Phương pháp xác định chỉ số acid và hàm lượng acid béo tự do

Một phần của tài liệu Luận văn Quy trình sản xuất dầu mè thô và dầu mè rang ở công ty cổ phần dầu thực vật Tân Bình (Trang 128)

(Theo TCVN 6127:1996, ISO 663:1983) 3.5.1. Định nghĩa

Là số mg KOH dùng để trung hòa acid tự do có trong 1g dầu hoặc mỡ.

Hàm lượng acid béo tự do là tỷ lệ % acid béo tự do có trong dầu. Tùy theo bản chất của dầu và mỡ mà hàm lượng acid béo tự do được biểu thị:

 Dầu dừa, dầu nhân cọ: acid lauric

 Dầu cọ: acid palmitic

 Dầu khác: acid oleic

3.5.2. Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho dầu mỡ động và thực vật, không áp dụng cho các loại sáp. 3.5.3. Dụng cụ và hóa chất

3.5.3.1. Cân phân tích 3.5.3.2. Bình nón 250ml

PHỤ LỤC

3.5.3.4. Phenolphtalein PA, pha thành dung dịch 10g/l trong etanol 95 ÷ 96% hoặc kiềm xanh, dung dịch 20g/l trong etanol 95 ÷ 96%

3.5.3.5. Etanol 95 ÷ 96o, PA 3.5.3.6. Dietyl eter, PA 3.5.3.7. Nước cất 3.5.3.8. Tiến hành thử

Khối lượng mẫu thử được xác định tùy theo chỉ số acid dự kiến của dầu mỡ

Chỉ số acid dự kiến Khối lượng mẫu thử (g) Độ chính xác của phép cân

<1 20 0.05

1 ÷ 4 10 0.02

4 ÷ 15 2.5 0.01

15 ÷ 75 0.5 0.001

>75 0.1 0.0002

Cân mẫu vào bình nón dung tích 250ml. Hòa tan mẫu bằng 50 ÷ 150ml hỗn hợp dung môi etanol và eter etylic trung tính theo tỷ lệ 1:1. Chuẩn độ dung dịch KOH 0.1N với chất chỉ thị phenolphtalein đến khi xuất hiện màu hồng bền ít nhất 30 giây.

3.5.4. Tính kết quả

3.5.4.1. Chỉ số acid (AV) được tính theo công thức

56.11 ( / ) V C AV mgKOH g m × × = V: thể tích dung dịch KOH đã sử dụng, ml C: nồng độ chính xác của dung dịch KOH, mol/l m: khối lượng mẫu thử, g

7.2.2.1.1. Hàm lượng acid béo tự do tính theo công thức:

% ( / )

56.11 10

AV M

FFA= × mgKOH g

×

M: phân tử lượng của acid béo (đặc trưng cho từng loại dầu)

PHỤ LỤC

(Theo TCVN 6121:1996, ISO 3960:1977) 3.6.1. Định nghĩa

Là lượng chất có trong mẫu thử được tính bằng mili đương lượng của oxy hoạt tính làm oxy hóa kali iodua trên 1kg mẫu dưới các điều kiện thao tác đã được quy định.

3.6.2. Nguyên tắc

Xử lý phần mẫu thử trong môi trường acid acetic và cloroform bằng dung dịch KI. Chuẩn độ iod tự do bằng dung dịch chuẩn natrithiosulfat.

3.6.3. Dụng cụ và hóa chất

3.6.3.1. Cân phân tích, độ chính xác 0.001g 3.6.3.2. Burette 10ml hay 25ml, chia vạch 0.1ml 3.6.3.3. Bình nón cổ nhám nút mài 250ml

3.6.3.4. Acid acetic P 3.6.3.5. Cloroform P

3.6.3.6. Dung dịch hồ tinh bột 0.05%.

3.6.3.7. Dung dịch Na2S2O3 0.01N được pha từ ống chuẩn

3.6.3.8. Dung dịch KI bão hòa, được pha mới nhất và làm sạch iodat và I2 tự do 3.6.3.9. Tiến trình thử

Phép thử được tiến hành trong ánh sáng ban ngày khuếch tán hoặc ánh sáng nhân tạo.

Cân vào bình nón cổ nhám lượng mẫu theo chỉ số peroxy (PoV)dự kiến phù hợp với bảng sau:

PoV dự kiến (meq/kg) Khối lượng mẫu thử (g)

0 ÷ 12 5.0 ÷ 2.0

12 ÷ 20 2.0 ÷ 1.2

20 ÷ 30 1.2 ÷ 0.8

30 ÷ 50 0.8 ÷ 0.5

PHỤ LỤC

Hòa tan mẫu thử bằng 10ml cloroform, thêm 15ml acid acetic. Sau đó thêm 1ml KI bão hòa. Đậy bình lại ngay lập tức. Lắc trong 1 phút và để yên trong 5 phút ở nơi tối.

Thêm 75ml nước cất, lắc mạnh, thêm vài giọt hồ tinh bột làm chất chỉ thị. Chuẩn độ iod tự do bằng dung dịch Na2S2O3 0.01N đến khi mất màu tím đặc trưng của iod.

Tiến hành thử mẫu trắng song song với mẫu thử.

Nếu kết quả thử của mẫu trắng vượt quá 0.1ml dung dịch Na2S2O3 0.01N thì thay đổi hóa chất do không tinh khiết.

3.6.4. Tính kết quả

Chỉ số PoV được tính theo công thức:

1 2 ( ) 1000( / ) V V T PoV meq kg m − =

V1: thể tích dung dịch Na2S2O3 dùng cho mẫu thử, ml V0: thể tích dung dịch Na2S2O3 dùng cho mẫu trắng, ml T: nồng độ dung dịch Na2S2O3, N

m: khối lượng mẫu thử, g

Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 phép thử cùng lúc hoặc kế tiếp. Độ chênh lệch của 2 phép thử theo bảng sau:

PoV (meq/kg) Độ lặp lại

<1 0.1 1 ÷ 6 0.2 6 ÷ 12 0.5 >12 1 3.7. Phương pháp xác định chỉ số iod (Theo TCVN 6122:1996, ISO 3961:1989) 3.7.1. Định nghĩa

PHỤ LỤC

Là lượng iod do mẫu thử hấp thụ dưới các điều kiện thao tác theo quy định. Chỉ số iod được biểu thị bằng số gam iod trên 100g mẫu thử.

3.7.2. Dụng cụ và hóa chất

3.7.2.1. Cân phân tích, độ chính xác 0.0001g

3.7.2.2. Bình nón 500ml có nút mài, sạch và được sấy khô 3.7.2.3. Thìa cân bằng thủy tinh

(Các hóa chất sử dụng phải là loại hóa chất dùng cho phân tích) 3.7.2.4. Nước

3.7.2.5. Dung dịch Na2S2O3 0.1N 3.7.2.6. Tetra clorua carbon

3.7.2.7. Dung dịch KI 10% hay 100g/l, không có iodat hay iod tự do 3.7.2.8. Dung dịch hồ tinh bột 0.5%

3.7.2.9. Dung dịch thuốc thử Wijs. Có thể sử dụng thuốc thử Wijs loại thương phẩm.

Chuẩn bị dung dịch Wijs như sau:

Hòa tan 9g ICl3 trong 1 lít hỗn hợp dung môi: 700ml acid acetic đậm đặc + 300ml CCl4. Hàm lượng halogen trong dung dịch được xác định như sau: thêm vào 5ml dung dịch ICl3 vào bình nón, thêm vào 5ml dung dịch KI 10%, thêm 30ml nước cất. Chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 0.1N với chất chỉ thị hồ tinh bột. Ghi lượng Na2S2O3 đã dùng.

Thêm vào dung dịch ICl3 ban đầu 10g Iod và lắc cho tan, xác định hàm lượng halogen trong dung dịch như phương pháp trên. Lượng Na2S2O3 cần dùng lần sau phải bằng 1.5 lần so với lần đầu thì dung dịch hoàn tất.

Để tránh phản ứng thay thế hydro, dung dịch Wijs phải không có ICl3. Để lắng dung dịch, gạn phần trong vào chai nâu có nút kín.

3.7.3. Tiến hành thử

PHỤ LỤC

IV dự kiến Khối lượng mẫu thử (g)

<5 3.00 5 ÷ 20 1.00 21 ÷ 50 0.10 51 ÷ 100 0.20 101 ÷ 150 0.13 151 ÷ 200 0.10

Cân mẫu thử vào thìa cân sạch khô đã biết khối lượng, đặt thìa cân có mẫu thử vào bình nón. Thêm 20ml dung dịch CCl4 để hòa tan mẫu. Thêm chính xác 25ml dung dịch Wijs, đậy nắp và lắc mạnh. Dung dịch Wijs được lấy bằng pipet có gắn quả bóp cao su, tuyệt đối không được dùng miệng. Tiến hành đồng thời với 1 mẫu trắng tương tự như trên.

Với mẫu có IV<150, để bình trong bóng tối 1 giờ.

Với mẫu có IV ≥150 và các sản phẩm polymer hóa hoặc sản phẩm bị oxi hóa

tương đối lớn thì để 2 giờ.

Sau đó, thêm vào dung dịch 20ml KI và 150ml nước cho mỗi bình. Chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 0.1N đến khi mất màu vàng của iod. Thêm vài giọt hồ tinh bột, tiếp tục chuẩn độ đến khi lắc mạnh bình thì màu xanh biến mất.

3.7.4. Tính kết quả 1 2 1.269(V V C) IV m − = C: nồng độ chính xác của dung dịch Na2S2O3 0.1N V1: thể tích dung dịch Na2S2O3 dùng cho mẫu trắng, ml. V2: thể tích dung dịch Na2S2O3 dùng cho mẫu thử, ml. m: khối lượng mẫu thử, g.

Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 phép thử song song hay liên tiếp. Chênh lệch giữa 2 phép thử không vượt quá 0.5 đơn vị chỉ số iod.

TAØI LIỆU THAM KHẢO

TAØI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu kỹ thuật, Công Ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tân Bình.

2. Richard D.O’Brien, Fats and Oils, CRC Press , Boca Raton, Florida, USA, 2004, 574p.

3. Zdzislaw E.Sikorski, Anna Kolakowska, Chemical and functional properties

Một phần của tài liệu Luận văn Quy trình sản xuất dầu mè thô và dầu mè rang ở công ty cổ phần dầu thực vật Tân Bình (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w