4.9.2.1.1. Can sau khi sơn logo và chữ để khô đạt yêu cầu cần
được chuyển qua khâu tráng can (tráng 2 lần bằng máy). Trước khi tráng, phải chắt nước và kiểm tra can.
4.9.2.1.2. Đầu ca phải vệ sinh sạch sẽ thùng chứa dầu, bơm
tráng, máy chắt dầu.
4.9.2.1.3. Cho dầu vào mỗi máy 50 kg/ máy.
4.9.2.1.4. Trên 2 vòi tráng dầu đặt 2 can vào và mở trước van
của vòi 1, mở cầu dao điện cho máy hoạt động, phủ đều dầu vào can khoảng 5 ÷ 7 giây. Mở van vòi 2, khóa van vòi 1, dầu được chuyển qua vòi thứ 2 để tráng can thứ 2, cứ như vậy công việc được tiến hành liên tục.
4.9.2.1.5. Lúc nghỉ giải lao, nhớ để 2 can vào 2 vòi tráng, tắt cầu dao điện và khóa van vòi phun (tránh dầu văng lên phân xưởng lúc thao tác).
4.9.2.1.6. Dầu tráng lần 1 khoảng 700 ÷ 800 can, nhân viên KCS
kiểm tra khả năng cho phép sử dụng lại của dầu tráng, nếu chất lượng dầu tráng xấu vượt quá mức cho phép thì thay dầu mới.
4.9.2.1.7. Dầu chắt tráng lần 1 được quay về bồn chứa dầu tráng
lần 1.
4.9.2.1.8. Can sau tráng lần 1 di chuyển trên giàn chắt để chắt
dầu tráng còn trong can. Không đẩy can quá nhanh để dầu trong can được chắt kiệt dầu.
4.9.2.1.9. Can sau tráng lần 1 được đưa qua tráng lần 2 (thao tác tương tự lần 1).
4.9.2.1.10. Công nhân đoạn cuối của dây chuyền tráng can dùng
tay nghiêng can để chắt tiếp số dầu còn lại. Khi chắt dầu, can phải được xếp đầy trên giàn mới được lấy can xuống, cái trước lần lượt thay thế cái
CHƯƠNG 4 – TINH LUYỆN DẦU VAØ ĐÓNG BAO BÌ
sau. Không được lấy can quá nhanh hoặc quá chậm gây ảnh hưởng đến lượng dầu còn lại trong can và ùn tắc công việc.
4.9.2.1.11. Dán phiếu kiểm tra lên can đã chắt dầu để phân biệt
loại can chứa. Xếp can lên xe, di chuyển đến nơi đóng dầu.
4.9.2.1.12. Dầu chắt sau tráng lần 2 được đưa về bồn dầu tráng
lần 2. Nhân viên KCS kiểm tra nếu dầu còn sử dụng được sẽ đưa vào tráng lần 1 cho đợt sau. Đối với dầu tráng can xả mỗi ngày: loại dầu nào cho vào phuy chứa nó (dầu dừa, dầu olein, dầu mè…).
4.9.2.1.13. Quy định sử dụng dầu tráng can (vuông, dẹp)
Lượng dầu nhận / 1 can: 200g.
Lượng dầu còn trên / 1 can: tối đa 90g. 4.9.2.2. Tráng phuy
4.9.2.2.1. Đối với phuy cũ chứa dầu đặc
Phuy chứa bơ: tráng 1 lần bằng dầu nóng (tráng máy). Tráng lần 2 bằng dầu nguội cho sạch, xoay nghiêng phuy để chắt hết dầu cũ.
Phuy dầu mè nội địa: tráng 1 lần, lượng dầu
lấy 0.7 kg/ phuy.
Phuy cũ chứa dầu: dầu mè tinh luyện, dầu
olein tinh luyện: tráng máy.
4.9.2.2.2. Phuy mới:
Lượng dầu lấy: tối đa 2 kg/ phuy, dầu còn
trong phuy: tối đa 0.6 ÷ 0.8 kg / phuy.
Dầu tráng lần 1: khoảng 100 phuy phải xả ra
để tinh luyện lại.
Dầu tráng lần 2: khoảng 100 phuy chuyển sang để tráng lần 1, tráng lần 2 đổi dầu mới.
CHƯƠNG 4 – TINH LUYỆN DẦU VAØ ĐÓNG BAO BÌ
4.10.1.Trung hòa
4.10.1.1. Máy ly tâm 4291 tách không ra bã: hồi lưu về bồn
4270 đồng thời tăng thêm lượng xút sử dụng.
4.10.1.2. Dầu sau rửa nước (máy ly tâm 4293):
4.10.1.2.1. Lẫn nhiều xà phòng, nhiều nước: hồi lưu về bồn 4270. 4.10.1.2.2. Dầu bị nhũ: hồi lưu về bồn 4270 và phá nhũ.
4.10.1.2.3. Dầu ở bồn 4284 bị nhũ: phá nhũ tại bồn bằng acid
phosphoric.
4.10.2.Tẩy màu
4.10.2.1. Sau lọc đất / than (4112.1/2) nếu dầu không trong: hồi lưu trên bộ lọc. lưu trên bộ lọc.
4.10.2.2. Sau lọc an toàn (4120.1/2) nếu màu không đạt, hồi lưu
về bồn 4100 và điều chỉnh lượng than / đất sử dụng.
4.10.2.3. Dầu bị nhũ tại bồn 4100: phá nhũ bằng acid phosphoric
tại bồn.
4.10.3.Khử mùi
4.10.3.1. Dầu sau khử mùi không đạt (FFA, màu, mùi, PoV): hồi
lưu về bồn 4800 hoặc 4807.
4.10.3.2. Nếu hồi lưu không đạt (FFA, màu…): trả về bồn dầu
thô 4270 để xử lý lại.
4.10.4.Lọc nguội
Dầu sau lọc nguội được kiểm tra về độ trong của dầu, nếu dầu còn mờ, không được trong sáng thì phải lọc hồi lưu lại, cho đến đạt yêu cầu.
4.10.5.Tại ngành Bao bì thành phẩm
4.10.5.1. Dây chuyền đóng dầu chai:
4.10.5.1.1. Nhận chai từ kho : chai từ kho chuyển qua dán nhãn
phải sạch không có bụi bám bên ngoài bao nhựa. Nếu có bụi trả về kho để xử lý lại.
CHƯƠNG 4 – TINH LUYỆN DẦU VAØ ĐÓNG BAO BÌ
4.10.5.1.2. Dán nhãn: trong quá trình dán nhãn, công nhân phát
hiện loại bỏ ghi nhận và báo thủ kho ký nhận lại những chai, nhãn bị lỗi. 4.10.5.1.3. Rót dầu vào chai:
Trong quá trình rót dầu nếu phát hiện dầu có tạp chất, bụi báo ngay với tổ trưởng sản xuất dầu chai để xem xét và có biện pháp xử lý. Nếu không khắc phục được tổ trưởng báo với trưởng ngành để có biện pháp xử lý.
Nếu chai bị chảy phải loại ra, báo tổ trưởng ghi nhận vào sổ, cuối ca trả lại cho kho.
4.10.5.1.4. Đóng nút: Nút phải vừa với miệng chai, loại bỏ những nút hẹp hoặc rộng và báo ngay với thủ kho để ghi nhận vào rổ.
4.10.5.1.5. Sấy màng co: màng co phải ôm từ cổ chai đến nắp
chai, không được nhăn, rách.
Màng co quá nhăn: điều chỉnh lại nhiệt độ
máy sấy màng co cho đạt yêu cầu.
Màng co rách: tháo bỏ, thay màng co mới.
4.10.5.1.6. Đóng gói vào thùng giấy:
Nhãn ướt phải gỡ bỏ nhãn cũ và dán lại nhãn
mới.
Nếu chai bị dính dầu: dùng khăn lau khô.
Chai có tạp chất: loại ra, khui ra đổ lại can dùng để tráng can. Nút khui ra phải vặn nắp để riêng, nút được nhập trả về kho và ghi nhận số lượng.
4.10.5.2. Đóng dầu xá:
4.10.5.2.1. Can trước khi vào tráng dầu phải được chắt sạch nước. Loại bỏ can dơ, có mùi lạ và trả về bộ phận rửa can.
CHƯƠNG 4 – TINH LUYỆN DẦU VAØ ĐÓNG BAO BÌ
4.10.5.2.2. Can sau tráng lần 1, 2 được chắt trên giàn. Lượng dầu còn lại trong can tối đa 90g/can.
4.10.5.2.3. Trong quá trình đóng dầu, nếu phát hiện can chảy phải loại bỏ.
4.10.5.3. Đóng dầu phuy:
4.10.5.3.1. Phuy mới dùng cho xuất khẩu: tráng 2 lần (tráng máy). Lượng dầu còn lại trong phuy: tối đa 0.8 kg/ phuy. Nếu nhiều hơn phải chắt lại.
4.10.5.3.2. Tráng phuy: phuy đựng dầu olêin, dầu mè phải tráng
bằng máy. Phuy đựng dầu nành, dầu dừa: tráng bằng tay (riêng dầu dừa phải bằng tay 2 lần). Lượng dầu còn trong phuy: tối đa 0.5 kg/phuy.
4.10.5.3.3. Trước khi tráng phải kiểm tra phuy: nếu trong phuy có nước, phải tráng bằng dầu nóng trước. Nếu phát hiện phuy rỉ sét thì loại bỏ.
4.10.5.3.4. Trong quá trình rót dầu, nếu phát hiện phuy bị chảy, cho hàn trước khi nhập kho.
CHƯƠNG 5 – SẢN XUẤT SHORTENING
CHƯƠNG 5. SẢN XUẤT SHORTENING
5.1. YÊU CẦU VAØ TÍNH CHẤT
Có tính dẻo, màu trắng đục, xốp, bề mặt bóng, liền, không bị nứt, nhiệt độ nóng chảy cao 40 ÷ 53oC. Ở dạng nóng chảy, shortening trong suốt, màu vàng nhạt, không mùi, vị đặc trưng của nguyên liệu ban đầu. Các chỉ số PoV, AV, tạp chất tương tự như dầu lỏng.
5.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT SHORTENING
5.2.1. Sơ đồ quy trình sản xuất shortening
Hình 5-18: Sơ đồ 2 quy trình sản xuất shortening
CHƯƠNG 5 – SẢN XUẤT SHORTENING
Nguyên liệu dùng để sản xuất shortening chủ yếu là dầu palm stearine (đã tinh luyện).
Bơm dầu vào bồn khuấy trộn với tỷ lệ ấn định. Cho cánh khuấy hoạt động. Gia nhiệt dầu ở 55 ÷ 60o
C tùy theo loại dầu có điểm nóng chảy cao hay thấp. Cho chất chống oxi hóa với tỷ lệ 0.2% so với dầu.
Khởi động các máy bơm, máy trộn, máy lạnh. Từ bồn khuấy trộn, dầu được bơm qua bộ lọc trước khi đưa đến máy trộn lạnh. Tại đây, dầu bị lấy nhiệt và giảm nhiệt độ xuống từ từ (25 ÷ 30oC), tiếp tục cho qua thiết bị nhồi nhuyễn để hỗn hợp có độ đồng nhất cao.
Khi thấy shortening đạt trạng thái cảm quan theo yêu cầu thì mở van cho shortening vào bao bì.
5.2.3. Hướng dẫn thao tác khâu sản xuất shortening (quy trình B)
5.2.3.1. Chuẩn bị
5.2.3.1.1. Kiểm tra:
Điện thế: 220 V
Áp lực hơi gia nhiệt: 4 kg/ cm2.
Áp lực nước khoảng 2 kg/ cm2.
5.2.3.1.2. Kiểm soát nguyên liệu chứa ở các bồn V701, V702.
5.2.3.1.3. Kiểm soát vệ sinh các bồn khuấy trộn V703, V704.
5.2.3.1.4. Kiểm soát số lượng và vệ sinh bao bì để vô shortening.
5.2.3.1.5. Kiểm soát bộ lọc dầu FL 702b về mặt vệ sinh và kiểm
tra lưới có đạt yêu cầu không.
5.2.3.1.6. Kiểm tra và cho các máy trộn VT701, VT702, VT703
hoạt động không tải và tắt máy nếu không hoạt động tốt.
5.2.3.1.7. Kiểm soát và chỉnh các cân.
5.2.3.2. Hoạt động
5.2.3.2.1. Bơm 1000 lít dầu từ V701 hoặc V702 vào bồn khuấy
CHƯƠNG 5 – SẢN XUẤT SHORTENING
gia nhiệt dầu, duy trì nhiệt độ 55 ÷ 60oCtùy theo loại dầu có nhiệt độ nóng chảy cao hay thấp. Nếu 1 trong 2 bồn V703 hoặc V704 đang được sử dụng thì bồn còn lại phải ở trong trạng thái chuẩn bị.
5.2.3.2.2. Cho các bơm và máy trộn sau đây lần lượt hoạt động
theo thứ tự: P708, VT703, VT702, VT701 và bơm P707b.
5.2.3.2.3. Mở van xả nước vào các bộ ngưng tụ RF701a, b của hệ
thống máy lạnh, sau đó cho máy lạnh RF701 hoạt động.
5.2.3.2.4. Mở van hồi lưu để dầu sau khi qua khỏi bơm P708 trở
về các bồn V703 hay V704 trong thời gian đầu.
5.2.3.2.5. Mở van xả dầu từ V703 hoặc V704 xuống bộ lọc FL702b. Dầu sau khi qua bộ lọc sẽ qua hệ thống bơm đẩy trộn và hoàn lưu trở về bồn V703 hoặc V704.
5.2.3.2.6. Đợi hạ áp của máy RF701 giảm xuống 0 kg/cm2, mở
van giãn nở đặt tại VT701. Từ VT701 có bộ bốc hơi ở máy lạnh nên dầu sau khi qua VT701 sẽ giảm nhiệt độ.
5.2.3.2.7. Đợi nhiệt độ dầu sau khi qua VT701 hạ xuống 30 ÷ 40
oC mở vòi nhỏ ở VT701 cho 1 ít dầu ra nếu dầu hơi đặc sệt thì khóa van lại.
5.2.3.2.8. Điều chỉnh van giãn nở để hạ nhiệt độ dầu đến nhiệt
độ thích hợp sao cho dầu khi vào bao bì có hình thức đặc, sệt và trắng như sữa. Thành phẩm lúc này là shortening.
5.2.3.2.9. Sau khi dầu đạt tiêu chuẩn trên, mở van cho dầu vào
bao bì đồng thời khóa van hồi lưu không cho dầu trở về V703 hoặc V704. 5.2.3.3. Kiểm soát khi hoạt động
5.2.3.3.1. Kiểm soát nhiệt độ trong các bồn chứa V701, V702,
V703 và V704, không vượt quá 70oC.
5.2.3.3.2. Kiểm soát điều kiện hoạt động của các bơm P707b,
P708 và các máy trộn VT701, VT702, VT703. Kim Ampe kế phải ở trong khoảng ấn định cho phép của mỗi máy.
5.2.3.3.3. Kiểm soát thường xuyên cao áp và hạ tầng, nhớt ở bi
CHƯƠNG 5 – SẢN XUẤT SHORTENING
5.2.3.3.4. Kiểm soát dòng điện tiêu thụ của động cơ kéo máy
không được quá 30A tối đa.
5.2.3.3.5. Kiểm soát dầu ở các bồn V703, V704 để kịp thời cung
cấp cho hệ thống khi 1 trong 2 bồn đã được sử dụng hết.
5.2.3.3.6. Thường xuyên kiểm soát thành phẩm lúc vào bao bì để
kịp thời chỉnh độ lạnh tại VT701 cho thích hợp về độ đặc. 5.2.3.4. Ngưng máy
5.2.3.4.1. Khi các bồn khuấy trộn V703 và V704 đã hết dầu,
khóa van xả dầu xuống bộ lọc FL702b, sau đó cho vào 1 trong 2 bồn này khoảng 30 ÷ 50 lít dầu lỏng, gia nhiệt và duy trì nhiệt độ 60 ÷ 70oC để chuẩn bị rửa đường ống tránh trường hợp shortening đông đặc làm kín đường ống.
5.2.3.4.2. Khóa van giãn nở tại VT702 để dầu không bị làm lạnh
sau khi qua máy trộn này, sau đó tắt máy lạnh nhưng vẫn để nước vào bộ ngưng tụ và lòng máy để ngưng tụ amoniac và làm nguội lòng máy.
5.2.3.4.3. Đợi shortening đã vô bao bì hết, mở van hồi lưu để dầu có thể dẫn về bồn V703 hoặc V704 chuẩn bị cho giai đoạn rửa lòng ống.
5.2.3.4.4. Mở van xả dầu lỏng từ V703 hoặc V704 xuống bộ lọc
và dầu sẽ di chuyển qua máy trộn VT701, VT702, VT703 và qua bơm P708 trở về các bồn V703 hoặc V704, duy trì trạng thái này trong 10 phút để rửa sạch đường ống.
5.2.3.4.5. Sau thời gian này mở van xả dầu lỏng vào 1 thùng
chứa riêng bằng vòi ra thành phẩm. Sau khi V703 hoặc V704 xả hết dầu, khóa van nước nóng dùng để gia nhiệt dầu tại V703 hoặc V704 sau đó tắt động cơ khuấy.
5.2.3.4.6. Sau khi dầu lỏng đã được xả hết ra thùng chứa riêng,
tắt lần lượt bơm P707b, máy trộn VT701, VT702, VT703 và bơm P708.
5.2.3.4.7. Khóa van nước làm nguội và bộ ngưng tụ RFH701a, b
và lòng máy lạnh RF701.
5.2.4. Hướng dẫn vận hành máy nhồi nhuyễn
5.2.4.1. Kiểm tra
CHƯƠNG 5 – SẢN XUẤT SHORTENING
5.2.4.1.2. Kiểm tra dây curoa.
5.2.4.1.3. Kiểm tra điện cung cấp.
5.2.4.2. Hoạt động
5.2.4.2.1. Mở van nạp liệu.
5.2.4.2.2. Khóa van tháo liệu.
5.2.4.2.3. Mở van hồi lưu về bồn.
5.2.4.2.4. Vận hành các bồn V701, V702, V703, V704, máy lạnh.
5.2.4.2.5. Đóng contact máy nhồi nhuyễn.
5.2.4.2.6. Dầu tuần hoàn tới khi dầu ra ở máy nhồi nhuyễn đạt
độ chặt và xốp nhất định.
5.2.4.2.7. Khóa van hồi lưu về bồn, mở van tháo liệu. 5.2.4.3. Ngưng hoạt động
5.2.4.3.1. Ngưng vận hành các bồn, ngắt contact máy nhồi nhuyễn.
5.2.4.3.2. Thổi khí nén sạch đường ống, vệ sinh đường ống.
5.2.4.3.3. Khóa van nạp liệu.
5.2.4.3.4. Khóa van tháo liệu.
5.2.4.4. Ngưng hoạt động khi có sự cố.
5.2.4.4.1. Khi nghe có tiếng kêu lạ do có vật lạ trong lòng máy, hỏng ổ trượt: tắt máy, báo cáo cho trưởng ca để xử lý.
5.2.4.4.2. Khi dầu ra lỏng, không đạt độ chặt và xốp nhất định,
điều chỉnh van thoát liệu cho tới khi dầu ra đạt yêu cầu. 5.2.4.4.3. Khi dầu ra đặc, mở van gia nhiệt vào máy. 5.2.4.5. Vệ sinh – bảo dưỡng
5.2.4.5.1. Vệ sinh bên trong máy, đường ống.
5.2.4.5.2. Thường xuyên tra dầu, bôi trơn ổ trượt. 5.2.4.5.3. Định kỳ thay ổ trượt, dây curoa.
CHƯƠNG 5 – SẢN XUẤT SHORTENING
5.2.4.5.5. Thường xuyên lau chùi bên trong và ngoài máy.
CHƯƠNG 6 – LẤY MẪU VAØ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
CHƯƠNG 6. LẤY MẪU VAØ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
6.1. LẤY MẪU
6.1.1. Lấy mẫu bán thành phẩm
6.1.1.1. Nguyên tắc
6.1.1.1.1. Lấy mẫu đúng vị trí.
6.1.1.1.2. Dụng cụ lấy mẫu phải khô và sạch.
6.1.1.2. Phạm vi áp dụng
6.1.1.2.1. Ngành sơ chế: Các khâu ép dầu thô và rang.
6.1.1.2.2. Ngành tinh chế : các khâu trung hòa, tẩy màu, khử
mùi, sản xuất shortening và phối trộn dầu. 6.1.1.3. Tiến hành lấy mẫu
6.1.1.3.1. Ngành sơ chế
Bảng 6-20: Hướng dẫn lấy mẫu ngành sơ chế
Mẫu Tần số lấy mẫu Cỡ mẫu (khoảng) Dụng cụ lấy mẫu
Nơi lấy mẫu Người
thực hiện
Dầu ép thô 3 lần/ca 100ml Ca inox Máng ra dầu máy ép
lọc
KCS
Dầu ép rang 5 lần/ca 100ml Ca inox Máng ra dầu các máy
ép
KCS
Bã ép 3 lần/ca 500g Xô nhựa Nơi đóng bao KCS
Nguyên liệu sau rang
2 lần/ca 100g Lọ thủy
tinh
Cửa ra nguyên liệu sau rang KCS Nguyên liệu trong lòng ép 2 lần/ca 100g Lọ thủy tinh Cửa ống nạp liệu dẫn xuống máng ép KCS
Chú ý: khi lấy mẫu nguyên liệu sau khi rang và nguyên liệu chưng sấy xong phải đậy nắp chia thủy tinh lại.
CHƯƠNG 6 – LẤY MẪU VAØ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
6.1.1.3.2. Ngành tinh chế
Bảng 6-21: Hướng dẫn lấy mẫu ngành tinh chế
Mẫu Tần số
lấy (khoảng)Cỡ mẫu Dụng cụ lấy mẫu Nơi lấy mẫu Người thực hiện Ghi chú Shortening
trước đóng gói
Từng bồn 100ml Becher Bồn chuẩn bị
phối trộn Công nhân sản xuất (CNSX) Lấy khi cần thiết Shortening thành phẩm
3 lần/ca 100ml Becher Nơi ra bao bì CNSX
hoặc KCS
Dầu thô Tối thiểu
1 lần/ca
100ml Becher Tại bồn dầu
thô chuẩn bị trung hòa
CNSX
Dầu sau rửa nước
1
giờ/mẫu 200ml Becher Máy ly tâm tách nước CNSX Chỉ thử dầu có
trung hòa bằng kiềm