CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU MÈ THÔ VÀ DẦU MÈ RANG
Hình 3-6: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất dầu mè rang
CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU MÈ THÔ VÀ DẦU MÈ RANG
Dầu mè rang là thực phẩm ăn tươi, không phải qua tinh luyện nên yêu cầu nguyên liệu phải có chất lượng cao.
Hạt mè sau khi được chọn lựa và kiểm tra các chỉ tiêu sẽ được đưa tới sàng để loại tạp chất. Sau đó hạt mè được đưa qua máy đánh tơi để tách vỏ. Nguyên liệu này được dẫn tới quạt phân ly để loại bớt hạt lép, vỏ và những phần nhẹ khác. Sau đó nguyên liệu lại được đưa qua máy sàng để loại đất đá, kim loại, tạp chất. Hạt đạt yêu cầu được chuyển qua bồn chứa trung gian để chuẩn bị cho quá trình rang và được đưa đến lò rang nhờ hệ thống gàu (G5) và vít (V5).
Hạt không đạt yêu cầu sau phân ly được đưa hồi lưu qua dây chuyền ép mè thô. Trong quá trình rang, theo dõi hạt mè ở cửa ra của lò rang: nếu hạt mè quá cháy thì phải loại bỏ; nếu quá sống thì chuyển qua ép mè thô, đồng thời điều chỉnh lưu lượng mè vào lò rang (tăng hoặc giảm). Nhiệt độ lò rang khoảng 260 ÷ 290oC, thời gian lưu của hạt mè khoảng 10 ÷ 15 phút.
Mè sau rang được gàu và vít chuyển qua máy ép lần 1. Tại tầng chưng sấy của máy ép, hạt mè sẽ được chưng sấy chín và xả xuống lòng ép để tách dầu. Dầu tách ra được đưa vào hầm chứa (A, B) chuẩn bị lọc. Bã ép lần 1 được đưa qua chưng sấy và ép dầu lần 2. Dầu sau ép được đưa về hầm chứa (A, B); phôi sẽ theo vít (11) và gàu (G8) quay trở lại chưng sấy lần 2 (máy ép ETP); bã ép được đưa qua đóng bao.
Dầu từ hầm (A, B) được bơm qua lọc sơ bộ để loại tạp chất, dầu sau lọc được góp về bồn chứa và bơm qua bồn (64A, B; 65A, B) để lắng tối thiểu 15 ngày, sau đó được bơm qua lọc nguội (loại sáp). Dầu sau lọc sáp là dầu thành phẩm được chứa ở bồn 63A chuẩn bị cho giai đoạn đóng thành phẩm.
Bảng 3-10: Các chỉ tiêu chất lượng trong sản xuất dầu mè rang
STT Các chỉ tiêu chất lượng Giá trị
1 Độ ẩm nguyên liệu vào lòng ép, %, tối đa 3
2 Độ ẩm nguyên liệu sau rang, %, tối đa 1.5
3 Hàm lượng dầu trong bã/khối lượng khô tuyệt đối, %, tối đa 9
CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU MÈ THÔ VÀ DẦU MÈ RANG
STT Các chỉ tiêu chất lượng Giá trị
5 Màu dầu Lovibond, tối đa Đỏ=4, cell ¼”
6 Ẩm + tạp chất, %, tối đa 0.5
Bảng 3-11: Một số kết quả phân tích trong quá trình sản xuất dầu mè rang Ngày sản xuất Lượng dầu (lít) Ẩm lòng ép (%) Ẩm rang (%) AV R Y Số lượng bao (50kg/bao) Ẩm bã (%) Hàm lượng dầu bã (%) 20/10/2007 700 2.6 0.6 2.9 3.3 30 15 1.25 7.50 650 2.8 0.7 3.2 3.5 30 29 1.53 8.81 900 2.8 0.6 3.4 3.2 30 21 1.89 8.75 16/10/2007 1500 2.6 0.6 3.1 3.4 30 33 1.91 7.97 1300 2.6 0.5 2.8 3.6 30 18 2.37 8.05 1400 2.8 0.6 2.9 3.7 30 13 1.60 9.10 5/10/2007 2100 2.8 0.6 3.4 3.4 30 81 1.38 8.13 1850 2.7 0.6 3.1 3.4 30 29 1.08 8.21 1850 2.8 0.6 3.1 3.5 30 26 1.06 8.31 3.3. MỘT SỐ THIẾT BỊ 3.3.1. Hướng dẫn vận hành máy sàng lắc
Máy sàng có 2 lớp lưới, lớp lưới trên có kích thước lỗ lưới 3mm, lớp lưới dưới có kích thước lỗ lưới 1mm.
3.3.1.1. Kiểm tra:
Kiểm tra mặt sàng, dây curoa, điện cung cấp. 3.3.1.2. Hoạt động:
3.3.1.2.1. Đổ nguyên liệu xuống hầm.
CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU MÈ THÔ VÀ DẦU MÈ RANG
3.3.1.2.3. Đóng contact động cơ cho sàng hoạt động.
3.3.1.2.4. Vận hành gàu tải và vít tải sau sàng. 3.3.1.3. Ngừng hoạt động
3.3.1.3.1. Ngưng đổ nguyên liệu xuống hầm.
3.3.1.3.2. Ngưng hoạt động của gàu tải và vít tải trước sàng. 3.3.1.3.3. Ngắt contact động cơ, sàng ngưng hoạt động. 3.3.1.3.4. Ngưng hoạt động của gàu tải và vít tải sau sàng. 3.3.1.4. Ngừng hoạt động khi có sự cố
3.3.1.4.1. Khi phát hiện có tiếng kêu lạ do hỏng ổ trượt, ổ lăn
ngừng hoạt động, báo cho người phụ trách.
3.3.1.4.2. Khi phát hiện dây đai có dấu hiệu bất thường, báo cho người phụ trách xử lý.
3.3.1.5. Vệ sinh và bảo dưỡng:
3.3.1.5.1. Thường xuyên vệ sinh mặt sàng.
3.3.1.5.2. Thường xuyên tra dầu bôi trơn vào ổ lăn, ổ trượt.
3.3.1.5.3. Định kỳ kiểm tra ổ lăn, ổ trượt, dây curoa, trục khuỷu, thanh đàn hồi nếu cần thiết.
3.3.2. Hướng dẫn vận hành máy nghiền cán
3.3.2.1. Kiểm tra:
3.3.2.1.1. Kiểm tra tình trạng điện.
3.3.2.1.2. Châm dâu mỡ các ổ trục, gối đỡ hệ thống puly, hệ
thống điều chỉnh khe hở giữa hai rulo.
3.3.2.1.3. Chạy chế độ không tải để gạt những hạt dính trên rulo.
3.3.2.1.4. Kiểm tra hệ thống gàu tải, vít tải phục vụ cho máy
cán.
3.3.2.2. Hoạt động:
3.3.2.2.1. Bật contact bộ phận cán.
CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU MÈ THÔ VÀ DẦU MÈ RANG
3.3.2.2.3. Chạy máy không tải trong 5 phút, quan sát nếu thấy
máy ổn định thì chạy gàu tải, vít tải bột nghiền. 3.3.2.3. Ngưng hoạt động:
3.3.2.3.1. Ngừng gàu tải, vít tải để máy nghiền cán làm việc hết nguyên liệu.
3.3.2.3.2. Tắt máy nghiền cán.
3.3.2.3.3. Tắt vít tải nguyên liệu đến nồi chưng sấy. 3.3.2.4. Ngừng hoạt động khi có sự cố
3.3.2.4.1. Khi máy đang chạy nghe tiếng kêu lạ hoặc tự nhiên
máy ngừng lại thì phải tắt điện vào máy, tuỳ theo sự cố mà có hướng xử lý thích hợp.
3.3.2.4.2. Máy kêu lạ do bể bạc đạn, phải dừng máy thay bạc
đạn.
3.3.2.4.3. Puly truyền động bị trượt hoặc dây đai bị trượt ra ngoài: Tắt máy, canh lại puly, đai truyền.
3.3.2.5. Vệ sinh và bảo dưỡng:
3.3.2.5.1. Vệ sinh bề mặt rulo.
3.3.2.5.2. Thường xuyên kiểm tra chốt gài puly.
3.3.2.5.3. Định kỳ châm dầu bôi trơn vào máy.
3.3.3. Hướng dẫn vận hành máy ép ETP I, II, III, V (ép mè thô)
3.3.3.1. Kiểm tra
3.3.3.1.1. Kiểm tra các khớp nối xem an toàn chưa.
3.3.3.1.2. Kiểm tra nước làm nguội, áp lực hơi
3.3.3.1.3. Làm sạch nam châm ở nồi chưng sấy.
3.3.3.1.4. Tra dầu mỡ ở các bộ phận cần bôi trơn.
3.3.3.1.5. Kiểm tra mức dầu bôi trơn trong các hộp đổi tốc, nếu
thiếu châm thêm.
3.3.3.2. Hoạt động:
CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU MÈ THÔ VÀ DẦU MÈ RANG
3.3.3.2.2. Khởi động máy.
3.3.3.2.3. Nhấn nút cho nồi chưng sấy hoạt động không tải 2 phút để kiểm tra.
3.3.3.2.4. Khởi động vít ép chính không tải 2 phút.
3.3.3.2.5. Mở các van hơi chính: mở van hơi gián đoạn ở các
tầng sát cuối và cuối.
3.3.3.2.6. Mở vít nạp liệu vào nồi chưng sấy. Nếu nguyên liệu
khô thì phun hơi trực tiếp vào.
3.3.3.2.7. Khi nhiệt độ sấy ở tầng cuối đạt 95÷1000C thì mở cửa cho nguyên liệu xuống lòng ép từ từ.
3.3.3.2.8. Khi bã ép nóng, mở van nước làm nguội lòng trục ép. 3.3.3.3. Ngưng máy:
3.3.3.3.1. Ngưng nạp liệu.
3.3.3.3.2. Khoá van hơi chính.
3.3.3.3.3. Ép hết số nguyên liệu còn trong nồi chưng sấy, tắt
động cơ nồi chưng sấy, lấy 30÷50 kg nguyên liệu đã chưng sấy để nguội, dùng để thông lòng ép.
3.3.3.3.4. Đóng cửa nguyên liệu xuống máy ép, đổ nguyên liệu
sống vào cho đến khi nguyên liệu sống ra ở đầu côn, thông lòng ép bằng nguyên liệu để nguội ở mục 3.3.3.3.3, 3.3.3.3.4.
3.3.3.3.5. Tắt máy ép (tắt vít nạp liệu, vít ép), tắt nước làm
nguội, tắt cầu dao điện chính OFF. 3.3.3.4. Ngừng máy khi gặp sự cố:
3.3.3.4.1. Máy đang chạy bị cúp điện: nếu quá 15 phút, bã khô
đóng cứng.
Khoá van hơi chính, đóng cửa nạp liệu.
Tháo cùm ép, tháo nguyên liệu ra.
3.3.3.4.2. Có tiếng kêu lạ trong nồi chưng sấy hoặc lòng ép: tắt máy và tìm vật lạ trong nồi chưng sấy, lòng ép.
CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU MÈ THÔ VÀ DẦU MÈ RANG
3.3.3.4.4. Tuột cánh khuấy: ngừng máy, xiết lại bulong cánh
khuấy.
3.3.3.4.5. Dây curoa lỏng hoặc tuột: tắt máy, căng mắc lại.
3.3.3.4.6. Khi bã khô: mở nhẹ van hơi trực tiếp, giảm nguyên
liệu vào lòng ép, tắt quạt hút ẩm.
3.3.3.4.7. Nếu nguyên liệu ẩm, mở quạt hút ẩm.
3.3.3.4.8. Hàm lượng dầu/bã >9% và ẩm lòng ép >3% trong ba ca liên tiếp: ngưng máy ép để kiểm tra.
3.3.3.5. Vệ sinh bảo dưỡnng:
3.3.3.5.1. Vệ sinh lòng ép, nồi chưng sấy, khu vực xung quanh. 3.3.3.5.2. Nếu vít ép mòn, đắp vít ép.
3.3.3.5.3. Kiểm tra định kỳ dây curoa của máy. Nếu không hoạt
động tốt thì phải thay.
3.3.3.5.4. Định kỳ thay dầu bôi trơn trong hộp đổi tốc của máy. 3.3.3.5.5. Định kỳ kiểm tra ổ trượt, tra dầu bôi trơn, hoặc thay thế nếu cần
Bảng 3-12: Thông số kỹ thuật của các máy ép mè thô
Thông số kỹ thuật Đơn vị tính ETP I, III
(4 tầng)
ETP II, V (5 tầng)
Năng suất ép đối với nguyên liệu Tấn/ngày 10÷15 10÷15
Hàm lượng dầu/nguyên liệu % 42÷47 42÷47
Ẩm nguyên liệu, tối đa % 8.5 8.5
Nhiệt độ chưng sấy trên tầng cuối trước khi vào máy ép
oC 95÷115 95÷115
Mức nguyên liệu ở tầng chưng sấy - 2/3 2/3
Độ ẩm nguyên liệu vào lòng ép % 2÷3 2÷3
CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU MÈ THÔ VÀ DẦU MÈ RANG
Ampe chưng sấy A 10÷16 10÷30
Ampe nạp liệu A 2÷7 2÷7
Ampe ép A 20÷50 20÷50
Áp lực hơi Kg/cm2 4÷8 2÷6
3.3.4. Hướng dẫn vận hành lò rang
3.3.4.1. Kiểm tra
3.3.4.1.1. Kiểm tra đai truyền, puly.
3.3.4.1.2. Kiểm tra đồng hồ nhiệt độ.
3.3.4.1.3. Kiểm tra quạt hút.
3.3.4.1.4. Kiểm tra dầu đốt DO, béc phun, đường ống dầu, van
dầu
3.3.4.1.5. Kiểm tra vít tải, gàu tải. 3.3.4.2. Hoạt động
3.3.4.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
3.3.4.2.2. Mở công tắc lò rang quay
3.3.4.2.3. Đốt lò.
3.3.4.2.4. Mở quạt hút ở đuôi lò.
3.3.4.2.5. Chạy khoảng 20÷25 phút, nạp nguyên liệu vào lò từ từ
(theo dõi nguyên liệu ở đầu ra mà nạp tiếp nguyên liệu vào thích hợp). 3.3.4.2.6. Khi nhiệt độ lò rang đạt nhiệt độ cần thiết (phụ thuộc vào màu dầu quy định), nguyên liệu đầu ra đạt thì mở nắp tháo liệu.
3.3.4.3. Ngưng hoạt động
3.3.4.3.1. Tắt quạt hút vỏ cháy.
3.3.4.3.2. Ngưng đốt lò, vẫn để lò rang quay, tiếp tục nạp liệu
cho đến khi nguyên liệu ra ở cửa thoát liệu là nguyên liệu sống ở đầu vào.
CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU MÈ THÔ VÀ DẦU MÈ RANG
3.3.4.4. Ngừng hoạt động khi có sự cố:
3.3.4.4.1. Khi có tiếng kêu lạ do hỏng ổ trượt, ngừng hoạt động, báo cho người phụ trách.
3.3.4.4.2. Nếu nghẹt béc dầu, đường ống dầu thì vệ sinh đầu
béc, đường ống.
3.3.4.4.3. Nếu nguyên liệu ra cháy khét thì nạp thêm nguyên
liệu.
3.3.4.4.4. Khi nhiệt độ lò rang đạt mà nguyên liệu ra sống thì
nạp thêm nhiên liệu vào lò hoặc ngưng nạp liệu tiếp, ủ trong lò (với thời gian tuỳ theo lượng nguyên liệu nạp vào).
3.3.4.5. Vệ sinh bảo dưỡng
3.3.4.5.1. Thường xuyên tra dầu mỡ vào các bộ phận của máy
như ổ trượt,…
3.3.4.5.2. Thường xuyên kiểm tra dây đai, bánh răng. Nếu phát
hiện bị hỏng thì thay thế.
3.3.4.5.3. Vệ sinh cảm biến nhiệt, nam châm ở vít tải định lượng. 3.3.4.5.4. Vệ sinh béc lò.
3.3.4.5.5. Vệ sinh xung quanh khu vực máy.
CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU MÈ THÔ VÀ DẦU MÈ RANG
Hình 3-7: Máy ép EP (ép mè rang lần 1) 3.3.5.1. Kiểm tra
3.3.5.1.1. Kiểm tra các khớp nối xem an toàn chưa.
3.3.5.1.2. Kiểm tra nước làm nguội, áp lực hơi.
3.3.5.1.3. Kiểm soát toàn bộ dây chuyền và đóng cầu dao điện
chính.
3.3.5.1.4. Kiểm tra mức dầu bôi trơn, nếu thiếu châm thêm.
3.3.5.1.5. Quan sát kỹ bên ngoài nồi chưng sấy, máy ép, lấy đi
tất cả những vật lạ bên ngoài. 3.3.5.2. Hoạt động
3.3.5.2.1. Mở van hơi chính, 3 van hơi gián tiếp để làm nóng nồi chưng sấy (khoá van hơi trực tiếp) và mở van hơi gia nhiệt sơ bộ cốt ép khoảng 15 phút.
3.3.5.2.2. Khi nhiệt độ nồi chưng sấy đạt 600C thì cho nồi chưng sấy hoạt động. Sấy đến nhiệt độ quy định 95÷1150C ở tầng cuối. Mở cho nguyên liệu xuống lòng ép từ từ.
CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU MÈ THÔ VÀ DẦU MÈ RANG
3.3.5.2.3. Kiểm tra trọng tải máy ép thường xuyên qua ampe kế
khi nguyên liệu vào lòng ép.
3.3.5.2.4. Khi bã ra đều thường xuyên, kiểm tra ampe đạt quy
định 10÷25 ampe.
3.3.5.2.5. Sau khi máy chạy ổn định, công nhân thao tác phải
thường xuyên cào phôi để dầu chảy ra không bị cản trở. Luôn kiểm soát các thông số kỹ thuật đã quy định. Chú ý khi thấy bã cháy thì mở nước làm nguội lòng ép.
3.3.5.3. Ngưng máy
3.3.5.3.1. Đóng cửa nạp liệu vào lòng ép.
3.3.5.3.2. Khoá van hơi chính.
3.3.5.3.3. Cho nguyên liệu sống vào lòng ép cho đến khi nguyên
liệu cuối ra ở lòng ép là nguyên liệu sống.
3.3.5.3.4. Tắt máy, vệ sinh xung quanh.
3.3.5.3.5. Tắt nước làm nguội lòng ép.
3.3.5.4. Ngừng máy khi gặp sự cố
3.3.5.4.1. Máy đang chạy bị cúp điện: nếu quá 15phút, bã khô
đóng cứng.
Khoá van hơi chính, đóng cửa nạp liệu.
Mở nắp đậy đầu lòng ép ra, đổi cầu dao điện
cho máy chạy ngược, cho nguyên liệu ra hết (trường hợp có điện).
Tháo cùm ép, tháo nguyên liệu ra (trường hợp không có điện).
3.3.5.4.2. Có tiếng kêu lạ trong nồi chưng sấy hoặc lòng ép: tắt máy và tìm vật lạ trong nồi chưng sấy, lòng ép.
3.3.5.4.3. Dây curoa chính lỏng hoặc tuột: tắt máy, căng mắc lại.
3.3.5.4.4. Tuột cánh khuấy: ngừng máy, xiết lại bulong cánh
khuấy.
CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU MÈ THÔ VÀ DẦU MÈ RANG
3.3.5.4.6. Khi bã khô: mở nhẹ van hơi trực tiếp, giảm nguyên
liệu vào lòng ép, tắt quạt hút ẩm.
3.3.5.4.7. Nếu nguyên liệu ẩm, mở quạt hút ẩm.
3.3.5.5. Vệ sinh bảo dưỡng:
3.3.5.5.1. Vệ sinh lòng ép, nồi chưng sấy, khu vực xung quanh
máy.
3.3.5.5.2. Bôi trơn các bộ phận chuyển động của máy như ổ trượt
của trục cánh khuấy…
3.3.5.5.3. Kiểm tra định kỳ dây curoa. Nếu không hoạt động tốt
thì phải thay.
3.3.5.5.4. Định kỳ thay dầu bôi trơn trong hộp đổi tốc của máy. 3.3.5.5.5. Định kỳ kiểm tra ổ trượt, tra dầu bôi trơn, hoặc thay thế nếu cần.
3.3.5.6. Thông số kỹ thuật
Bảng 3-13: Thông số kỹ thuật của các máy ép EPø
Thông số kỹ thuật Đơn vị tính Mè rang
Năng suất ép đối với nguyên liệu Tấn/ngày 6÷7.5
Hàm lượng dầu/nguyên liệu % 42÷47
Ẩm nguyên liệu, tối đa % 8.5
Nhiệt độ chưng sấy trên tầng cuối khi ép oC 95÷115
Mức nguyên liệu ở tầng chưng sấy - 2/3
Độ ẩm nguyên liệu vào lòng ép, tối đa % 3
Hàm lượng dầu/bã ép % ≤9
Ampe ép (28 tối đa) A 10÷25
Áp lực hơi Kg/cm2 0.4÷3
CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU MÈ THÔ VÀ DẦU MÈ RANG
Hình 3-8: Nồi chưng sấy trên máy ép ETP IV Cách vận hành tương tự như vận hành máy ép ETP I, II, III, V. Thông số kỹ thuật
Bảng 3-14: Thông số kỹ thuật của các máy ép ETP IV
Thông số kỹ thuật Đơn vị tính Mè rang
Năng suất ép đối với nguyên liệu Tấn/ngày 10÷15
Hàm lượng dầu/nguyên liệu % 42÷47
Ẩm nguyên liệu, tối đa % 8.5
Nhiệt độ chưng sấy trên tầng cuối trước khi vào máy ép
o
C 85÷100
Mức nguyên liệu ở tầng chưng sấy - 2/3
Hàm lượng dầu/bã ép % ≤9
Ampe chưng sấy A 10÷25
Ampe nạp liệu A 2÷7
Ampe ép, tối đa A 50
CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU MÈ THÔ VÀ DẦU MÈ RANG
3.3.7. Hướng dẫn vận hành máy lọc khung bản
Máy lọc sử dụng là dạng lọc khung bản, tạp chất sẽ bám trên vải lọc hình thành lớp bã lọc, lớp bã này dần trở thành màng lọc và làm áp lực trong máy tăng dần. Áp lực bơm dầu 2 ÷ 5kg/cm2. Trong quá trình lọc theo dõi dầu ra ở các van dầu ra để xác định thời gian cạo bã.