Về việc công khai, minh bạch trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 65)

thành phố Hải Phòng

2.3.1. Về việc công khai, minh bạch trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ định cƣ

2.3.1.1. Các nội dung cần công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về đất đai

Pháp luật về đất đai hiện hành đã thể hiện tương đối rõ nét tính công khai, minh bạch qua việc quy định cụ thể những trường hợp Nhà nước THĐ, trên cơ sở đó đưa ra các chính sách bồi thường khác nhau đối với các trường hợp THĐ. Quy định cụ thể về việc thông báo THĐ, nguyên tắc THĐ, việc quản lý quỹ đất thu hồi, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Ngoài ra, pháp luật hiện hành về đất đai yêu cầu một số nội dung cụ thể cần công khai, minh bạch như sau:

- Công bố quy hoạch, kế hoạch SDĐ (Điều 28 Luật Đất đai, Điều 27 Nghị định 181/2004/NĐ-CP)

Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch, kế hoạch SDĐ của địa phương đã được xét duyệt tại trụ sở cơ quan mình trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch SDĐ; công bố trên mạng thông tin quản lý nhà nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trích đăng trên báo của địa phương.

UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch SDĐ chi tiết, kế hoạch SDĐ chi tiết và các dự án, công trình đầu tư đã được xét duyệt tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch SDĐ.

Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch SDĐ chi tiết, kế hoạch SDĐ chi tiết đã được xét duyệt tại trụ sở Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh

66

tế trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch SDĐ; công bố trên trang thông tin điện tử của khu công nghệ cao, khu kinh tế và trích đăng trên một báo ngành và một báo địa phương nơi có quy hoạch đó.

- Thông báo THĐ (khoản 2 Điều 39 Luật Đất đai, khoản 2 Điều 29 Nghị định

69/2009/NĐ-CP ngày 12/8/2009 của Chính phủ)

Trước khi THĐ, chậm nhất là chín mươi ngày đối với đất nông nghiệp và một trăm tám mươi ngày đối với đất phi nông nghiệp, CQNN có thẩm quyền phải thông báo THĐ cho người bị THĐ biết.

Trách nhiệm thông báo thuộc UBND cấp tỉnh thông báo THĐ hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện thông báo THĐ. Nội dung thông báo gồm: lý do THĐ, doanh thu và vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt và dự kiến về kế hoạch di chuyển. Việc thông báo được thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất thu hồi.

- Phổ biến kế hoạch khảo sát, đo đạc

Tại điểm c khoản 3 Điều 29 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định “Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư phổ biến kế hoạch khảo sát, đo đạc cho người SDĐ trong khu vực dự án và yêu cầu người SDĐ tạo điều kiện để chủ đầu tư thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất để lập dự án đầu tư”.

- Niêm yết phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC (khoản 2 Điều 30 Nghị định

69/2009/NĐ-CP)

Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC tại trụ sở UBND cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị THĐ và những người có liên quan tham gia ý kiến.Việc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc

67

cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi. Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là hai mươi (20) ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết.

- Công bố công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC được duyệt (điểm

c khoản 2 Điều 31 nghị định 69/2009/NĐ-CP)

Trong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và TĐC cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất TĐC (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB.

- Công bố, niêm yết phương án bố trí TĐC (khoản 1 Điều 34 Nghị định 197/2004/NĐ-CP)

Cơ quan (tổ chức) được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao trách nhiệm bố trí TĐC phải thông báo cho từng hộ gia đình bị THĐ, phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí TĐC và niêm yết công khai phương án này tại trụ sở của đơn vị, tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi và tại nơi TĐC trong thời gian 20 ngày trước khi CQNN có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí TĐC; nội dung thông báo gồm: Địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà TĐC, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà TĐC; Dự kiến bố trí các hộ vào TĐC.

2.3.1.2. Quy định của Hải Phòng

Trong các văn bản chính sách của thành phố Hải Phòng, về cơ bản đã cụ thể hóa các nội dung của pháp luật đất đai như nguyên tắc THĐ, các chế độ bồi thường, hỗ trợ, TĐC cụ thể theo đặc thù của thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, đối với các nội dung cụ thể cần công khai, minh bạch thì mới chỉ đề cập đến Thông báo THĐ (khoản 3 Điều 3 Quyết định 1609/2010/QĐ-UBND) và cũng chỉ là viện dẫn điều khoản thực hiện theo quy định của Trung ương. Còn các nội dung cần công khai

68

minh bạch khác như công bố quy hoạch, kế hoạch SDĐ, phổ biến kế hoạch khảo sát, công bố, niêm yết phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC không được đề cập đến trong hệ thống chính sách.

2.3.1.3. Thực tế thực hiện tại Hải Phòng

* Ưu điểm:

Việc thực thi các quy định về bồi thường, GPMB dưới khía cạnh công khai, minh bạch trong thời gian qua cho thấy những ưu điểm nổi bật cơ bản sau đây:

Thành ủy, UBND thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật đất đai nói chung và các quy định về bồi thường, hỗ trợ nói riêng. Thành phố thành lập Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật do lãnh đạo UBND thành phố làm Chủ tịch Hội đồng, ngành tư pháp đóng vai trò cơ quan thường trực. Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật đã chỉ đạo, điều phối các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật đất đai.

Trước khi thực hiện việc THĐ, các địa phương đều triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân hiểu và chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về THĐ. Điều này đã góp phần nâng cao sự đồng thuận của người dân với quyết định THĐ của Nhà nước.

Việc thông báo THĐ được thực hiện tương đối tốt tại Hải Phòng. Trung tâm Phát triển quỹ đất được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC là đơn vị chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho lãnh đạo UBND cấp huyện họp công bố Thông báo THĐ tới các tổ chức và cá nhân có liên quan; thực hiện việc công khai, niêm yết các hồ sơ liên quan tại trụ sở UBND cấp xã.

Các trường hợp THĐ đều công khai phương án tổng thể về bồi thường tại trụ sở UBND cấp xã hoặc trên các phương tiện truyền thông để mọi người dân được biết. Hơn nữa, chính quyền cấp cơ sở còn tổ chức nhiều cuộc họp, đối thoại với người dân nhằm tạo điều kiện để họ được bàn bạc, góp ý về phương án bồi thường cũng như lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người bị THĐ. Trên cơ sở đó, CQNN có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh, sửa đổi phương án bồi thường cho phù hợp.

69

Tính minh bạch còn được thể ở hiện ở việc đại diện của những người bị THĐ tham gia vào Hội đồng bồi thường, GPMB nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người SDĐ khi Nhà nước THĐ. Ở hầu hết các địa phương, quy trình, thủ tục THĐ, bồi thường, GPMB được công bố công khai để mọi người dân biết và giám sát thực hiện.

Hầu hết mọi tranh chấp, khiếu kiện của người dân liên quan đến việc bồi thường, GPMB đều được các CQNN có thẩm quyền tiếp nhận, giải thích và xử lý kịp thời. Các nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, dân chủ và đúng pháp luật được các CQNN có thẩm quyền tuân thủ nên đã tạo ra sự đồng thuận tương đối cao của người dân.

Các địa phương còn chú trọng thực hiện những chính sách hỗ trợ, TĐC cho người bị THĐ ở, người bị mất đất sản xuất nhằm giúp họ nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất. Hơn nữa, thông qua việc thi hành pháp luật về bồi thường, GPMB, các cơ quan thực thi đã phát hiện và kiến nghị Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định bất hợp lý, mâu thuẫn, chồng chéo nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch của lĩnh vực pháp luật này.

Việc công bố, công khai, niêm yết phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng trình tự, thủ tục. Tất cả các dự án đều tổ chức họp công bố phương án bồi thường tại trụ sở UBND cấp xã. Phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC được phát tận tay người có đất bị thu hồi, đồng thời được niêm yết tại các địa điểm theo quy định.

* Các tồn tại, hạn chế

Về việc công bố quy hoạch, kế hoạch SDĐ, theo quy định thì Sở Tài nguyên

và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp xã, Ban Quản lý khu kinh tế có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch, kế hoạch SDĐ của địa phương đã được xét duyệt tại trụ sở cơ quan mình trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch SDĐ; công bố trên mạng thông tin quản lý nhà nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trích đăng trên báo của địa phương. Tuy nhiên quy định này chưa được thực hiện tốt tại Hải Phòng. Đối với quy hoạch, kế hoạch

70

SDĐ cấp thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp công bố, thành phần tham dự họp bao gồm các Sở, Ngành và UBND các quận, huyện. Các bản vẽ có được treo tại hội trường của Sở, nhưng cũng chỉ trong một thời gian thì cất đi, không có tổ chức, cá nhân nào đến xem xét, tham khảo. Các thông tin này chưa được đăng tải trên mạng thông tin quản lý nhà nước của thành phố. Các phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND các xã thì hầu như không tổ chức công bố, niêm yết quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Ban Quản lý khu kinh tế thì thực hiện việc công khai bằng cách dựng các pano về quy hoạch chi tiết ở trụ sở cơ quan.

Việc công bố các quy hoạch chi tiết tại Hải Phòng do Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch chủ trì, mời các Sở, ngành và các địa phương có liên quan đến trụ sở UBND cấp huyện nơi có đất quy hoạch để họp công bố và bàn giao cho các đơn vị liên quan. Các bản vẽ quy hoạch chi tiết được treo tại Hội trường UBND cấp huyện một thời gian ngắn rồi gỡ xuống.

Còn nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật, xin giao đất, thuê đất nhưng khi GPMB xong không triển khai dự án, để đất trống nhằm chuyển nhượng kiếm lời, chuyển đổi mục đích sử dụng theo hướng có lợi hơn. Ví dụ dự án xây dựng khu đô thị mới Olympia tại phường Hải Thành, quận Dương Kinh và nhiều dự án khác còn đang để đất trống.

Còn nhiều cán bộ, công chức được Nhà nước giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, TĐC, một số cán bộ của Trung tâm Phát triển quỹ đất quen với cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, không thực sự dân chủ khi thực thi chức trách làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch.

Còn tồn tại tình trạng UBND thành phố ra quyết định THĐ ở trong khi chưa thực hiện việc xây dựng khu TĐC. Điều này làm mất tính dân chủ, gây khó khăn về đời sống cho người dân bị THĐ. Chất lượng của các khu đất ở, nhà ở TĐC còn kém, chưa đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chưa bảo đảm nguyên tắc “nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” mà Luật Đất đai 2003 đã quy định. Thực trạng các khu tái định cư tại xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên là một minh chứng.

71

Trong một số trường hợp THĐ nông nghiệp, mới chỉ thực hiện việc bồi thường về đất và bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi mà dường như chưa chú trọng đến việc hỗ trợ, đào tạo, chuyển đổi nghề cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, bị mất đất sản xuất. Điều này khiến sự đồng thuận của người dân đối với việc Nhà nước THĐ không cao. Cụ thể như các dự án thu hồi đất của các Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy, Đồ Sơn, Đình Vũ chưa quan tâm đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho công nhân lao động bị thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản.

Vẫn tồn tại một số trường hợp THĐ với lý do chưa chính đáng vi phạm nguyên tắc công bằng, bình đẳng, đúng pháp luật và còn tồn tại tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực, cảm tính chủ quan hoặc định kiến ở một bộ phận cán bộ thực thi nhiệm vụ giải quyết bồi thường. Còn nhiều trường hợp ban hành quyết định thu hồi đất từ những năm 2003 nhưng đến nay mới triển khai thực hiện, không minh bạch trong việc thu hồi đất. Ví dụ: Vụ thu hồi đất đầm nuôi trồng thủy sản tại Tiên Lãng, vụ thu hồi đất cho Công ty TNHH Phú Cường thuê tại Phù Liễn, Kiến An. Một vài dự án xây dựng khu dân cư tại phường Đằng Lâm, Đằng Hải, quận Hải An.

Phổ biến kế hoạch khảo sát, đo đạc, theo quy định, Chủ tịch UBND cấp xã

có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư phổ biến kế hoạch khảo sát, đo đạc cho người SDĐ trong khu vực dự án và yêu cầu người SDĐ tạo điều kiện để chủ đầu tư thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất để lập dự án đầu tư. Tuy nhiên, đa số các dự án đã triển khai, các tổ khảo sát, đo đạc đều tiến hành việc công việc mà không triển khai việc phổ biến kế hoạch, các cán bộ khảo sát đều thực hiện bằng cách tự đo đạc (đối với đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng…) nhờ các nhà dân cho vào khảo sát (đối với đất ở). Việc phổ biến kế hoạch khảo sát, đo đạc chỉ thực hiện đối với các dự án thu hồi trên diện rộng (trên phạm vi cả một hoặc nhiều xã), các khu vực nhạy cảm, đang có các tranh chấp về đất đai, các khu vực người dân không tự hợp tác với tổ khảo sát.

Có một thực tế diễn ra ở hầu hết các dự án là khi họp công bố Thông báo THĐ đến các tổ chức, cá nhân có liên quan thì người dân không quan tâm đến nội dung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)