DIMODAN (mono và di-glyceride): tối đa 0.15%

Một phần của tài liệu Luận văn Quy trình sản xuất dầu mè thô và dầu mè rang ở công ty cổ phần dầu thực vật Tân Bình (Trang 122)

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU

3.1. Phương pháp xác định điểm trượt chảy bằng ống mao quản hở

(Theo AOCS Cc 3 – 25) 3.1.1. Định nghĩa

Điểm trượt là chỉ số nhiệt độ mà tại đó chất béo trở nên mềm và trở nên lỏng đủ để trượt trong ống mao quản hở.

3.1.2. Phạm vi áp dụng

Dùng để biểu thị đặc trưng dầu cọ trong thương mại quốc tế. Nó áp dụng cho dầu cọ và các chất béo nửa rắn bao gồm dầu nhân cọ, dầu dừa, dầu stearin, các chất béo hydro hóa….Nó ít hữu hiệu đối với mỡ động vật. Nó không được sử dụng cho mỡ lợn và các nhũ tương.

3.1.3. Dụng cụ

3.1.3.1. Ống mao quản đường kính tối thiểu 0.1mm, tối đa 2mm. Dài từ 50 ÷ 80mm.

3.1.3.2. Nhiệt kế chia độ 0.1oC, được hiệu chuẩn khoảng nhiệt độ sử dụng. 3.1.3.3. Cốc thủy tinh 600ml.

3.1.3.4. Bếp điện có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ. 3.1.4. Tiến hành

Đun nóng chảy mẫu rồi lọc qua giấy lọc để loại ra các tạp chất và các vết ẩm còn sót lại, mẫu cần thiết phải khô hoàn toàn.

Nhúng ít nhất 3 ống mao quản sạch vào mẫu đã lỏng hoàn toàn, cho mẫu dâng lên trong ống mao quản khoảng 10mm. Ngay lập tức làm lạnh mẫu, áp sát phần cuối của ống mao quản chứa dầu vào 1 miếng đá cho đến khi chất béo hóa rắn.

Đặt các ống vào cốc thủy tinh và giữ ở tủ lạnh tại 4 ÷ 10o

C trong 16 giờ.

Lấy các ống ra khỏi tủ lạnh và dùng dây cao su buộc vào nhiệt kế (hay bằng phương tiện nào đó thích hợp) sao cho phần dưới của ống chứa mẫu ở vị trí đáy của bầu thủy ngân nhiệt kế. Treo nhiệt kế vào cốc thủy tinh 600ml có chứa nước cất sạch.

PHỤ LỤC

Đáy của nhiệt kế phải nhúng chìm trong nước sao cho các ống mao quản phải chìm hoàn toàn trong nước.

Điều chỉnh nhiệt độ bắt đầu đun thấp hơn điểm trượt của mẫu từ 8 ÷ 10oC, khuấy nước bằng 1 luồng hơi nhẹ hay bằng phương tiện thích hợp khác. Đun nóng cho tốc độ tăng nhiệt độ là 1oC/phút và giảm xuống 0.5oC/phút khi gần đến điểm trượt.

Tiếp tục đun nóng đến khi cột chất lỏng dâng lên. Kết quả là trung bình cộng của các kết quả đọc được.

3.1.5. Ghi chú

Dầu cọ và các sản phẩm dầu nhân cọ có thể được giữ ở nhiệt độ 10±1o

C trong 16 giờ.

Nếu cần thiết phân tích nhanh, thay vì giữ lạnh 16 giờ, có thể giữ lạnh 1 hay 2 giờ. Kết quả báo cáo phải ghi “điểm trượt 1 giờ” hay “điểm trượt 2 giờ”.

Đối với hầu hết các chất béo, điểm trượt điều kiện 2 giờ thấp hơn điểm trượt điều kiện chuẩn 0.2o

C. Đối với dầu palm olein thì lệch khoảng 0.2o C.

3.2. Phương pháp xác định chỉ số xà phòng hóa

(Theo TCVN 6126:1996, ISO 3657:1988) 3.2.1. Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho dầu mỡ không chứa acid vô cơ hoặc nếu có các acid vô cơ được xác định riêng.

3.2.2. Định nghĩa

Chỉ số xà phòng hóa là số mg KOH cần để xà phòng hóa 1g chất béo dưới các điều kiện quy định.

3.2.3. Thiết bị và hóa chất

3.2.3.1. Cân phân tích chính xác 0.001g. 3.2.3.2. Bình nón cổ nhám 250ml.

3.2.3.3. Ống sinh hàn có chổ nối bằng thủy tinh mài khớp với bình nón. 3.2.3.4. Bếp thủy tinh.

PHỤ LỤC

3.2.3.5. Burette 50ml, chia vạch 0.1ml. 3.2.3.6. Pipet 25ml.

3.2.3.7. Đá bọt đã được làm sạch và sấy khô.

(Các hóa chất và nước cất phải thuộc loại dùng cho phân tích)

3.2.3.8. Dung dịch phenolphtalein 10g/lít trong etanol 95% (v/v) hoặc alkali xanh- 60B 20g/lít trong etanol 95% (v/v).

3.2.3.9. Dung dịch HCl chuẩn 0.5M.

3.2.3.10. Dung dịch KOH 0.5M trong etanol 95% (v/v) không màu hoặc vàng nhạt. 3.2.4. Tiến hành thử

Cân 2g mẫu thử vào bình nón. Dùng pipet lấy 25ml dung dịch KOH 0.5M cho vào mẫu thử, đặt vào đó 1 hay 2 viên đá bọt. Nối bình với bộ phận sinh hàn, đặt lên bếp cách thủy và đun sôi từ từ, thỉnh thoảng lắc nhẹ trong 60 phút. Trường hợp dầu mỡ có điểm nóng chảy cao và khó xà phòng hóa thì đun trong 2 giờ. Sau đó lấy bình nón ra khỏi hệ thống đun hoàn lưu, thêm vào dung dịch đang nóng 0.5ml dung dịch phenolphtalein và chuẩn độ với dung dịch HCl 0.5M đến khi màu hồng của chất chỉ thị biến mất. Trường hợp dầu mỡ có màu sậm thì dùng 0.5 ml dung dịch Alkali xanh 60B.

Tiến hành đồng thời với mẫu trắng. 3.2.5. Tính kết quả

Chỉ số xà phòng hóa được tính theo công thức:

(V0 V1) C 56.11

SV

m

− × ×

=

V0: thể tích dung dịch HCl 0.5M dùng cho mẫu trắng (ml) V1: thể tích dung dịch HCl 0.5M dùng cho mẫu thử (ml) C: nồng độ chính xác của dung dịch HCl (M).

m: khối lượng mẫu thử (g).

Kết quả được làm tròn đến số thập phân thứ nhất và là trung bình cộng của 2 phép thử song song hay liên tiếp nhau. Chênh lệch kết quả của 2 phép thử không vượt quá 0.5% giá trị trung bình cộng.

PHỤ LỤC

3.3. Phương pháp xác định màu sắc, mùi vị và độ trong

(Theo TCVN 2627 – 1993) 3.3.1. Màu sắc

3.3.1.1. Xác định bằng phương pháp cảm quan

Cho dầu vào cốc thủy tinh đường kính 50mm, cao 100mm, chiều cao của lớp dầu không được thấp hơn 50mm, quan sát trên nền trắng. Dùng các từ thích hợp để diễn tả màu như: vàng nhạt, vàng, vàng sẫm, vàng đỏ, vàng có ánh xanh, đỏ sẫm, vàng nâu….

3.3.1.2. Xác định màu bằng máy so màu Lovibond.

Mẫu thử phải trong suốt, nếu cần thiết phải lọc sạch tạp chất và lọc qua natrisulfat khan để loại bớt ẩm.

3.3.2. Mùi

Phết 1 lớp dầu mỏng lên mặt kính hay vào lòng bàn tay rồi ngửi để đánh giá. Để nhận biết mùi dễ dàng hơn, làm nóng 50ml dầu trong cốc thủy tinh đến 50o

C, dùng đũa khuấy nhanh và tiến hành thử.

3.3.3. Độ trong

Dầu phải được trộn đều trước khi xác định độ trong. Đối với dầu bị đông đặc, phải đun nóng sơ bộ ở 50oC (hay 55oC đối với stearin) trên bếp cách thủy 30 phút, lắc đều.

Rót 100 ml dầu vào ống thủy tinh không màu (d = 30mm) và để yên trong 24 giờ (dầu thầu dầu 48 giờ) ở 20o

C. Quan sát dầu để lắng yên với ánh sáng phản chiếu trên nền trắng.

3.4. Phương pháp xác định hàm lượng tạp chất không hòa tan

(Theo TCVN 6125:1996, ISO 663:1993) 3.4.1. Định nghĩa

Hàm lượng tạp chất không hòa tan là lượng chất bẩn và các chất lạ khác không hòa tan trong n-hexan hay xăng nhẹ được tính theo % khối lượng.

PHỤ LỤC

Ghi chú: Nếu không muốn tính đến các xà phòng (đặc biệt là xà phòng canxi) hay các acid béo bị oxi hóa trong hàm lượng hợp chất không tan, cần sử dụng 1 dung môi và cách tiến hành khác. Trong trường hợp này phương pháp thử sẽ do sự thỏa thuận của các bên có liên quan.

3.4.2. Nguyên tắc

Xử lý mẫu thử với 1 lượng thừa n-hexan, lọc dung dịch thu được qua phễu lọc giấy hay lọc dầu, rửa phễu lọc và cặn với cùng 1 loại dung môi, sấy khô ở 103oC và cân.

3.4.3. Dụng cụ và hóa chất

3.4.4. Cân phân tích, chính xác ±0.001g3.4.5. Tủ sấy có điều chỉnh nhiệt độ: 103 ±2o 3.4.5. Tủ sấy có điều chỉnh nhiệt độ: 103 ±2o

C

3.4.6. Bình hút ẩm có silicagel3.4.7. Phễu lọc thủy tinh, d = 40mm 3.4.7. Phễu lọc thủy tinh, d = 40mm

3.4.8. Giấy lọc không tro (lượng tro cao nhất là 0.01% tính theo khối lượng), giữ được 98% khối lượng của các hạt có kích thước lớn hơn 2.5µm, có thể dùng được 98% khối lượng của các hạt có kích thước lớn hơn 2.5µm, có thể dùng giấy lọc Wahtman 42 (2.5µm)

3.4.9. n-hexan3.4.10. Tiến hành 3.4.10. Tiến hành

Cân 20g mẫu thử, chính xác đến 0.01g vào bình nón hay cốc thủy tinh. Sấy giấy lọc ở 103oC, làm nguội trong bình hút ẩm và xác định khối lượng.

Dùng 1 phần của 200ml hexan hòa tan mẫu thử, lọc qua giấy lọc. Chia phần hexan còn lại làm nhiều phần, lần lượt tráng bình chứa mẫu, lọc qua giấy lọc và rửa sạch dầu mỡ còn dính trên giấy lọc, đun nóng dung môi ở nhiệt độ cao nhất là 60oC. Cho bay hơi số dung môi còn lại trên giấy lọc và làm bay hơi hoàn toàn trong tủ sấy ở 103oC. Làm nguội trong bình hút ẩm, cân chính xác đến 0.001g.

3.4.11. Tính kết quả

PHỤ LỤC 2 1 ( )100 % m m X m − = m: khối lượng mẫu thô (g)

m1: khối lượng của giấy lọc trước khi lọc (g)

m2: khối lượng của giấy lọc và tạp chất sau khi lọc (g)

Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 phép thử song song hoặc liên tiếp. Độ lệch cho phép giữa 2 kết quả thử:

 Không quá 0.02% trong trường hợp tạp chất<0.3%

 Không quá 0.05% trong trường hợp khác

3.5. Phương pháp xác định chỉ số acid và hàm lượng acid béo tự do

(Theo TCVN 6127:1996, ISO 663:1983) 3.5.1. Định nghĩa

Là số mg KOH dùng để trung hòa acid tự do có trong 1g dầu hoặc mỡ.

Hàm lượng acid béo tự do là tỷ lệ % acid béo tự do có trong dầu. Tùy theo bản chất của dầu và mỡ mà hàm lượng acid béo tự do được biểu thị:

 Dầu dừa, dầu nhân cọ: acid lauric

 Dầu cọ: acid palmitic

 Dầu khác: acid oleic

3.5.2. Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho dầu mỡ động và thực vật, không áp dụng cho các loại sáp. 3.5.3. Dụng cụ và hóa chất

3.5.3.1. Cân phân tích 3.5.3.2. Bình nón 250ml

PHỤ LỤC

3.5.3.4. Phenolphtalein PA, pha thành dung dịch 10g/l trong etanol 95 ÷ 96% hoặc kiềm xanh, dung dịch 20g/l trong etanol 95 ÷ 96%

3.5.3.5. Etanol 95 ÷ 96o, PA 3.5.3.6. Dietyl eter, PA 3.5.3.7. Nước cất 3.5.3.8. Tiến hành thử

Khối lượng mẫu thử được xác định tùy theo chỉ số acid dự kiến của dầu mỡ

Chỉ số acid dự kiến Khối lượng mẫu thử (g) Độ chính xác của phép cân

<1 20 0.05

1 ÷ 4 10 0.02

4 ÷ 15 2.5 0.01

15 ÷ 75 0.5 0.001

>75 0.1 0.0002

Cân mẫu vào bình nón dung tích 250ml. Hòa tan mẫu bằng 50 ÷ 150ml hỗn hợp dung môi etanol và eter etylic trung tính theo tỷ lệ 1:1. Chuẩn độ dung dịch KOH 0.1N với chất chỉ thị phenolphtalein đến khi xuất hiện màu hồng bền ít nhất 30 giây.

3.5.4. Tính kết quả

3.5.4.1. Chỉ số acid (AV) được tính theo công thức

56.11 ( / ) V C AV mgKOH g m × × = V: thể tích dung dịch KOH đã sử dụng, ml C: nồng độ chính xác của dung dịch KOH, mol/l m: khối lượng mẫu thử, g

7.2.2.1.1. Hàm lượng acid béo tự do tính theo công thức:

% ( / )

56.11 10

AV M

FFA= × mgKOH g

×

M: phân tử lượng của acid béo (đặc trưng cho từng loại dầu)

PHỤ LỤC

(Theo TCVN 6121:1996, ISO 3960:1977) 3.6.1. Định nghĩa

Là lượng chất có trong mẫu thử được tính bằng mili đương lượng của oxy hoạt tính làm oxy hóa kali iodua trên 1kg mẫu dưới các điều kiện thao tác đã được quy định.

3.6.2. Nguyên tắc

Xử lý phần mẫu thử trong môi trường acid acetic và cloroform bằng dung dịch KI. Chuẩn độ iod tự do bằng dung dịch chuẩn natrithiosulfat.

3.6.3. Dụng cụ và hóa chất

3.6.3.1. Cân phân tích, độ chính xác 0.001g 3.6.3.2. Burette 10ml hay 25ml, chia vạch 0.1ml 3.6.3.3. Bình nón cổ nhám nút mài 250ml

3.6.3.4. Acid acetic P 3.6.3.5. Cloroform P

3.6.3.6. Dung dịch hồ tinh bột 0.05%.

3.6.3.7. Dung dịch Na2S2O3 0.01N được pha từ ống chuẩn

3.6.3.8. Dung dịch KI bão hòa, được pha mới nhất và làm sạch iodat và I2 tự do 3.6.3.9. Tiến trình thử

Phép thử được tiến hành trong ánh sáng ban ngày khuếch tán hoặc ánh sáng nhân tạo.

Cân vào bình nón cổ nhám lượng mẫu theo chỉ số peroxy (PoV)dự kiến phù hợp với bảng sau:

PoV dự kiến (meq/kg) Khối lượng mẫu thử (g)

0 ÷ 12 5.0 ÷ 2.0

12 ÷ 20 2.0 ÷ 1.2

20 ÷ 30 1.2 ÷ 0.8

30 ÷ 50 0.8 ÷ 0.5

PHỤ LỤC

Hòa tan mẫu thử bằng 10ml cloroform, thêm 15ml acid acetic. Sau đó thêm 1ml KI bão hòa. Đậy bình lại ngay lập tức. Lắc trong 1 phút và để yên trong 5 phút ở nơi tối.

Thêm 75ml nước cất, lắc mạnh, thêm vài giọt hồ tinh bột làm chất chỉ thị. Chuẩn độ iod tự do bằng dung dịch Na2S2O3 0.01N đến khi mất màu tím đặc trưng của iod.

Tiến hành thử mẫu trắng song song với mẫu thử.

Nếu kết quả thử của mẫu trắng vượt quá 0.1ml dung dịch Na2S2O3 0.01N thì thay đổi hóa chất do không tinh khiết.

3.6.4. Tính kết quả

Chỉ số PoV được tính theo công thức:

1 2 ( ) 1000( / ) V V T PoV meq kg m − =

V1: thể tích dung dịch Na2S2O3 dùng cho mẫu thử, ml V0: thể tích dung dịch Na2S2O3 dùng cho mẫu trắng, ml T: nồng độ dung dịch Na2S2O3, N

m: khối lượng mẫu thử, g

Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 phép thử cùng lúc hoặc kế tiếp. Độ chênh lệch của 2 phép thử theo bảng sau:

PoV (meq/kg) Độ lặp lại

<1 0.1 1 ÷ 6 0.2 6 ÷ 12 0.5 >12 1 3.7. Phương pháp xác định chỉ số iod (Theo TCVN 6122:1996, ISO 3961:1989) 3.7.1. Định nghĩa

PHỤ LỤC

Là lượng iod do mẫu thử hấp thụ dưới các điều kiện thao tác theo quy định. Chỉ số iod được biểu thị bằng số gam iod trên 100g mẫu thử.

3.7.2. Dụng cụ và hóa chất

3.7.2.1. Cân phân tích, độ chính xác 0.0001g

3.7.2.2. Bình nón 500ml có nút mài, sạch và được sấy khô 3.7.2.3. Thìa cân bằng thủy tinh

(Các hóa chất sử dụng phải là loại hóa chất dùng cho phân tích) 3.7.2.4. Nước

3.7.2.5. Dung dịch Na2S2O3 0.1N 3.7.2.6. Tetra clorua carbon

3.7.2.7. Dung dịch KI 10% hay 100g/l, không có iodat hay iod tự do 3.7.2.8. Dung dịch hồ tinh bột 0.5%

3.7.2.9. Dung dịch thuốc thử Wijs. Có thể sử dụng thuốc thử Wijs loại thương phẩm.

Chuẩn bị dung dịch Wijs như sau:

Hòa tan 9g ICl3 trong 1 lít hỗn hợp dung môi: 700ml acid acetic đậm đặc + 300ml CCl4. Hàm lượng halogen trong dung dịch được xác định như sau: thêm vào 5ml dung dịch ICl3 vào bình nón, thêm vào 5ml dung dịch KI 10%, thêm 30ml nước cất. Chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 0.1N với chất chỉ thị hồ tinh bột. Ghi lượng Na2S2O3 đã dùng.

Thêm vào dung dịch ICl3 ban đầu 10g Iod và lắc cho tan, xác định hàm lượng halogen trong dung dịch như phương pháp trên. Lượng Na2S2O3 cần dùng lần sau phải bằng 1.5 lần so với lần đầu thì dung dịch hoàn tất.

Để tránh phản ứng thay thế hydro, dung dịch Wijs phải không có ICl3. Để lắng dung dịch, gạn phần trong vào chai nâu có nút kín.

3.7.3. Tiến hành thử

PHỤ LỤC

IV dự kiến Khối lượng mẫu thử (g)

<5 3.00 5 ÷ 20 1.00 21 ÷ 50 0.10 51 ÷ 100 0.20 101 ÷ 150 0.13 151 ÷ 200 0.10

Cân mẫu thử vào thìa cân sạch khô đã biết khối lượng, đặt thìa cân có mẫu thử vào bình nón. Thêm 20ml dung dịch CCl4 để hòa tan mẫu. Thêm chính xác 25ml dung dịch Wijs, đậy nắp và lắc mạnh. Dung dịch Wijs được lấy bằng pipet có gắn quả bóp cao su, tuyệt đối không được dùng miệng. Tiến hành đồng thời với 1 mẫu trắng tương tự như trên.

Với mẫu có IV<150, để bình trong bóng tối 1 giờ.

Với mẫu có IV ≥150 và các sản phẩm polymer hóa hoặc sản phẩm bị oxi hóa

tương đối lớn thì để 2 giờ.

Sau đó, thêm vào dung dịch 20ml KI và 150ml nước cho mỗi bình. Chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 0.1N đến khi mất màu vàng của iod. Thêm vài giọt hồ tinh bột, tiếp tục chuẩn độ đến khi lắc mạnh bình thì màu xanh biến mất.

3.7.4. Tính kết quả 1 2 1.269(V V C) IV m − = C: nồng độ chính xác của dung dịch Na2S2O3 0.1N V1: thể tích dung dịch Na2S2O3 dùng cho mẫu trắng, ml. V2: thể tích dung dịch Na2S2O3 dùng cho mẫu thử, ml. m: khối lượng mẫu thử, g.

Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 phép thử song song hay liên tiếp. Chênh lệch giữa 2 phép thử không vượt quá 0.5 đơn vị chỉ số iod.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu kỹ thuật, Công Ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tân Bình.

2. Richard D.O’Brien, Fats and Oils, CRC Press , Boca Raton, Florida, USA, 2004, 574p.

3. Zdzislaw E.Sikorski, Anna Kolakowska, Chemical and functional properties

Một phần của tài liệu Luận văn Quy trình sản xuất dầu mè thô và dầu mè rang ở công ty cổ phần dầu thực vật Tân Bình (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w