Tình hình cơ bản phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 48)

49

Trong thời gian 10 năm từ năm 2000 đến năm 2010, kinh tế Hải Phòng đã đạt nhiều kết quả đáng kể. Tốc độ tăng trường kinh tế đã tăng bình quân 11,3%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng sản phẩm của thành phố giảm từ 16,56% xuống 10%; tỷ trọng ngành công nghiêp, xây dựng, dịch vụ du lịch tăng tương ứng từ 35,46% và 36,97% lên 47,57% và 53%. Đời sống nhân dân được nâng cao, GDP bình quân đầu người tăng từ 438,1USD/người lên 1,621,8USD/người. Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đảm bảo an ninh lương thực. Hải Phòng phát triển nhanh các mô hình trang trại và vùng sản xuất tập trung chuyên canh, đồng thời quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao góp phần nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Kinh tế thủy sản phát triển mạnh trên cả hai lĩnh vực nuôi trồng và khai thác. Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống nhân dân. Tăng cường phát triển các khu đô thị mới, cải tạo nâng cấp đô thị cũ, đầu tư nâng cấp khá đồng bộ các công trình cấp, thoát nước, điện, thông tin liên lạc, cây xanh…Công tác bảo vệ môi trường đã được quan tâm nhiều hơn, bước đầu hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm. Chú trọng việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, lập khu dự trữ sinh quyển quốc tế Cát Bà. Tuy nhiên chất lượng phát triển kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh của Hải Phòng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nền kinh tế thành phố còn thiếu những ngành có giá trị tăng cao, có khả năng chịu đựng những cú sốc kinh tế từ bên ngoài. Tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch biển, tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chưa được khai thác hết. Cơ cấu thành phần kinh tế cũng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của thành phố. Cơ cấu đầu tư chưa hướng mạnh vào chiều sâu, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiếu đồng bộ. Do đó yêu cầu về đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đưa thành phố Hải Phòng phát triển ở tầm cao hơn trở thành yêu cầu cấp bách.

2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kinh tế Hải Phòng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp và dịch vụ tăng, nông - lâm - thuỷ sản giảm. Trong đó tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ

50

sản giảm từ 13,7% năm 2003 xuống còn 9% năm 2010. Công nghiệp - xây dựng từ 42,2% năm 2003 lên 44% năm 2009 và giảm xuống 37% do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Dịch vụ tăng từ 44,3% năm 2009 lên 54% năm 2010.

Bảng 2.1: Cơ cấu GDP thành phố Hải Phòng phân theo nhóm ngành kinh tế

(Theo giá thực tế) Đơn vị tính: %

Năm 2003 2004 2005 2006 2010

GDP 100 100 100 100 100

Nông - lâm -Thuỷ sản 13,7 13,5 13,4 12,1 9,00

Công nghiêp – Xây dựng 42,2 42,3 36,9 43,6 37,00

Dịch vụ 44,1 44,2 49,7 44,3 54,00

Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)