá đất có hiệu lực trong thời hạn 1 năm cũng là một bất cập vì thời gian quá ngắn, khiến cho các dự án phải thực hiện việc GPMB kéo dài trên một năm thường phải chịu áp lực không nhỏ khi chưa thực hiện GPMB xong thì giá bồi thường đã tăng lên hoặc giảm xuống, khiến cho người dân nhận tiền trước và sau trong cùng một dự án hưởng hai chế độ khác nhau, thường là các CQNN và chủ đầu tư phải giải bài toán này bằng cách cân bằng mức bồi thường, hỗ trợ của tất cả người dân. Mặc dù thời gian có hiệu lực ngắn, nhưng quy định này chưa đảm bảo quy định “một giá” trường trong trường hợp có biến động bất thường về giá đất.

Hiện nay công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC chủ yếu là do tổ chức phát triển quỹ đất các cấp thực hiện (ở Hải Phòng có Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp thành phố và các Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện) nhưng không xác định rõ hình thức hoạt động của Tổ chức Phát triển quỹ đất, đó là một tổ chức dịch vụ công hay doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tổ chức này rất cần nguồn tài chính để hoạt động nhưng không thể vay từ ngân hang đầu tư hay thương mại.

“Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là: Đất đai có nguồn gốc rất đa dạng; chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ; chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành về đất đai còn một số nội dung chưa đủ rõ, chưa phù hợp; việc thể chế hoá còn chậm, chưa thật đồng bộ. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách, pháp luật có liên quan chưa nghiêm. Công tác tuyên truyền, giáo dục và quán triệt các chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai còn kém hiệu quả; việc thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý đất đai chưa tốt. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi sai phạm chưa nghiêm. Hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn thấp. Tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ về quản lý đất đai và các cơ

46

quan liên quan còn nhiều bất cập, hạn chế; một bộ phận còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng” [17].

47

CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)